Khả năng tiếp cân thông tin của người nông dân là tiền đề, là bước đầu tiên trong quá trình ra quyết định áp dụng công nghệ vào canh tác. Hiện nay việc thiếu thông tin về công nghệ là một thực trạng chung đối với hầu hết các hộ nông dân trồng cao su tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Qua nghiên cứu cho thấy người nông dân không thể thực hiện một kỹ thuật hay không thể đạt được một tiêu chuẩn nào đó thì nguyên nhân đầu tiên là do họ không biết hoặc không hiểu rõ về nó. Ví dụ như kỹ thuật bón phân vô cơ và hữu cơ cho cao su thời kỳ kiến thiết, hầu hết các hộ thực hiện không chính xác. Khi được hỏi lý do vì sao? Thì một trong những nguyên nhân đầu tiên được nêu ra là không biết đến các tiêu chuẩn về liều lượng và thành phần phân bón cần thiết. Việc bón phân thường dựa trên các lập luận rằng bón nhiều nhất trong khả năng có thể và dựa trên kinh
80
nghiệm quan sát được của bản thân. Hoặc trong trường hợp thực hiện việc thiết kế miệng cạo, 97% nông dân khi được hỏi đều biết và áp dụng kỹ thuật dùng rập để đánh dấu miệng cạo, nhưng chỉ có 9% số hộ thực hiện việc tạo độ dốc cho miệng cạo theo các thời kỳ của cây. Điều này xảy ra vì nông dân chỉ quan sát và bắt chước kỹ thuật chứ không hiểu cặn kẽ về từng hạng mục cần làm trong mỗi kỹ thuật. Đây là hệ quả của những đặc điểm yếu kém trong khả năng tiếp cận thông tin của người nông dân.
Đầu tiên đó là cơ hội nhận được các nguồn thông tin có chất lượng từ phía các cơ quan khuyến nông, hội nông dân, viện khoa học, doanh nghiệp còn rất hạn chế. Có tới 80% số nông hộ có vườn cây trong thời kỳ kinh doanh đã cho biết, có những kỹ thuật mà lần đầu tiên họ được biết tới.
Trong khi đó tỷ lệ các nông hộ có vườn vây trong thời kỳ kiến thiết chưa từng nghe về một kỹ thuật nào đó lên tới 96%. 100% số nông dân được hỏi trả lời rằng có một vài kỹ thuật họ đã biết từ lâu nhưng không có điều kiện tìm hiểu chi tiết nên không thực hiện chính xác được. Có 49% số nông dân trồng cao su cho biết họ từng gặp và trao đổi với cán bộ nông nghiệp địa phương, nhưng số lần rất ít và không có nhiều nội dung bổ ích. Những hộ có thành viên trong gia đình đang hoặc đã làm việc tại các nông trường cao su quốc doanh, là những hộ có nhiều thông tin công nghệ nhất. Điều này chứng tỏ hệ thống thông tin hỗ trợ của địa phương chưa đến được với người nông dân.
Đặc điểm của nông dân là thường thụ động vì vậy để họ có thể tiếp cận thông tin công nghệ một cách nhanh chóng và đa dạng, đòi hỏi nó phải đảm bảo được tính thuận thiện. Tuy nhiên việc không biết sử dụng máy vi tính và mạng internet chưa phổ biến cũng là một nguyên nhân làm giảm đi sự thuận tiện trong việc tìm kiếm các tài liệu khoa học, kỹ thuật nông nghiệp.
Theo khảo sát cho thấy 93% nông dân được hỏi không biết dùng máy vi tính. 71% số nông hộ được khảo sát không có mạng internet vào tận nhà, trừ những hộ xung quanh khu vực thị trấn Bàu Bàng, dọc đường Quốc Lộ 13 là đã có internet khoảng hơn 2 năm trở lại đây.
81
Sự chủ động tìm hiểu, cập nhật về công nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau của người nông dân còn rất hạn chế. 100% số nông dân khi được hỏi cho biết bản thân ít khi tìm hiểu để cập nhật các thông tin khoa học, công nghệ. Nguồn thông tin mà họ tiếp cận thường mang tính thuận tiện cho bản thân, ví dụ 100% số người được hỏi cho biết họ chủ yếu học hỏi lẫn nhau với các nông dân khác, ngoài ra còn có 24% các nông hộ cho biết thường xem các chương trình truyền hình để biết thêm kiến thức về nông nghiệp, 100% số người được hỏi chưa từng tới các thư viện của xã hoặc huyện để tìm các sách báo về công nghệ canh tác cao su. Chỉ 7% những người nông dân được hỏi cho biết đã từng tới xin tư vấn về giống cây và kỹ thuật canh tác tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
4.4.2. Vấn đề trình độ nhân công
Cả chủ và lao động trong các vườn cây cao su tiểu điền phần lớn đều không qua đào tạo kỹ thuật một cách bài bản, chính quy. Họ chủ yếu làm việc theo bản năng, kinh nghiệm truyền từ người này qua người khác cho nên khi chăm sóc có khi làm đúng, nhưng cũng không ít khi làm sai kỹ thuật. Đặc biệt là đối với kỹ thuật phức tạp thì dù có biết họ vẫn thực hiện không đúng. Ví dụ như trong phần quy trình kỹ thuật khai thác cao su có tiêu chuẩn “đường cạo phải đúng độ dốc, có lòng máng, không cạo phạm, không cạo nông, vuông viền, vuông hậu, không lệch miệng, không lượn sóng, không vượt ranh, vượt tuyến”, đây là một tiêu chuẩn mà 100% chủ vườn và công nhân đều biết. Tuy nhiên sau khi khảo sát chỉ có 40% số hộ thực hiện được chỉ tiêu này. Như vậy rõ ràng cho dù biết và hiểu về công nghệ nhưng không có trình độ tương ứng thì việc áp dụng sẽ rất khó khăn.
Trình độ của người quản lý, mà ở đây là chủ vườn cũng quan trọng vì chủ vườn là người có tiếng nói quyết định, là người hướng dẫn, người có quyền yêu cầu, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công nghệ. Tuy nhiên sau khi khảo sát đối với vườn cây thời kỳ kiến thiết chỉ có 10% chủ vườn đã từng được đào tạo qua một số kỹ thuật, con số này đối với chủ vườn cây
82
thời kỳ kinh doanh là 15%. Những chủ vườn cây được đào tạo phần lớn đã hoặc đang là công nhân của các nông trường quốc doanh. Việc các chủ vườn không có trình độ chuyên môn dẫn đến một hệ quả là cũng không kiểm xoát được việc người làm thuê có động cơ riêng nên cố tình làm sai.
Ví dụ như một nhân công cạo mủ thường cạo cùng lúc cho từ hai đến ba hộ khác nhau, vì vậy họ thường cố gắng cạo thật nhanh mà không quan tâm tới các yêu cầu kỹ thuật, trong khi người chủ vườn cũng không biết phải căn cứ vào cơ sở nào để yêu cầu điều chỉnh lại.
Sau khi khảo sát cho thấy đối với các nông hộ có vườn cây trong thời kỳ kiến thiết có xu hướng dùng nhiều lao động của chính gia đình hơn với 76% so với lao động thuê ngoài là 26%. Chính vì vậy khi được hỏi rằng có dễ dàng thuê được lao động “đủ chuyên môn” (ở đây là theo đánh giá của người chủ vườn cây) hay không thì có 40% số chủ vườn cây thời kỳ kiến thiết trả lời “dễ”, 46% cho rằng tuỳ thời điểm trong năm và 16% cho rằng
“khó”. Sở dĩ số người trả lời “dễ” và “ tuỳ thời điểm” cao như vậy là do những công việc của giai đoạn này tương đôi cơ bản, sử dụng nhiều công lao động và cần ít kỹ năng. Ngoài ra lượng nhân công được cho là đủ chuyên môn thường là nhân công từ các nông trường quốc doanh sẽ làm thêm khi cao su của nông trường vào mùa ít việc, lúc này lượng nhân công sẽ dồi dào hơn. Đối với những nông hộ có vườn cây vào thời kỳ kinh doanh lại có xu hướng thuê nhân công bên ngoài nhiều hơn là 69% so với 40% lao động trong gia đình. Sau khi khảo sát cho thấy chỉ 4% hộ được hỏi cho rằng dễ dàng tìm được nhân công chất lượng, 44% trả lời là tuỳ vào thời điểm, 55% trả lời rất khó tìm được nhân công đủ tay nghề. Đối với vườn cây thời kỳ này không còn đơn thuần là những công việc tương đối phổ thông như thời kỳ kiến thiết, nó đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao hơn, mức độ phức tạp trong công việc cũng cao hơn hẳn. Vì vậy việc tìm kiến nhân công có chuyên môn trở nên khó khăn hơn, các nông hộ rơi vào tình trạng buộc phải sử dụng nguồn nhân công không được như ý.
83
4.4.3. Vấn đề nhận thức
Rào cản đối với áp dụng công nghệ vào sản xuất cũng xuất phát từ chính các cách nghĩ của các chủ vườn cây, cũng như những lao động tại đây. Họ đã quen với nếp sống tiểu nông, sản xuất nhỏ nên thường chỉ nhìn thấy cái lợi truớc mắt mà không tính toán đến lợi ích lâu dài.
Hầu hết các hộ nông dân đều cho rằng một số công nghệ là không cần thiết phải áp dụng chính xác. Ví dụ như yêu cầu dùng thuốc kích thích năng suất theo đúng mùa có 61% số chủ vườn không thực hiện đúng vì cho rằng chỉ bôi khi cây bị suy giảm năng suất so với bình thường nên không cần thiết phải xem xét đến thời điểm bôi thuốc. Hoặc yêu cầu kiểm tra độ hao dăm định kỳ để khống chế khoảng hao dăm, có tới 95% số hộ không áp dụng phương pháp này vì cho rằng độ hao dăm theo chiều dọc không quá nguy hiểm cho cây, trừ khi độ dày của dăm lớn một cách bất thường, và hậu quả của nó không thể hiện ngay trên năng xuất và hàm lượng mủ như việc cạo quá sâu hoặc quá nông.
Việc coi nhẹ vai trò của công nghệ còn thể hiện qua việc người nông dân coi trọng kinh nghiệm và không sẵn sàng tìm hiểu về công nghệ và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu trình độ về công nghệ như đã trình bày trong phần 4.4.2 của chương này. 100% chủ vườn cây khẳng định đang điều hành vườn cây chủ yếu bằng kinh nghiệm và nếu có thì hàm lượng kiến thức bài bản là rất ít, tuy nhiên có tới 90% chủ vườn cây thời kỳ kiến thiết hài lòng với phương pháp hiện tại và 64% chủ vườn cây thời kỳ kinh doanh hài lòng với phương pháp canh tác này. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân mà có tới 84 % chủ vườn cây thời kỳ kiến thiết và 85 % chủ vườn cây thời kỳ kinh doanh không có nhu cầu tham gia hoặc cho người lao động của mình tham gia bất kỳ khoá tập huấn về khoa học kỹ thuật nếu có.
Thông thường người nông dân có tâm lý ưu tiên những công việc mang lại lợi ích trước mắt như tiết kiệm thời gian, tiết kiệm vốn, ưu tiên các công
84
việc khác để tăng thu nhập như chăn nuôi, trồng hoa màu hoặc đi làm các công việc phi nông nhiệp khác. Ví dụ như 36% vườn cây khi kiến thiết lần thứ hai thường trồng ngay sau khi thanh lý vườn cây khoảng 10 ngày đến 1 tháng, không để thời gian cho đất nghỉ ngơi và các rễ cây phân huỷ, không đào bỏ gốc cây cũ đi vì muốn tiết kiệm thời gian để nhanh chóng đưa đất vào sử dụng, tiết kiệm được tiền thuê máy đào và thu dọn gốc cây nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu, mà không quan tâm trong quá trình phân hủy rễ và gốc cây thường sinh ra các bào tử nấm gây bệnh trên cao su non, rất có hại cho vườn cây về sau.
4.4.4. Vấn đề kinh tế
Các vấn đề về kinh tế đối với việc áp dụng công nghệ vào canh tác bao gồm khía cạnh vốn, khía cạnh tín dụng, khía cạnh chi tiêu.
Vốn luôn là một vấn đề nan giải đối với người nông dân nói chung và nông dân trồng cao su nói riêng. Để áp dụng được công nghệ thì ngoài các yếu tố khác như biết, hiểu, có sự quan tâm, có trình độ tương ứng thì nguồn tiền để thực hiện các công việc liên quan, tiền mua vật tư, tiền thuê nhân công…phải đảm bảo. Nguồn vốn của nông dân thường đến từ việc tiết kiệm và nguồn thứ hai là từ các thu nhập kiểu “lấy ngắn nuôi dài”. Đối với vườn cây thời kỳ kiến thiết có khoảng 64% số nông hộ đang sử dụng nguồn vốn ngắn hạn từ công việc khác như chăn nuôi, làm thuê, trồng hoa màu, thu nhập từ một diện tích cao su đang khai thác khác của gia đình. Đặc điểm của nguồn vốn này là không ổn định, vì vậy khi phụ thuộc vào nguồn vốn này sẽ dẫn tới có thể xảy ra việc thiếu vốn mang thời điểm. Đối với vườn cây thời kỳ kinh doanh thì nguồn vốn này có phần ổn định hơn là nhờ
vào doanh thu từ chính vườn cây để tái đầu tư, tuy nhiên 3 năm trở lại đây giá mủ cao su giảm mạnh khiến thu nhập giảm xuống, trong khi giá nhân công, vật tư không giảm buộc người nông dân phải cắt giảm chi tiêu cho vườn cây để đảm bảo mức sống của gia đình. Ví dụ một số nông hộ hiện tại đã ngưng hẳn việc bón phân vô cơ cho vườn cây, chỉ duy trì việc mua nước phân chuồng từ các trang trại chăn nuôi để tưới cho vườn cây nhằm duy trì
85
độ phì cho đất. Việc này khiến cho số lượng vườn cây thời kỳ kinh doanh không được thực hiện việc bón phân vô cơ đủ số lần trong năm lên tới 72%.
Thông thường khi bị thiếu hụt nguồn vốn tự có, người nông dân sẽ nghĩ tới các nguồn tín dụng để giải quyết vấn đề vốn. Nhưng một nghịch lý diễn ra là sau khi khảo sát chỉ có 10% nông hộ có vườn cao su thời kỳ kiến thiết và 7% nông hộ có vườn cao su thời kỳ kinh doanh đang có ý định đi vay vốn. 28% nông hộ có vườn cao su thời kỳ kiến thiết và 11% nông hộ có vườn cao su thời kỳ kinh doanh đã từng vay vốn để chi tiêu cho vườn cây trong vòng 3 năm trở lại đây. Việc vườn cây thời kỳ kiến thiết có xu hướng tiếp cận tín dụng cao hơn có thể vì các lí do. Thứ nhất, cao su thời kỳ kinh doanh có nguồn vốn tự có ổn định hơn. Thứ hai, do kỳ vọng của người nông dân rằng đến khi vườn cây kiến thiết đi vào khai thác giá mủ sẽ tăng trở lại để trả các khoản đã vay hiện tại. Khi được hỏi “điều gì kiến ông bà lo ngại nhất khi đi vay vốn?” thì 92% người được hỏi trả lời là thủ tục khó khăn. Dưới góc độ của các ngân hàng, thủ tục cho vay các khoản vốn nhỏ cũng không kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn, mà lợi nhuận lại ít và các quy định quá khắt khe về tài sản thế chấp và khả năng thu hồi nợ cũng đội các chi phí lên cao. Vì thế ngân hàng thì nhận được ít lợi nhuận, còn các nông hộ trồng cao su thì lại không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cho nên các ngân hàng không muốn cho họ vay. Chính những lo ngại này dẫn đến việc có 28% số nông hộ có vay vốn đã vay từ các nguồn tín dụng không chính thức với lãi xuất cao, thời hạn ngắn nhưng thủ tục nhanh chóng.
Một khía cạnh khác của vấn đề kinh tế trong áp dụng công nghệ vào canh tác đó là áp lực chi tiêu gia đình. Nguồn thu nhập trong gia đình cần phân bổ vào rất nhiều các khoản chi tiêu khác nhau như thực phẩm, giáo dục, y tế, đầu tư khác…nên việc chi tiêu cho các kỹ thuật trên vườn cây gặp nhiều khó khăn. Có 74% hộ gia đình cho rằng thu nhập của hộ gần như tương đương với các khoản chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu cho vườn cây. Vì
86
vậy để tăng tiết kiệm và nâng cao mức sống họ buộc phải cắt giảm các khoản chi phí cho vườn cây, hoặc tìm cách nâng cao sản lượng một cách nhanh chóng, đặc biệt là 3 năm trở lại đây khi mủ cao su giảm giá liên tục.
Điển hình như 88% số vườn cây áp dụng chế độ cạo 2 ngày 1 lần và lạm dụng thuốc kích thích năng suất . Đối với các nông hộ có vườn cây thời kỳ kinh doanh bước sang năm cạo thứ 9 trở đi có xu hướng cắt giảm chi tiêu triệt để và tận thu vườn cây bằng cách cạo nhiều miệng, cạo phạm, cạo đục trên cành để gom vốn tái kiến thiết hoặc đầu tư sang lĩnh vực khác trong đó nhiều nhất là cây công nghiệp khác, dịch vụ và chăn nuôi.