Là công cụ của chính sách đối ngoại, là phương thức ngoại giao do nhà nước làm chủ đạo, mọi hoạt động ngoại giao văn hoá đều phục vụ cho các mục tiêu của chính sách đối ngoại của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
103
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu chủ trương: “Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại”, đồng thời đề cập trực tiếp đến vai trò của ngoại giao văn hóa:
“Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa”133
Ngoại giao văn hóa vốn đã được nhiều nước sử dụng trên cơ sở triển khai các nội hàm “sức mạnh mềm” để bảo vệ lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Trong lịch sử Việt Nam, các thế hệ cha ông cũng đã biết vận dụng tài tình các phương cách ngoại giao văn hóa trong quá trình dựng nước và giữ nước, những tư tưởng nhân văn trong lịch sử ngoại giao của dân tộc được thể hiện trong những cách ứng xử tài tình thông quá các chính sách "mềm dẻo và linh hoạt"; như “dĩ bất biến ứng vạn biến” và phong cách giao tiếp đối ngoại đậm bản sắc và nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ lâu, ngoại giao văn hóa là những hoạt động quảng bá hình ảnh dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh hùng và yêu chuộng hòa bình, qua đó tranh thủ tốt được sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với sự nghiệp chính nghĩa đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đó cũng là những hoạt động góp phần phá bỏ thế bao vây cấm vận của các nước, khai thông quan hệ và góp phần thúc đẩy những tư tưởng tiến bộ của thế giới trong công cuộc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong quá trình triển khai đường lối đổi mới và thành công của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế đã tạo những điều kiện quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh ngoại giao văn hóa hiệu quả, đa dạng hơn. Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 (11-2006) đã xác định ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột quan trọng của ngoại giao Việt Nam, bên cạnh ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Trên cơ sở đó, việc tổng kết kinh nghiệm, xây dựng lý luận,
133 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 235-238.
104
định hướng phát triển cho công tác ngoại giao văn hóa đã được tích cực triển khai, trước hết tại Bộ Ngoại giao. Để tạo tiền đề và định hướng cho ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn mới, ngày 14-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định ban hành Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về ngoại giao văn hóa.
Theo đó, mục tiêu của Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 là làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, tăng cường xây dựng lòng tin với các quốc gia trên thế giới, đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Các hoạt động ngoại giao văn hóa cũng góp phần tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.
Ngoại giao văn hóa được xác định gồm các hướng hoạt động chính là góp phần mở đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ với ta; xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
“Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của đất nước trong thời kỳ mới hội nhập quốc tế, xác định văn hóa đối ngoại được thực hiện bởi mọi tầng lớp xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và xây dựng thông điệp hình ảnh quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước”134
Đại diện của Cục Hợp tác Quốc tế đã giới thiệu những nội dung chính của
134 Hồ Anh Tuấn, "Việt Nam tích cực chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa", Báo Văn hóa online, ngày 20/3/2015. http://www.baovanhoa.vn/QUOCTE/71362.vho [truy cập ngày 14/8/2015]
105
Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Chiến lược đã xác định 3 mục tiêu cụ thể như135:
Thứ nhất, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc ra thế giới, làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, tạo dựng lòng tin và sự yêu mến đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy việc triển khai quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
Thứ hai, tiếp thu văn hóa của nhân loại, làm phong phú và sâu sắc thêm những giá trị văn hóa truyền thống , góp phần xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.
Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp và đồng bộ, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa ra các thị trường nước ngoài; góp phần đưa thương hiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Chiến lược đặt ra nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020 với nhiều nhiệm vụ:
Xây dựng và vận hành cơ chế điều phối quốc gia về văn hóa đối ngoại; Phát triển những loại hình, mô hình, phương thức hoạt động văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và truyền thống phù hợp với từng địa bàn. Cụ thể là các Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các Lễ hội Văn hóa- Du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa-du lịch tại nước ngoài, tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế lớn.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng biểu tượng văn hóa quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia, tiến hành xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài; xây dựng thị phần cho công nghiệp văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thành lập một số Trung tâm văn hóa ở một số địa bàn trọng điểm trên thế giới và xây dựng trung tâm dịch thuật, quảng bá
135 Theo Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. http://thuvienphapluat.vn/van- ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-208-QD-TTgphe-duyet-Chien-luoc-Ngoai-giao-Van-hoa-118694.aspx [truy cập ngày 14/5/2015].
106
văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Thiết lập đội ngũ Tham tán văn hóa, Tuỳ viên văn hóa tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Xây dựng một số liên hoan nghệ thuật quốc tế có thương hiệu tại Việt Nam…
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ đặt ra, chiến lược đưa ra 7 giải pháp cụ thể gồm: (i) Giải pháp về chính sách; (ii) Giải pháp về xây dựng sản phẩm văn hóa đối ngoại là tập trung sản xuất những sản phẩm điện ảnh xuất sắc chất lượng cao tham gia các liên hoan quốc tế quan trọng; Xây dựng kế hoạch tổ chức các triển lãm giới thiệu mỹ thuật Việt Nam có chất lượng nghệ thuật ra thế giới; Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn, chất lượng cao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức trong nước, vừa giới thiệu hiệu quả nghệ thuật Việt Nam ra quốc tế; (iii) Giải pháp về quảng bá, truyền thông; (IVi) Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; (Vi) Giải pháp về tổ chức; (VIi) Giải pháp về nguốn lực tài chính; (VIIi) Giải pháp với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trên cơ sở đề ra các mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm, Việt Nam cần phải biết về những hạn chế để thực hiện những việc cần làm ngay đó là chưa có một cơ chế điều phối ở cấp quốc gia về các hoạt động văn hóa đối ngoại. Do đó, sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành, địa phương, giữa trong nước và ngoài nước (các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài), giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân trong tổ chức các hoạt động văn hóa đối ngoại còn thiếu tính chủ động và chưa hiệu quả. Mức độ đầu tư cho ngành văn hóa trong tổng chi ngân sách tương đối thấp so với các lĩnh vực khác, các nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn nước ngoài cho lĩnh vực văn hóa chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể so với các ngành khác.
Chiến lược đã đưa ra những giải pháp, lộ trình cụ thể để tháo gỡ những hạn chế này. Trong giải pháp tổ chức sẽ xây dựng một cơ chế điều phối quốc gia về văn hóa đối ngoại, trong đó Bộ VHTTDL giữ vai trò chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, văn nghệ sĩ và các tổ
107
chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia và các hoạt động văn hóa nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài. Lộ trình cụ thể là năm 2015 hòan thiện việc xây dựng mới Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào, hòan thiện việc cải tạo Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp. Từ năm 2015-2020 xây dựng các Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Campuchia, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc…
Tiểu kết
Mặc dù nhận được sự quan tâm ngày càng cao của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho đến nay, việc triển khai thực hiện ngoại giao văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nhận thức về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa chưa đồng đều ở các cấp Bộ, Ngành, địa phương nên Chiến lược Ngoại giao văn hóa còn chưa được triển khai một cách đồng bộ. Thứ hai là sự phân công, phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan đôi khi còn chồng chéo, chưa thật sự chặt chẽ, nhịp nhàng để có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp và hiệu quả cao. Thứ ba là nguồn lực dành cho ngoại giao văn hóa còn hạn chế, nên khó tổ chức được nhiều hoạt động thực sự có tầm vóc, để lại tiếng vang và tạo hiệu quả lớn trên trường quốc tế.
Thực tế thời gian qua cho thấy, văn hóa đã góp phần quan trọng để Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ ngoại giao một cách nhân văn, thuyết phục, hiệu quả. Được triển khai trên nhiều cấp độ, ngành, lĩnh vực và phương diện, từ các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước đến các hoạt động đối ngoại của nhân dân, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đã tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước góp phần thiết thực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
108