Sự bất hợp tác của nông dân đối với việc áp dụng công nghệ

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 26 - 31)

Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN CỦA NGHIÊN CỨU

2.2. Các lý thuyết về ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

2.2.3. Sự bất hợp tác của nông dân đối với việc áp dụng công nghệ

Roger (1971) cho rằng để đi đến quyết định chấp nhận hay từ chối áp dụng công nghệ thì người nông dân sẽ bắt đầu từ quá trình tìm kiếm thông tin về công nghệ, sau đó là quá trình đánh giá dựa trên các đặc tính sẵn có của các công nghệ và những đặc điểm về môi trường, tâm lý, xã hội của bản thân và gia đình. Theo Rogers, thông tin đầy đủ về công nghệ muốn được áp dụng trong thực tế đòi hỏi người nông dân phải chủ động tìm kiếm, hoặc được phổ biến tới ngưới nông dân từ hệ thống hỗ trợ thông tin của chính quyền. Mặt khác người nông dân cần thời gian để hiểu đầy đủ công nghệ và chấp nhận tác động của nó. Trong trường hợp người nông dân hiểu đầy đủ về công nghệ nhưng vẫn quyết định không áp dụng nó thì công nghệ này có thể đã được cảm nhận có các thuộc tính tiêu cực, hoặc

BIẾT QUAN TÂM ĐÁNH GIÁ

- Đặc điểm tâm lý, thói quen canh tác,…

Phân tích lợi ích chi phí.

- Xu hướng chấp nhận rủi ro

THỬ ÁP DỤNG

29

người nông dân không tin rằng công nghệ này sẽ giải quyết vấn đề và đáp ứng các nhu cầu của họ.

Theo (Wharton, 1971; trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008) thì việc người nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào sản xuất bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

- Không biết hoặc không hiểu về công nghệ: Một bộ phận nông dân có thể không biết được thông tin về các công nghệ này hoặc nếu có được thông tin thì lại không hiểu về công nghệ do một số lý do như phương pháp khuyến nông không phù hợp hoặc khả năng tiếp thu của người nông dân.

- Không đủ năng lực để thực hiện: Mặc dù nông dân đã biết đến công nghệ, nhưng để áp dụng nó đòi hỏi kiến thức và kỹ năng tương ứng với công nghệ đó nhưng nông dân lại không có được những điều kiện này.

- Không được chấp nhận về mặt tâm lý, văn hoá và xã hội: Dù nông dân có đủ năng lực để thực hiện công nghệ mới nhưng nó lại không phù hợp về mặt tâm lý, văn hoá, xã hội mang tính truyền thống của nông dân.

- Không được thích nghi: Công nghệ mới có thể chưa được thử nghiệm tại địa phương vì thế một sự hoài nghi về tính hiệu quả sẽ xuất hiện vì không biết với điều kiện địa phương liệu có thể áp dụng được hay không.

- Không khả thi về mặt kinh tế: Chi phí tăng lên khi bắt đầu triển khai công ghệ mới là một trở ngại khó vượt qua, tuy rằng năng suất cũng sẽ được cải thiện. Nhưng người nông dân sẽ khó chấp chận việc phải mạo hiểm để tăng chi phí sản xuất so với phương pháp truyền thống. Để áp dụng công nghệ mới vào sản xuất nông dân còn gặp một rào cản đó là thiếu vốn đầu tư.

- Không sẵn có điều kiện để áp dụng: Áp dụng công nghệ tức là đòi hỏi sử dụng một loại giống, một loại phân hoặc một loại máy móc nông cụ nào đó nhưng có thể loại giống, loại phân, loại máy móc đó không có sẵn tại địa phương.

Theo (Shaw,1987; trích bởi Phạm Quang Trí, 2013) thì quá trình áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình

30

chuyển giao khoa học và công nghệ đến với thực tiễn sản xuất của nông hộ.

Mức độ thành công của quá trình này, hay nói cách khác là khả năng áp dụng thành công khoa học và công nghệ của người nông dân phụ thuộc vào các nhân tố:

- Nhóm nhân tố vật lý: Loại đất, địa hình, vị trí, độ dốc, thời tiết,…

- Nhóm nhân tố phân bổ nguồn lực địa phương: Cơ sở hạ tầng, máy móc cơ khí, hoá chất, yếu tố đầu vào sinh học và lao động.

- Nhóm các nhân tố mang tính hổ trợ: Tín dụng, tiếp cận thị trường, hoạt động khuyến nông,…

- Nhóm nhân tố phi kinh tế: Văn hoá địa phương, lối sống, thói quen, hành vi ứng xử của cư dân địa phương, thói quen tiêu dùng, thể chế địa phương,…

Trong các nhóm nhân tố trên, hai nhóm đầu chủ yều liên quan đến yếu tố kỹ thuật, trong khi hai nhóm nhân tố sau liên quan nhiều hơn tới vấn đề tổ chức và hành vi.

Tóm Lại: Từ quá trình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quá trình ra quyết định áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất tác giả thấy rằng có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào sản xuất, nhưng tựu trung các nguyên nhân chính có thể trình bày theo 6 nhóm nhân tố sau:

a. Hạn chế khả năng tiếp cận thông tin

Trước khi quyết định áp dụng hay không áp dụng công nghệ vào sản xuất, người ra quyết định luôn phải bắt đầu từ việc tìm kiếm, tiếp cận các thông tin mà mình quan tâm thông qua nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau để từ đó làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tiếp theo. Tiếp cận thông tin là một quá trình mang tính hai chiều, một mặt phụ thuộc vào sự hiệu quả của hệ thống thông tin hỗ trợ tại địa phương, mặt khác phụ thuộc vào sự chủ động tìm kiếm của người nông dân và khả năng tiếp thu thông tin công nghệ của nông dân (Roger, 1971).

31

b. Do vấn đề nhận thức

Để quyết định có áp dụng hay không áp dụng công nghệ vào sản xuất, nông dân sẽ tiến hành phân tích những thông tin về các thuộc tính của công nghệ bằng cảm nhận và nhu cầu của bản thân. Các phân tích này lại chịu sự chi phối của yếu tố tâm lý, văn hoá, xã hội mang tính truyền thống của nông dân (Wharton, 1971; trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008).

Trong thực tế do hạn chế về trình độ và thói quen canh tác từ lâu, người nông dân có xu hướng tin vào kinh nghiệm thực tế, bỏ qua những công việc không gây hậu quả ngay lập tức, ưu tiên những công việc mang lại nguồn lợi ngắn hạn nhưng nhanh chóng. Do đối tượng nông dân thường bị hạn chế về nguồn vốn nên thói quen tiết kiệm vốn bằng cách loại bỏ các công đoạn trong quá trình sản xuất đã ăn sâu vào cách tư duy của họ.

c. Do vấn đề hiện trạng (Các yếu tố vật lý)

Muốn ứng dụng được công nghệ vào canh tác đòi hỏi những đặc điểm vật lý tương ứng của mô hình kinh tế so với công nghệ đó. Nhưng trong những trường hợp cụ thể nông dân lại không có được những điều kiện này.

Có thể hiểu rằng nhóm nguyên nhân này dựa trên đặc điểm vật lý cụ thể của từng mô hình sản xuất, từng hộ nông nghiệp để xem xét tới khả năng có thể áp dụng công nghệ vào sản xuất hay không. Các đặc điểm này được đề xuất như diện tích, vị trí, loại đất, loại cây…(Shaw,1987; trích bởi Phạm Quang Trí, 2013).

d. Do vấn đề trình độ nhân công

Trong sản xuất con người vừa là một thành phần của công nghệ vừa là người làm chủ công nghệ. Con người đóng vai trò tiếp nhận, chọn lọc, quản trị, kết hợp và vận hành các công nghệ, mọi công nghệ đều cần có một trình độ áp dụng tương ứng để kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả để tạo thành đầu ra mong muốn (Roger, 1971).

32

Phan Tú Anh (2006) nhấn mạnh rằng kết quả do công nghệ mang lại phụ thuộc vào trình độ tiếp thu và khả năng áp dụng của từng trường hợp cụ thể. Trong sản xuất nói chung và trong lĩnh vực canh tác cây cao su nói riêng thì trình độ nguồn nhân lực bao gồm trình độ của nhà quản lý và trình độ nhân công, ngoài ra nó còn liên quan tới số lượng nhân công có tay nghề kỹ thuật và động cơ của từng đối tượng khi tham gia thực hiện quá trình sản xuất.

e. Do các vấn đề về kinh tế

Người nông dân khi đứng trước các lựa chọn về áp dụng công nghệ luôn luôn phải cân nhắc đến nguồn vốn để mua, thuê các đầu vào cần thiết, cần có sự phân tích về lợi ích và chi phí cũng như cân nhắc tới các rủi ro khi thực hiện đầu tư cho công nghệ. Trong điều kiện thực tế người nông dân thường phải từ bỏ việc áp dụng công nghệ vào sản xuất do thiếu vốn để mua, thuê các đầu vào cần thiết (Roger, 1971). Việc thiếu khả năng phân bổ dòng tiền hiệu quả dẫn đến không chỉ thiếu nguồn vốn dài hạn mà còn thiếu vốn mang tính thời điểm. Người nông dân cũng rất dễ gặp phải những khó khăn khi tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, các nông hộ thường chịu những áp lực về chi tiêu lớn hơn do nguồn thu nhập eo hẹp, chính điều đó khiến cho việc chi tiêu thâm hụt vào các khoản đầu tư cho sản xuất trở nên phổ biến.

f. Do tính phù hợp của công nghệ

Công nghệ là kết quả của kiến thức khoa học vì vậy công nghệ sẽ thay đổi theo thời gian, nó sẽ bổ sung những kỹ thuật mới hay còn gọi là những công nghệ mới và loại trừ những kỹ thuật không còn phù hợp. Chính điều này sẽ tạo ra rào cản về tính phù hợp của công nghệ.

Công nghệ mới có thể chưa được thử nghiệm tại địa phương. Do đó một sự hoài nghi về tính hiệu quả sẽ xuất hiện vì không biết với điều kiện địa phương thì có thể áp dụng được hay không. Việc áp dụng công nghệ tức là đòi hỏi sử dụng một loại giống, một loại phân hoặc một loại máy móc nông

33

cụ cụ thể nào đó nhưng có thể các loại vật tư đó không có sẵn tại địa phương (Wharton, 1971; trích bởi Đinh Phi Hổ, 2008).

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)