4.5. Kết quả nghiên cứu
4.5.1. Kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích bằng mô hình định lượng để kiểm tra tính đúng đắn trong mô hình lý thuyết, và thảo luận và so sánh các số liệu thống kê để làm rõ vai trò thực tiễn của các nguyên nhân của việc từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, ta có đủ cơ sở để đưa ra kết luận rằng, các nguyên nhân khiến người nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cao su tiểu điền tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương gồm có: Nguyên nhân do hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin, nguyên nhân do nhận thức của người nông dân về vai trò của công nghệ, nguyên nhân do trình độ của nhân công không đảm bảo và nguyên nhân do hạn chế về mặt kinh tế.
Nguyên nhân do hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin
Khả năng tiếp cận được chứng minh là chìa khoá, là bước đầu tiên trong việc ra quyết định trong sản xuất đặc biệt là lĩnh vực về khoa học công nghệ. Tuy nhiên đây lại là một vấn đề nan giải đối với người nông dân nói chung và nông dân trồng cao su nói riêng.
Do đặc tính về trình độ thấp, điều kinh tế khó khăn, môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế nên sự phụ thuộc vào hệ thống hỗ trợ từ phía chính
87
quyền, tổ chức, đoàn thể càng lớn. Nhưng thực tế tại huyện Bàu Bàng hiện nay hệ thống thông tin hỗ trợ không hiệu quả khiến cho người nông dân mất đi cơ hội tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ dẫn đến sự mò mẫm trong canh tác, áp dụng khoa học công nghệ một cách hời hợt hoặc theo kinh nghiệm. Do không có thông tin nên không thể định hình một bức tranh tổng thể về phương pháp chăm sóc và khai thác vườn cây trong dài hạn, dẫn tới việc tới việc cóp nhặt, manh mún, tới đâu hay tới đó theo từng giai đoạn, khiến cho các kỹ thuật áp dụng lên vườn cây thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ.
Ngoài ra sự khó khăn trong áp dụng công nghệ càng lớn hơn khi mà người nông dân và nhà khoa học không gặp được nhau, người nông dân không nhận được sự tư vấn, hướng dẫn một cách chi tiết, chuẩn xác để áp dụng một cách chính xác các kỹ thuật phức tạp.
Bản thân người nông dân trồng cao su không có thói quen tìm hiểu, cập nhật các thông tin, tin tức mới về tình hình công nghệ, không sử dụng được các cơ sở hạ tầng thông tin sẵn có như thư viện địa phương, mạng internet, Viện nghiên cứu cao su, nông trường quốc doanh khiến cho những thông tin về công nghệ càng ở xa tầm tay người nông dân hơn.
Nguyên nhân do hạn chế trong nhận thức
Trở ngại cho việc áp dụng công nghệ vào canh tác cao su còn xuất phát từ vấn đề nhận thức của người nông dân. Đa số chủ vườn và nhân công lao động trên vườn cây đều đã quen với nếp sống tiểu nông, sản xuất nhỏ, không quen với đổi mới và coi trọng những lợi ích trước mắt.
Chủ vườn và nhân công thường là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực canh tác cây cao su, họ có thời gian quan sát, thực hành và đúc kết những kinh nghiệm theo góc nhìn của bản thân, nên họ rất tin tưởng vào kinh nghiệm, và coi nhẹ đi tính cần thiết của kiến thức khoa học.
Chính điều này lại trở thành một rào cản cho việc áp dụng công nghệ vào canh tác, cũng như thúc đẩy sự đổi mới công nghệ.
88
Đa số người nông dân mang tâm lý tranh thủ, và tâm lý nóng vội muốn đốt cháy giai đoạn, và tâm lý dè xẻn đã dẫn đến việc ra những quyết bỏ qua công nghệ dựa trên những đánh giá chủ quan, mang tính ngắn hạn mà không lường trước hoặc không đủ trình độ để nhận thấy hậu quả lâu dài của nó tới vườn cây.
Nguyên nhân do hạn chế về trình độ của nhân công
Hầu hết người quản lý, chủ vườn cây là những nông dân chuyển từ trồng các loại cây khác sang trồng cao su một cách tự phát trong thời kỳ nở rộ phong trào trồng cao su ở Bình Dương, chứ họ không phải những nhà quản lý kỹ thuật có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Chính vì vậy khi thực công việc chăm sóc và khai thác thường chỉ xuất phát từ phán đoán chủ quan, kinh nghiệm chứ không căn cứ trên cơ sở khoa học. Bản thân họ cũng không thể hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và đánh giá hiện trạng của vườn cây một cách đầy đủ để kịp thời đưa ra các điều chỉnh thích hợp.
Việc thiếu nhân công được đào tạo chính quy khiến cho việc thực hiện những kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng cao trở nên khó khăn. Việc phải sử dụng nhân công chất lượng thấp là một nguyên nhân khiến chủ vườn chấp nhận việc vi phạm các tiêu chuẩn khoa học, công nghệ, dần dần xem đó chư một việc bình thường.
Khi nguồn nhân công khan hiếm mà người quản lý lại thiếu trình độ sẽ dễ dàng dẫn tới việc người làm công vì lợi ích riêng, mục đích riêng mà cố tình làm sai.
Nguyên nhân do hạn chế trong vấn đề kinh tế.
Việc không chuẩn bị nguồn vốn dài hạn, phụ thuộc vào các thu nhập ngắn hạn để đầu tư cho vườn cây là nguyên nhân khiến người nông dân quyết định từ chối áp dụng công nghệ.
Tâm lý lo ngại về các thủ thục để tiếp cận được với nguồn tín dụng của ngân hàng là nguyên nhân khiến người nông dân e dè khi tiếp cận nguồn
89
vốn này. Các hộ dân có thể không đáp ứng được các thẩm tra về khả năng hoàn vốn, tài sản thế chấp… Và nếu có hoàn tất được tất cả các thủ tục phức tạp đó thì chí phí giao dịch để hoàn thiện các thủ tục sẽ bị đẩy lên cao làm cho những khoản tín dụng này trở nên đắt hơn với người nông dân.
Áp lực từ các khoản chi tiêu, đầu tư khác đã khiến các hộ trồng cao su phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí vườn cây hoặc tăng thu nhập từ vườn cây lên bằng cách bỏ qua hoặc vi phạm các tiêu chuẩn cần thiết.