Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển tại Khu ATK Định Hóa
3.2.2. Thực trạng về công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu ATK
Khai thác gỗ trái phép là nguy cơ xảy ra ở nhiều tiểu khu rừng trong Khu ATK vì đây là nơi phân bố và còn nhiều loài cây cho gỗ có giá trị cao như Trai, Nghiến, Chò chỉ, Chò xanh,... hoạt động khai thác trái phép đặc biệt diễn ra mạnh ở khu vực giáp ranh với 2 tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang. Trong khi đó khả năng tiếp cận để tuần tra, kiểm soát còn khó khăn, thực tế hiện nay vẫn còn một số khu vực giáp ranh chưa có Trạm QLBVR và đường đi vào để tuần tra, kiểm tra. Khai thác gỗ trái phép không những làm nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm sút nghiêm trọng chất lượng rừng và gây ảnh hưởng tới phòng hộ và vùng cư trú của các loài động vật hoang dã. Mục đích khai thác gỗ ngoài phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà cửa của người dân thì hiện nay nhu cầu thị trường tiêu thụ cũng rất lớn và giá thành thu được là rất cao do vậy mức độ vi phạm là rất lớn. Việc địa bàn rộng, giáp ranh với nhiều tỉnh nên công tác kiểm soát tình hình vi phạm trong khai thác rừng trái phép là rất khó khăn. Tuyến đường tỉnh lộ 254 chạy qua Khu cũng là một trở ngại đáng kể trong việc kiểm soát người ra vào để khai thác gỗ trái phép.
Kết quả thống kê số vụ vi phạm về khai thác vận chuyển gỗ trái phép thuộc Khu ATK diễn ra từ năm 2011 đến năm 2014 được thể hiện tại bảng 3.5.
Bảng 3.5: Tình hình vi phạm trái phép tài nguyên rừng tại Khu ATK
TT Diễn giải ĐVT Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
I Tổng số vụ vi phạm Vụ 31 49 58 64
11 Khai thác trái phép Vụ 1 0 0 1
22 Vận chuyển lâm sản trái phép Vụ 4 10 34 19
33 KDCB lâm sản trái phép Vụ 2 5 12 5
44 San ủi đất rừng trái phép Vụ 0 1 0 0
45 Vi phạm về quản lý ĐVHD Vụ 0 0 3 0
66 Tập kết lâm sản trái phép Vụ 21 33 0 0
77 Cháy rừng Vụ 0 0 2 0
88 Các hành vi khác Vụ 3 0 7 39
II Tang vật, phương tiện tịch thu
11 Gỗ các loại quy tròn m3 63,482 107,291 113,501 128,144
22 Động vật hoang dã Kg 38 4,20 0 0
33 Xe máy Chiếc 0 0 0 2
III Thu nộp ngân sách nhà nước Triệu
đồng 114,116 197,472 257,408 264,130 (Nguồn: Ban quản lý Khu ATK, 2014)
Từ kết quả tại bảng 3.5 cho thấy từ năm 2011 đến 2014 tổng số vụ vi phạm của các năm tăng dần tăng 33 vụ, tịch thu gỗ các loại quy tròn tăng 64,662 m3, thu nộp ngân sách cho nhà nước tăng 150,014 triệu đồng và đã xảy ra vụ vi phạm đặc biệt có 01 vụ phá rừng đặc dụng trái phép tại xã Bảo Linh, diện tích 1,5 ha, UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng Kiểm lâm, Công an huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện tiến hành điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
3.2.2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng
Hàng năm đơn vị đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền các quy định trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng với nhiều hình thức phong phú: Tổ chức được 37 lớp tập huấn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng trồng và tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng tại các xã tham gia dự án năm 2013 với số người tham dự là 1.514 người.
Thành phần gồm: lãnh đạo UBND các xã, các ban, ngành, đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng các thôn xóm tham gia trồng rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng năm 2013.
Đơn vị thường xuyên phối hợp với Đài truyền thành - truyền hình huyện đưa tin tình hình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, thực hiện 01 phóng sự truyền hình với thời lượng 25 phút về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Phối hợp với Phòng văn hóa thông tin huyện thực hiện 02 đợt tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng qua hệ thống phát thanh trên xe ô tô lưu động chuyển tải đến các xã, thị trấn.
Thực hiện lắp đặt 19 biển tuyên truyền đặt tại các khu rừng phòng hộ, đặc dụng trị giá trên 70 triệu đồng từ nguồn kinh phí quản lý, bảo vệ rừng; treo trên 40 băng zôn tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các xã, thị trấn.
Qua đó ý thức của người dân được nâng lên, góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
3.2.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm
Nhìn chung, công tác tuần tra, kiểm soát lâm sản đã xây dựng kế hoạch trình Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên thẩm định, UBND huyện phê duyệt 03 đợt kiểm tra truy quét các đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Căn cứ vào kế hoạch được phê duyệt cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã, thị trấn, ngoài các đợt truy quét cao điểm Hạt kiểm lâm luôn duy trì công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các đối tượng vi phạm. Từ đó kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm hại đến tài nguyên rừng. Đặc biệt từ khi Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR được kiện toàn, các vụ việc vi phạm khi phát hiện đều được thiết lập biên bản đúng quy định, xử lý nghiêm minh, nhìn chung địa bàn tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hành vi vi phạm còn chưa được phát hiện và xử lý, do các đối tượng còn nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng khi vận chuyển gỗ có nguồn gốc trà trộn gỗ không có nguồn gốc, do đó khó kiểm soát; một số cán bộ địa bàn còn chưa bám sát địa bàn, chưa chủ động kiểm tra, kiểm soát, nghiệp vụ còn hạn chế.
3.2.2.4. Công tác tham mưu
Trong năm 2013, BQL rừng ATK tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, qua việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể:
Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 cho các xã, thị trấn;
Công văn số 256/UBND-BQL ngày 22/4/2013 về việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất năm 2013.
Công văn số 271/UBND-BQL ngày 02/5/2013 về việc lập hồ sơ trồng rừng các trường hợp xen canh;
Công văn số 316/UBND-BQLR ngày 13/5/2013 về việc đề nghị nghiên cứu trồng Quế lấy lá triết xuất tinh dầu.
Chỉ thị số 13/CT- UBND ngày 16/10/2013 về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2013- 2014.
BQL rừng ATK tham mưu cho UBND huyện họp Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCCR của huyện để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện về xử lý vụ phá rừng trái phép tại xã Bảo Linh; Tổ chức Hội nghị thông qua Dự án bảo vệ và phát triển rừng huyện Định Hóa giai đoạn 2011- 2020.
BQL rừng ATK phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng tài nguyên môi trường tham mưu cho UBND huyện trong việc rà soát đề nghị điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn huyện.
Kiểm lâm viên địa bàn tham mưu tương đối tốt cho Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên một vài địa phương thực hiện còn hạn chế.
3.2.2.5. Công tác Phòng cháy chữa cháy rừng
Duy trì hoạt động của các Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCCR từ huyện đến cơ sở, các Tổ quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản. Cán bộ địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hộ gia đình trong việc xử lý thực bì trồng rừng đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, chỉ đạo cán bộ địa bàn tham mưu cho UBND các xã, thị trấn rà soát, bổ sung phương án PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp với UBND xã Thanh Định, Ban chỉ huy quân sự huyện tổ chức 01 cuộc diễn tập chữa cháy rừng quy mô cấp xã, từ đó nâng cao khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng của các lực lượng và quần chúng nhân dân.
Trong năm 2013 trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng.
3.2.2.6. Công tác quản lý gây nuôi động vật có nguồn gốc từ tự nhiên
Trên địa bàn huyện hiện nay có 25 cơ sở kinh doanh, nuôi nhốt động vật có nguồn gốc tự nhiên. Để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, nuôi nhốt động vật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước. Đơn vị duy trì kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt động vật có nguồn gốc từ tự nhiên, hướng dẫn các chủ hộ nuôi nhốt cập nhật tăng giảm số lượng đầy đủ theo quy định, khi vận chuyển tiêu thụ động vật hoàn dã đều báo cơ quan chức năng lập thủ tục theo quy định, trong năm 2013 không có trường hợp nào vi phạm.
3.2.2.7. Công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp
Trong năm 2013 cán bộ địa bàn đã tổ chức thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, đã hoàn thành cập nhật các trạng thái rừng thay đổi vào phiếu mô tả lô, khoanh vẽ vào bản đồ, diện diện tích đã cập nhật thay đổi là 1.103,5 ha, trong đó thay đổi do các nguyên nhân: do trồng rừng mới 1.096,5 ha, phát phá rừng trái phép 1,5 ha, khai thác rừng 5,5 ha; đã được Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên kiểm tra nghiệm thu.
Tuy nhiên, công tác cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp mới chỉ cập nhật được diện tích thay đổi do nguyên nhân trồng rừng theo dự án. Các nguyên nhân khác như: Người dân tự trồng rừng, khai thác rừng, thay đổi trạng thái rừng,…
Cán bộ địa bàn chưa cập nhật đầy đủ.
3.2.2.8. Công tác kiểm tra giám sát khai thác
Đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong khai thác, sử dụng rừng theo đúng quy trình kỹ thuật. Các chủ hộ được cấp phép khai thác chấp hành đúng các quy định trong khai thác. Kết quả năm 2013 đã tổ chức kiểm tra, giám sát 563 giấy phép khai thác với khối lượng 14.522,275 m3 .Trong đó:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT cấp: 03 giấy phép, khối lượng 573,931 m3. + UBND huyện cấp 96 giấy phép với khối lượng là: 4.142,087 m3. + UBND xã cấp 464 giấy phép với khối lượng là: 9.806,257 m3. 3.2.2.9. Công tác giám sát hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản
Năm 2013, do nhu cầu về ván bóc, gỗ dăm lớn, các Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn huyện phát triển mạnh, hiện trên địa bàn huyện có 111 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, trong đó có 24 doanh nghiệp và cơ sở sơ chế ván bóc và gỗ băm. Do số lượng lớn, đồng thời thủ tục khai thác thông thoáng nên việc kiểm tra giám sát gặp nhiều khó khăn.
Để công tác quản lý đạt hiệu quả, đúng quy định, đồng thời không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, cơ sở trong hoạt động đơn vị luôn chỉ đạo Cán bộ kiểm lâm địa bàn bám sát cơ sở, phối hợp với chính quyền địa phương có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ trong khâu khai thác, lưu thông lâm sản; tuyên truyền hướng dẫn các chủ cơ sở hiểu và thực hiện đúng các quy định trong hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản, ghi chép sổ khai báo nhận, xuất lâm sản đầy đủ; Chỉ đạo Tổ Kiểm lâm cơ động và PCCCR xây dựng kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các cơ sở.
Trong năm đơn vị đã lập biên bản xử lý 05 trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản. Từ đó các cơ sở hoạt động đạt hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.