Chương 1: LÝ LUẬN VỀ SỨC MẠNH MỀM VÀ NGOẠI
1.2. Ngoại giao văn hóa với tư cách là công cụ của Sức mạnh mềm ở thế kỷ XXI
2.1.3. Tình hình của Việt Nam
Tất cả những chuyển động của thế giới và khu vực như đã nêu trên ở các mức độ khác nhau đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại giao nói chung và ngoại giao văn hóa của Việt Nam nói riêng.
Xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển của thế giới đã tạo ra một môi trường thuận lợi hơn để Việt Nam tiếp tục triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
Đồng thời Việt Nam đảm bảo được ổn định chính trị-xã hội trong nước cùng
44
những sáng kiến, nỗ lực đảm bảo hòa bình, an ninh quốc tế được Việt Nam đề xuất và triển khai thực hiện trong khuôn khổ ASEAN là sự đóng góp quan trọng cho Việt Nam nhằm củng cố, tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong khu vực và trên thế giới.46
Trước đây, quan hệ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa được ưu tiên hàng đầu, nhất là Liên Xô trở thành đối tượng quan trọng nhất trong chiến lược đối ngoại của Việt Nam. Chiến tranh Lạnh kết thúc Trật tự của thế giới từ hai cực chuyển sang đa cực, với sự xuất hiện của nhiều trung tâm quyền lực quốc tế. Trong tình hình đó, việc cải thiện và thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới trở thành một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của đối ngoại Việt Nam.
Phát triển quan hệ với các nước lớn, tạo thuận lợi để nước ta thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác có thực lực và tiềm năng lớn trên nhiều lĩnh vực, từ đây có thể tranh thủ thu hút vốn đầu tư, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, để vượt qua tình trạng khủng hoảng kinh tế, phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tăng cường quan hệ với các đối tác lớn, các trung tâm kinh tế-chính trị chủ chốt trên thế giới tạo ra mối quan hệ ràng buộc, đan xen về lợi ích của các đối tác đó đối với nước ta nhằm rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng (4/2001) tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với các nước lớn nói riêng và các nước phát triển nói chung. Văn kiện Đại hội chủ trương: “Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển...”47. Các nước lớn có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Các nước này đang chi phối quá trình toàn cầu hóa nhưng cũng có nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác đồng thời xuất hiện mâu thuẫn
46 Xem Trình Mưu - Nguyễn Thế Lực - Nguyễn Hoàng Giáp (đồng chủ biên) (2005), Quá trình triển khai thực hiện Chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
47 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 121.
45
không ít từ chính các lợi ích này. Từ nhận thức này cho thấy Việt Nam cần tranh thủ phát triển các mối quan hệ nhằm thúc đẩy các mối quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ chính phủ và phi chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ... để thu hút các nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho sự phát triển đất nước.
Sự ổn định chính trị - xã hội, sự phát triển kinh tế liên tục tại các nước xã hội chủ nghĩa là tiền đề thuận lợi để Việt Nam tăng cường quan hệ, nâng cao hiệu quả hợp tác hữu nghị với các quốc gia này. Từ đó, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển ổn định, nâng cao vị thế, ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa trên chính trường và thương trường quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là Trung Quốc, Lào và Cuba là những thị trường tương đối ổn định cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực. Với vị thế là một trong những thị trường xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay, sự phát triển và tăng trưởng ổn định của các nước ASEAN giúp Việt Nam đa dạng và ổn định thị trường xuất nhập khẩu, tránh bị phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường nào đó.
Đại hội IX của Đảng đã nêu tư tưởng “mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong bối cảnh đó, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam được triển khai một cách chủ động, tăng cường chủ động về chiều sâu và mở rộng lĩnh vực hợp tác nhằm cải thiện quan hệ với tất cả các nước, các khu vực, các tổ chức và các vùng lãnh thổ. Sự cải thiện và phát triển quan hệ đó cùng với việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại với một số đối tác và xử lý kịp thời, hợp lý và mềm dẻo những vấn đề mới nảy sinh trong hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc duy trì và tăng cường môi trường quốc tế hòa bình, ổn định cho xây dựng và bảo vệ đất nước. Hoạt động đối ngoại đã phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội cho đất
46
nước, góp phần tranh thủ được các nguồn lực, nhất là vốn và công nghệ từ bên ngoài hỗ trợ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về kinh tế, ngoại giao kinh tế ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột quan trọng của nền ngoại giao toàn diện. Trong thời gian qua, ngoại giao kinh tế đã nâng cao chất lượng, tăng trưởng kinh tế từ khi tiến hành đổi mới đến năm 2011 đạt bình quân 7%/năm.48 Từ một nước chậm phát triển, nay Việt Nam đã bước vào nhóm có thu nhập trung bình. Sau khi tăng trưởng chậm lại trong các năm 2011-2012 do tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 5,4% và năm 2014 tăng trưởng hơn 5,8-6%. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán gia nhập các liên kết kinh tế đa tầng nấc nhằm khai thác tối đa các cơ hội hội nhập, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam đang đàm phán đồng thời 6 FTA với tất cả các đối tác then chốt, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á (RCEP)49. Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam với các đối tác hàng đầu như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Nga... đều tăng so với các năm trước. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 97,7%, bình quân tăng 19,52%/năm.50
Về chính trị, nếu tính từ năm 2001 đến nay Việt Nam đã xây dựng Đối tác chiến lược với 15 nước, chỉ riêng trong 2013, Việt Nam đã nâng cấp, xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược với 5 nước và xây dựng quan hệ đối tác
48 Phạm Bình Minh, “Tầm nhìn phát triển của Việt Nam đến năm 2020”, tại Hội thảo “Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm” Hà Nội, 24.3.2014. http://baodientu.chinhphu.vn [truy cập ngày 15/3/2015].
49 Phạm Bình Minh, “Tầm nhìn phát triển của Việt Nam đến năm 2020”, tại Hội thảo “Cải cách kinh tế cho tăng trưởng bền vững và bao trùm” Hà Nội, 24.3.2014. http://baodientu.chinhphu.vn [truy cập ngày 15/3/2015].
50 Đức Hải, “Phát triển mạnh mẽ sau 5 năm gia nhập WTO”, Báo điện tử Chính phủ, tại địa chỉ:
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Phat-trien-manh-me-sau-5-nam-gia-nhap-WTO/129951.vgp, [truy cập 24/11/2015].
47
toàn diện với một số nước, trong đó có Hoa Kỳ. Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã hình thành khuôn khổ quan hệ với cả 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp là quan hệ Đối tác chiến lược và với Hoa Kỳ là quan hệ Đối tác toàn diện. Số quốc gia trên thế giới có mối quan hệ như Việt Nam với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an còn rất ít.
Ở châu Á, Việt Nam đã xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia có vị trị và vai trò quan trọng trên thế giới. Tại Đông Nam Á, năm 2013 Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược với 3 nước như: Indonesia, Singapore, Thái Lan.51
Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực chủ động, ưu tiên thúc đẩy qua việc triển khai nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng từ song phương đến đa phương, trong đó ưu tiên các nước láng giềng, khu vực, các đối tác lớn theo phương châm làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam và các nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã triển khai một loạt chuyến thăm cấp cao tới các nước, từ các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nga, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cho đến các đối tác ở khu vực Mỹ Latinh; đồng thời Việt Nam cũng đón các nguyên thủ của các nước đến thăm và làm việc với Việt Nam52.
Về văn hóa, ngoại giao văn hóa đã góp phần nâng cao vị thế, phát huy sức mạnh mềm của đất nước, qua đó thắt chặt hơn quan hệ của Việt Nam với các đối tác và tăng cường sự hiểu biết của thế giới về Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã dành được nhiều thành quả đáng phấn khởi, Việt Nam đã vận động thành công UNESCO công nhận nhiều di sản như thành Nhà Hồ, hát Xoan, mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm... là Di sản văn hóa thế giới. Công
51 Phạm Bình Minh, “Ngoại giao Việt Nam khẳng định hội nhập trên tất cả các lĩnh vực”, Thế giới và Việt Nam, ngày 8/11/2013. http://www.vietnamconsulate-frankfurt.org [truy cập ngày 15/10/2014].
52 Phạm Bình Minh (2012), "Ngoại giao Việt Nam vươn tới những tầm cao mới", http://www.vietnambotschaft.org/ngoai-giao-viet-nam-vuon-toi-nhung-tam-cao-moi/ [truy cập ngày 12/3/2015].
48
tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân cũng được triển khai kịp thời, hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam53. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế của Việt Nam đến với các quốc gia trong khu vực và thế giới.