Mô hình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 34 - 39)

Chương 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN CỦA NGHIÊN CỨU

2.4. Mô hình hình nghiên cứu

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ lý thuyết về sự bất hợp tác của nông dân đối với việc áp dụng công nghệ dựa trên lập luận của Wharton (1971), Rogers (1971), Shaw (1987) và nghiên cứu của Sail và Muhamad (1993) thì mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm các nhân tố như sau:

37

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.2. Diễn giải các khái niệm trong mô hình đề xuất

Sau khi nghiên cứu lý thuyết và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Sail và Muhamad (1993), Nguyễn Quỳnh Trang (2011), đem so sánh với điều kiện thực tế về canh tác cây cao su tại huyện Bàu Bàng và tiến hành nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã tiến hành loại đi một số biến được cho rằng không phù hợp với thực tế như: Địa thế đồi núi, khả năng tiếp cận của vườn cây, đất đai nhiều chủ sở hữu. Tách một số biến thành các khái niệm cụ thể hơn để phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, hoặc đề xuất vào mô hình các biến được tác giả cho rằng có liên quan. Tiếp theo là sắp xếp lại các biến theo từng nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu, diễn giải bằng những khái niệm phù hợp.

Tóm lại: Các nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được diễn giải và kỳ vọng các biến quan sát tương ứng được thể hiện trong bảng sau:

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THÔNG TIN

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

VẤN ĐỀ TRÌNH ĐỘ NHÂN CÔNG

VẤN ĐỀ KINH TẾ

QUYẾT ĐỊNH TỪ CHỐI ÁP DỤNG

CÔNG NGHỆ

TÍNH PHÙ HỢP CỦA CÔNG NGHỆ

VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG

38

Bảng 2.2: Các khái niệm được đề xuất trong mô hình.

Khái niệm Diễn giải Biến cần đo

Khả năng tiếp cận thông tin

Sự hạn chế về khả năng tiếp cận các thông tin về khoa học công nghệ của người nông dân dẫn đến việc không biết hoặc không hiểu rõ về công nghệ.

- Không được giới thiệu, tập huấn, truyền đạt các thông tin về công nghệ.

- Có được biết tới một số thông tin, nhưng không nắm rõ và hiểu cặn kẽ về nó

- Không biết tìm kiếm tài liệu về khoa học, công nghệ ở đâu.

- Không có người hướng dẫn.

Vấn đề nhận thức

Thái độ của người nông dân về sự cần thiết của công nghệ đối với hiệu quả canh tác cây cao su.

- Muốn tiết kiệm thời gian để làm việc khác có thu nhập nhanh.

- Muốn tiết kiệm thời gian để rút ngắn chu kỳ vườn cây.

- Cố gắng tiết kiệm vốn đầu tư bằng cách cắt giảm một số quy trình.

- Cảm thấy một số kỹ thuật không cần thiết phải áp dụng chính xác.

- Cảm thấy kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực cao su rất phong phú và đầy đủ.

Vấn đề hiện trạng

Công nghệ có tính khả thi thấp khi đem áp dụng vào thực tế của vườn cây

- Diện tích vườn cây không phù hợp - Vị trí vườn cây không phù hợp.

- Loại cây không phù hợp.

- Loại đất không phù hợp.

Vấn đề trình độ nhân công

Người nông dân không đủ trình độ kỹ thuật để thích

- Người quản lý không đủ trình độ để hướng dẫn, giám sát, khiểm tra, đánh giá.

39

nghi và thực hiện tốt các công nghệ.

- Người thực hiện không đủ trình độ để thực hiện chính xác các yêu cầu của công nghệ.

- Thiếu nhân công có tay nghề để thực hiện các công việc liên quan.

- Người thực hiện có động cơ khác nên cố tình thực hiện sai các khuyến cáo.

Vấn đề kinh tế

Do những khó khăn về mặt kinh tế khiến cho người nông dân không thể áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su.

- Các chi phí đầu vào của công nghệ quá mắc so với khả năng chi trả ngay tại thời điểm cần áp dụng.

- Không có chuẩn bị trước một nguồn vốn đủ để chăm sóc vườn cây trong ít nhất là 1 năm.

- Khi thiếu vốn, vẫn rất khó tiếp cận các nguồn tìn dụng lãi xuất thấp và dài hạn.

- Các khoản chi tiêu cho cuộc sống quá cao, nên phải cắt giảm chi phí cho vườn cây để bù đắp vào.

Tính phù hợp

Sự phù hợp của công nghệ được đề xuất so với mô hình cao su tiểu điền và điều kiện của địa phương.

- Không chắc chắn vào hiệu quả của công nghệ.

- Muốn chờ xem các vườn cây khác áp dụng có hiệu quả không rồi mới áp dụng.

- Một số kỹ thuật, tiêu chỉ được biết tới sau khi vườn cây đã qua thời kỳ áp dụng.

- Công nghệ không phù hợp với cao su tiểu điền.

- Công nghệ chưa có tại địa phương

40

Từ chối áp dụng công nghệ

Việc người nông dân không thể, hoặc không nuốn áp dụng đúng quy trình kỹ thuật được khuyến cáo trong canh tác cao su.

- Tất cả các khâu trong quy trình canh tác không cùng dựa trên nền tảng kiến thức khoa học.

- Vật tư nông nghiệp không được lựa chọn và định lượng dựa trên các khuyến cáo khoa học chính thức.

- Chủ hộ không nắn vững tất cả các tiêu chuẩn về quy trình và kỹ thuật.

- Mô hình quản lý hiện tại chủ yếu dựa trên ý thức chủ quan của chủ hộ.

- Bản thân cảm thấy trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì đây là phương pháp tối ưu.

41

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)