2.1. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài - Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại Khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Giới hạn nghiên cứu:
+ Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tới quản lý rừng bền vững tại Khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên mà không đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tới vấn đề môi trường hay đa dạng sinh học tại Khu.
+ Giới hạn về địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
+ Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hiện trạng tài nguyên rừng và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở Khu ATK Định Hóa.
- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu ATK Định Hóa.
- Nhận thức của người dân về các mối đe dọa tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu ATK Định Hóa.
- Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Khu ATK Định Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Khu ATK Định Hóa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
Quản lý tài nguyên rừng là một hoạt động tổng hợp, đa ngành, vì vậy quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài là có sự tham gia và kế thừa tối đa các thông tin, tài liệu, số liệu đã có.
Đề tài xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở Khu ATK Định Hóa như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu,… từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ của công tác quản lý bảo vệ rừng với các vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ở đây.
Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét vai trò của các bên có liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, rút ra những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ sau:
Hình 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài Thu thập các thông tin,
số liệu đã có
Khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứu
Lựa chọn nội dung nghiên cứu chi tiết
Ảnh hưởng của
yếu tố tự nhiên, KT
- XH tới QLBVR
Đánh giá tiềm lực
của khu ATK Định
Hóa
Phân tích các mối đe
dọa tới công tác QLBVR tại khu
ATK
Đánh giá thực trạng QLBVR tại
khu ATK Định Hóa
Phân tích SWOT và vai trò của các bên liên quan
Đề xuất giải pháp QLRBV tại khu ATK Định Hóa
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.2.1. Thu thập các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu đã có
- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới.
- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp,vv...
- Những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khu ATK Định Hóa.
- Những tài liệu, kết quả nghiên cứu về tài nguyên động thực vật tại Khu ATK Định Hóa.
2.3.2.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA được áp dụng để kiểm tra kết quả, củng cố những thông tin thu được từ phương pháp kế thừa cũng như phương pháp đánh giá nhanh nông thôn; xác định những cơ hội, thách thức đến quá trình quản lý rừng; lựa chọn các giải pháp ưu tiên cũng như đề xuất và kiến nghị những biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng.
+ Lựa chọn đối tượng: Lựa chọn 26 người là cán bộ quản lý, cán bộ thôn và các hộ gia đình để phỏng vấn. Các hộ gia đình và cán bộ được lựa chọn từ 8 xã, 1 thị trấn thuộc khu vực trung tâm vùng lõi và vùng đệm Khu ATK bao gồm: Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn chợ Chu.
Tiêu chí để lựa chọn là các cá nhân, hộ gia đình đại diện cho các địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng.
+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào:
Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành, định cư của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phương thức tổ chức sản
xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức, kiến thức của người dân và những nguyên nhân thay đổi trong quản lý rừng của cư dân địa phương.
+ Công cụ được lựa chọn cho phương pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn.
Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hướng và được sắp xếp theo chủ đề phỏng vấn.
2.3.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này, kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài được gửi đến một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng của địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đã thu thập ở địa phương.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu
Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống kê, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung logic và bằng các phần mềm thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:
- Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý rừng.
- Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến quản lý rừng.
- Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến quản lý rừng
- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý rừng.
Chương 3