Nhìn về tổng thể, hầu hết các đánh giá trong thời gian gần đây đều cho rằng đến năm 2020 Mỹ vẫn là một cường quốc mạnh nhất trên thế giới về nhiều mặt.
Thứ nhất, Mỹ vẫn đang dẫn trước các nước khác một khoảng cách lớn về kinh tế, quân sự, khoa học-công nghệ mà bất kỳ nước nào muốn đuổi kịp Mỹ cũng cần rất nhiều thời gian.
Về kinh tế, hiện nay Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất của thế giới. Tổng sản phẩm nội địa của Mỹ lớn gấp nhiều lần của bất kỳ một nước nào khác. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ đạt 46.000USD (2007), của EU là 32.900USD, Nhật là 33.800USD và Trung Quốc là 2.500USD. USD vẫn là ngoại tệ chính trong dự trữ và thanh toán quốc tế, chiếm trên 60% giao dịch thương mại toàn cầu. Thống kê gần đây cho thấy nước Mỹ với 4% dân số thế giới nhưng tạo ra 23.5% GDP thế giới (61.000 tỉ USD), gấp 3 lần Nhật Bản và Trung Quốc, gấp 4 lần Đức là 3 nền kinh tế lớn tiếp theo và lớn hơn kinh tế 3 nước này cộng lại.
[The World Factbook]
Về quân sự, chi cho quốc phòng Mỹ hiện nay là hơn 600 tỉ USD/năm, chiếm gần 50% chi phí quân sự toàn cầu, bằng chi phí quân sự của 14 nước đứng sau cộng lại.119 Dự kiến ngân sách quân sự Mỹ sẽ lên trên 1000 tỉ USD vào năm 2020, một số dự báo được công bố vào đầu năm 2009 của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới về sức mạnh quân sự và không có bất kỳ quốc gia nào có thể cạnh tranh được vị trí này với Mỹ.120
Về khoa học-công nghệ, Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho
118 “Phê duyệt chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020” http://www.vietnamplus.vn/phe-duyet-chien-luoc-ngoai- giao-van-hoa-den-2020/80720.vnp [truy cập ngày 1/12/2014].
119 Fareed Zakari (2008), “The Future of American Power, How American Can Survive the Rise of the Rest”, Foreign Affairs, Vol 87, No 3, 2008, pp. 18-43.
120 Joseph Nye (2008), “Barack Obama and future of American power”, China Daily, ngày 11/11/2008.
http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2008-11/11/content_7191544.htm [truy cập ngày 11/9/2015].
98
nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm gần 40% tổng chi phí của toàn thế giới.
Mỹ đang ở vị trí dẫn đầu trong các ngành công nghệ mới như nano, sinh học và vật liệu công nghệ.121
Thứ hai, những điều chỉnh lớn của Mỹ về cơ cấu kinh tế và quân sự trên cơ sở cách mạng khoa học-công nghệ đã tạo cho Mỹ một nền tảng khá vững chắc để duy trì vị trí dẫn đầu về lực lượng về kinh tế và quân sự và đây cũng là 2 nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chính trị của Mỹ trong quan hệ quốc tế.
Nền kinh tế Mỹ thời Tổng thống Bush 2006 phát triển mạnh mẽ hơn gấp 7 lần so với thời Tổng thống Truman 1946.122 Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa Mỹ vẫn duy trì được một khả năng cạnh tranh cao nhờ công nghệ và quản lý trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghệ các yếu tố như lực lượng lao động, năng suất lao động và thực trạng nền kinh tế, các dự báo cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trung bình hằng năm là 2,9% từ nay cho đến 2020123. Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đã dự báo tổng sản phẩm nội địa của Mỹ sẽ tăng trung bình 2,5%/năm 124, theo đó, GDP của Mỹ vào năm 2020 có thể sẽ đạt khoảng 18.000 tỉ USD.
Tuy vậy, cục diện thế giới đã thay đổi khi khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra vô cùng khốc liệt, một công trình nghiên cứu dự báo đến năm 2020 rằng “Khả năng nổi lên của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác thành các diễn viên chính toàn cầu mới, tương tự như Đức trong thế kỷ XIX và Mỹ trong thế kỷ XX, sẽ làm thay đổi địa-chính trị, với các tác động có thể mạnh mẽ như trong hai thế kỷ trước”125. Trong xu thế này, đáng chú ý đến ba sự trỗi dậy từ nay cho đến 2020.
121 CIA, “Mapping the Global Future”, http://www.foia.cia.gov-2020-2020.pdf, pp. 10-11.
122 Alan Greenspan (2007), The Age of Turbulance, The Penguin Press, pp. 492-493.
123 The World Economy 2020, “A Tale of Three Countries Chiana, US and India to Drive Global Growth; Brazil and Russia to Disappoint”, http://www.finfacts.com-irelandbusinessnews-publish-article_10005448.shtml
124 Alan Greenspan (2007), The Age of Turbulance, The Penguin Press, pp. 494-495.
125 Gerald Schmitz (2006), Emerging Powers in the Global System: Challenges for Canada, Ottawa: Library of Parliament.
99
Một là, sự nổi lên của hai cường quốc Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ là hiện tượng đáng chú ý nhất của thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI. “Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tạo ra một sự dịch chuyển to lớn trong sự phân bổ sức mạnh toàn cầu, trong đó trật tự thế giới mang định hướng phương Tây đang bị thay thế bởi một trật tự khác do Phương Đông thống trị”.126
Về kinh tế, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì với tốc độ tăng trưởng cao trong vài thập niên tới. Trong ba thập niên cải cách và mở cửa, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, trung bình 9,8%/năm, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới. Tổng GDP kinh tế Trung Quốc năm 2008 là 3.425 tỉ USD, đứng thứ ba thế giới sau Mỹ, Nhật Bản nhưng đến 2010 Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ hai thế giới. Trung Quốc hiện là một
“động lực tăng trưởng” quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, năm 2007 Trung Quốc vượt Mỹ về đóng góp tăng trưởng GDP toàn cầu [The Economist, 27-9-2007], tăng trưởng kinh tế của thế giới hiện nay không chỉ phụ thuộc vào kinh tế Mỹ mà còn tuỳ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế sản xuất phần mềm vi tính lớn nhất thế giới vào năm 2015. Trong 10 năm gần đây, kinh tế Ấn Độ luôn đạt tăng trưởng cao, năm 2008, GDP đạt 1.210 tỉ USD nhưng Ấn Độ vẫn là nước nghèo, cơ cấu kinh tế cơ bản vẫn là nông nghiệp, chiếm 2/3 lực lượng lao động và 1/5 GDP.127
Về khoa học-kỹ thuật, Trung Quốc và Ấn Độ có những bước tiến ngoạn mục, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ mới. Nhiều chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng tiếp theo trong công nghệ cao, bao gồm các lĩnh vực như siêu vi (nano), sinh học (bio), thông tin và vật liệu công nghệ, sẽ thúc đẩy Trung Quốc và Ấn Độ tiến xa hơn nữa, cả hai nước đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu cơ bản
126 G.John Ikenberry, "The Rise of China and the Future of the West,” Foreign Affairs, Vol. 87, No. 1 (January/February 2008), pp. 23-37.
127 Beth Anne Wilson, Geoffrey N.Keim (2006), “India and the Global Economy”, Business Economics, Vol 41 (1), pp. 28–36.
100
ở các lĩnh vực này và có cơ hội là những nước đi đầu trong một số lĩnh vực then chốt.128
Về quân sự, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tiềm lực quân sự của Trung Quốc cũng không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là vũ khí chiến lược, hải quân và không quân. Các lĩnh vực quân sự mà Trung Quốc đang và sẽ đầu tư mạnh là hải quân và vũ trụ, hai lĩnh vực này tiếp tục sẽ có những bước đột phá đến năm 2020.
Dự kiến, Trung Quốc sẽ có tàu sân bay vào năm 2015129 và sẽ đưa người lên mặt trăng vào năm 2020.130
Ấn Độ là một cường quốc quân sự, có công nghệ tên lửa hạt nhân chiến thuật và công nghệ vệ tinh hiện đại, lực lượng hải quân mạnh, Ấn Độ liên tục tăng ngân sách quốc phòng đạt 22 tỉ USD năm 2006. Ngoài ra, hằng năm Ấn Độ cũng chi rất nhiều tỉ USD cho việc mua sắm các loại vũ khí hiện đại.
Sau gần một thập niên trì trệ và suy thóai, bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, kinh tế Nhật đã từng bước phục hồi và tăng trưởng ổn định với mức khoảng trên dưới 2%/năm. Nhật Bản có sức mạnh kinh tế to lớn, GDP năm 2008 đạt 4,924 tỉ USD, có tiềm lực khoa học công nghệ hùng mạnh. Nhiều dự báo cho rằng Nhật Bản tiếp tục là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới trong vòng 10-15 năm nữa.
Về an ninh-quốc phòng, với sức mạnh kinh tế nằm trong tốp đầu của thế giới, Nhật Bản đẩy mạnh mọi biện pháp nhằm nâng cao vai trò chính trị, an ninh của mình ở khu vực và trên thế giới. Nhật Bản triệt để lợi dụng lo ngại của một số nước về sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, hoạt động khủng bố quốc tế, việc Triều Tiên thử tên lửa và phát triển hạt nhân, tình hình eo biển Đài Loan…
để nâng cao vai trò của lực lượng phòng vệ, tăng cường vai trò trong liên minh
128 CIA, “Mapping the Global Future”, http://www.foina.cia.gov-2020-2020.pdf, pp. 10-11
129 David Goodman (2008), A Chinese Aircraft Carrier: “Not, If, But When”, The New York Times, 17 November.
130 Min Lee, “China Aims to Put Man on Moon by 2020,” Space.com , November 27, 2005.
http://www.samharrelson.com-2005-11-27-china-aims-to-put-man-on-moon-by-2020-ap
101
Nhật-Mỹ.
Hai là, sự khẳng định vai trò của Liên minh Châu Âu (EU). Một số chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng chính trị quốc tế trong thế kỷ XXI sẽ do ba đại cường quốc chi phối là Mỹ, Trung Quốc và EU, chứ không phải là Nga.131
Về kinh tế, EU có khả năng cạnh tranh ngang hàng với Mỹ với tổng sản phẩm nội địa của EU năm 2007 là 16.8 nghìn tỉ USD, lớn hơn Mỹ. Tạp chí The Economist dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU từ nay cho đến 2020 sẽ đạt trung bình là 2,1%/năm. 132
Về chính trị, EU sẽ mở rộng số lượng quốc gia thành viên từ 27 hiện nay lên hơn 30, EU là một trung tâm quyền lực cả về chính trị, kinh tế và văn hóa. Trên thực tế, EU hiện có quan hệ “đối tác chiến lược” với Trung Quốc và duy trì quan hệ tốt với Mỹ.
Ba là, trong 8 năm lãnh đạo Putin đã đưa Nga thóat khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và xây dựng nước Nga hiện nay trở thành một chính quyền trung ương vững mạnh với mô hình dân chủ đa đảng. Kinh tế Nga hiện nay tăng trưởng khá cao, trung bình 6%/năm; năm 2007, GDP tăng 8,1%, dự trữ ngoại tệ 500 tỉ USD, trở thành một trong các nền kinh tế lớn của thế giới và dự định đến năm 2020 Nga sẽ là một trong nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới với GDP theo đầu người là 30.000 USD.
Hiện nay, Nga vẫn là cường quốc quân sự với kho vũ khí hạt nhân chiến lược chỉ sau Mỹ và có thể vẫn là quốc gia duy nhất có thể huỷ diệt Mỹ vào năm 2020. Nếu khôi phục lại sức mạnh kinh tế, Nga hòan toàn có thể trở thành cường quốc thứ hai có khả năng triển khai quân đội trên phạm vi toàn cầu như Liên Xô đã từng làm trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Sau khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào giai đoạn
131 Parag Khanna (2008), “Waving Goodbye to Hegemony," New York Times, January 27, 2008.
132 The World Economy 2020, “A Tale of three countries China, US and India to drive global growth; Brazil and Russia to disappoint”, http://www.finfacts.com-irelandbusinessnews-publish-article_10005448.shtml [truy cập ngày 14/7/2015].
102
phát triển mới. Tương quan sức mạnh giữa các nền kinh tế, văn hóa và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của Châu Á trên thế giới đang dần tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ… Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho các nước và sẽ có tác động của những nước lớn trên thế giới đến với nước ta.
Qua các phân tích trên, chúng ta thấy rằng ở thời đại ngày nay hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của tất cả các nước, chính những nhân tố này đã kéo theo những điều chỉnh rõ nét chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp quyền lực, biên giới, lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc và tôn giáo, khủng bố…
Nhưng ưu tiên trên cả là thế giới vẫn sử dụng sức mạnh mềm trong ngoại giao văn hoá góp phần thiết lập, duy trì và phát triển với các nước khác thông qua các hoạt động văn hoá nghệ thuật, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, tinh hoa văn hoá dân tộc ra thế giới trên cơ sở tôn trọng bản sắc văn hoá của các nước nhằm tiếp thu tinh hoa văn hoá lẫn nhau. Qua đó, nâng cao vị thế, uy tín các đất nước mình nhằm tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư để nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.