Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 74 - 77)

Phân tích sự tương quan được thực hiện giữa quyết định từ chối áp dụng công nghệ của nông dân với với bốn nhân nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ là: “khả năng tiếp cận thông tin”, “vần đề trình độ nhân công”,

“vần đề nhận thức” và “vấn đề kinh tế”.

Bảng 4.33: Hệ số tương quan của nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ” với các nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”.

TT TD NT KT

AD Pearson Correlation 0,438 0,582 0,195 0,260 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,017 0,002

N 150 150 150 150

Phân tích tương quan Pearson’s cho kết quả như sau: “khả năng tiếp cận thông tin” và nguyên nhân “vấn đề trình độ nhân công” có tương quan cao với việc từ chối áp dụng công nghệ với r lần lượt bằng 0.438 và 0.582.

các tương quan này có ý nghĩa ở mức P < 0,01

Nhân tố “Vấn đề nhận thức” và “Vấn đề kinh tế” có tương quan thấp đối với quyết định từ chối áp dụng công nghệ trong canh tác ở mức P <

0,05 với r lần lượt bằng 0,195 và 0,260.

Mối tương quan giữa các nhân tố “Vấn đề nhận thức” và “Vấn đề kinh tế” với nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ” yếu nhưng trên thực tế phần lớn nông dân khi được hỏi đều cho đó là những nguyên nhân quan trọng khiến họ không thể áp dụng đầy đủ và chính xác công nghệ vào canh tác cây cao su. Có thể nguyên nhân của hiện tượng này là do những vấn đề sau: Thứ nhất việc thiết kế câu hỏi chưa thực sự thể hiện hết những thành phần của hai nguyên nhân kể trên; Thứ hai có thể do người nông dân chưa quen với việc đánh giá trên thang điểm Likert dẫn đến mức độ tương quan thấp; Thứ 3 có thể do số lượng mẩu điều tra nhỏ lại chia thành hai đối

77

tượng có đặc tính tương đối khác biệt dẫn đến sự loại trừ lẫn nhau. Chính vì vậy trong bước phân tích nghiên cứu định tính cho các nhân tố này sẽ được phân tích để làm rõ hơn mối liên hệ giữa các nhân tố.

Tổng kết

Sau khi thực hiện các kiểm định tính phù hợp của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan nhân tố tổng, kiểm định tính phù hợp của các nhân tố thông qua hệ số KMO, hệ số Eigenvalues, hệ số tải nhân tố bằng phép quay nhân tố Varimax và kiểm định tính tương quan của các nhân tố bằng hệ số Pearson Correlation, ta rút ra được một nhân tố

“Quyết định từ chối áp dụng công nghệ” và bốn nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”.

Nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ”.

Bảng 4.34: Nhân tố “Quyết định từ chối áp dụng công nghệ” và các biến quan sát được chấp nhận sau khi phân tích nhân tố.

QUYẾT ĐỊNH TỪ CHỐI ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

AD1 Tất cả các khâu trong quy trình canh tác không cùng dựa trên nền tảng kiến thức khoa học.

AD2 Vật tư nông nghiệp không được lựa chọn và định lượng dựa trên các khuyến cáo khoa học chính thức.

AD3 Chủ hộ không nắn vững tất cả các tiêu chuẩn về quy trình và kỹ thuật.

AD4 Mô hình quản lý hiện tại chủ yếu dựa trên ý thức chủ quan của chủ hộ.

AD5 Bản thân cảm thấy trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì đây là phương pháp tối ưu.

78

Nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”.

Bảng 4.35: Nhân tố “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ” và biến quan sát được chấp nhận sau khi phân tích nhân tố.

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THÔNG TIN

KÍ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TT1 Chủ vườn đã không được giới thiệu, phổ cập, tuyên truyền các thông tin về công nghệ.

TT2 Chủ vườn có được biết một số thông tin, nhưng không nắm rõ và hiểu cặn kẽ về nó.

TT3 Không biết phải tìm các tài liệu về khoa học công nghệ ở đâu.

TT4 Chủ vườn không nhận được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông địa phương.

VẤN ĐỀ TRÌNH ĐỘ NHÂN CÔNG

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TD1 Chủ vườn không được đào tạo để điều hành vườn cây một cách bài bản theo quy trình khoa học.

TD2 Đang sử dụng nhân công không đủ năng lực về tay nghề như mong muốn.

TD3 Rất khó khăn để tìm được những nhân công có tay nghề phù hợp với yêu cầu

TD4 Người thực hiện có động cơ khác nên cố tình thực hiện sai các khuyến cáo

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

NT1

Nông dân mong muốn tiết kiệm được nhiều thời gian trên vườn cây để làm những công việc khác có thu nhập nhanh chóng hơn.

NT2 Mong muốn tiết kiệm thời gian để rút ngắn chu kỳ của vườn

79

cây, nhằm cho thu hoạch sớm hơn.

NT4 Cảm thấy một số kỹ thuật không nhất thiết phải áp dụng hoặc không cần áp dụng chính xác

NT5 Nông dân cảm thấy kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực cao su rất phong phú và đầy đủ

VẤN ĐỀ KINH TẾ

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KT1 Giá các đầu vào của công nghệ quá mắc so với khả năng chi trả tại thời điểm cần áp dụng công nghệ.

KT2 Không có chuẩn bị trước một nguồn vốn đủ để chăm sóc vườn cây trong ít nhất là 1 năm.

KT3 Khi thiếu vốn, vẫn rất khó tiếp cận các nguồn tìn dụng lãi xuất thấp và dài hạn.

KT4 Các khoản chi tiêu cho cuộc sống quá cao, nên phải cắt giảm chi phí cho vườn cây để bù đắp vào.

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)