Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Phân tích SWOT và các bên liên quan trong việc tham gia công tác QLBVR tại Khu ATK Định Hóa
3.4.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc quản lý bảo vệ bền vững tài nguyên rừng tại Khu ATK
Việc đánh giá, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác QLBVR của Khu ATK có vai trò rất quan trọng trong việc đề xuất những giải pháp có tính khoa học và khả thi đối với công tác QLBVR của Khu trong thời gian sắp tới. Đề tài đã sử dụng mô hình SWOT để áp dụng trong phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển đối với công tác QLBVR của Khu ATK Định Hóa.
Kết quả được thể hiện tại bảng 3.9.
Bảng 3.9: Phân tích SWOT Điểm mạnh (S)
- Khu rừng Định Hóa là một bộ phận quan trọng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, có giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu, nhiều sinh cảnh độc đáo có giá trị nên thu hút được sự quan tâm đầu tư.
- Với nhiều địa danh lịch sử cách mạng, đồng bào dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cảnh quan đẹp, không khí trong lành có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cội nguồn lịch sử và du lịch sinh thái cộng đồng.
- Số lượng, trình độ quản lý và kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên của khu bảo tồn ngày càng được nâng cao cùng với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ trong đơn vị BQL rừng ATK Định Hóa.
- Công tác tuyên truyền vận động người
Điểm Yếu (W)
- Địa bàn rộng (52.272,2ha) nằm trên địa hình phức tạp, ranh giới giáp ranh với nhiều tỉnh, huyện nên rất khó kiểm soát tình hình vi phạm trái phép cũng như xử lý vi phạm vào rừng.
- Đời sống người dân địa phương còn nghèo, trình độ dân trí thấp, canh tác lạc hậu dẫn tới năng suất lao động không cao, đời sống phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên rừng.
- Mặc dù sinh cảnh đẹp nhưng chưa phát huy hết được tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cội nguồn lịch sử, hoạt động quảng bá du lịch còn chưa mạnh
- Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế cộng đồng còn ít và chưa đa dạng.
- Sự tham gia của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế mới chỉ dừng lại ở việc tham gia khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng tự nhiên.
dân tham gia QLBVR được thực hiện thường xuyên, xây dựng được các cam kết, hương ước tham gia QLBVR với người dân địa phương.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác QLBVR ngày càng được cải thiện, nâng cấp, trang thiết bị phục vụ QLBVR cũng ngày càng được quan tâm đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là trụ sở làm việc, nhà tiêu bản, nhà công vụ, các Trạm QLBVR.
- Đã có một số chương trình dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn cho cán bộ đồng thời nâng cao nhận thức và hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển kinh tế giảm áp lực vào tài nguyên rừng.
- Việc đầu tư dự án khôi phục để tôn tạo các điểm di tích lịch sử gặp nhiều khó khăn do chư chiển khai được Dự án hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng rừng của các hộ gia đình tại các điểm di tích lịch sử được quy hoạch thành rừng đặc dụng ATK.
- Tiền công tham gia nhận khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hiện nay là quá thấp, không ưu tiên cho người dân tham gia nhận khoán QLBVR.
- Mùa khô thường xảy ra khô hạn gây thiếu nước cho động thực vật. Bên cạnh đó ý thức của người dân trong khu vực chư cao nên để xẩy ra cháy rừng với diện tích 2,4 ha.
- Việc xây dựng dự án khôi phục rừng đặc dụng ATK gặp nhiều khó khăn do diện tích rừng đặc dụng, Phòng hộ cơ bản đã được giao cho các hộ dân quản lý, sử dụng lâu dài.
- Sức ép của việc khai thác gỗ và săn bắn đông vật hoang dã do dân từ các khu vực giáp ranh của các tỉnh Bắc Kạn, Tuyên Quang và huyện Phú Lương, Đại Từ ngày càng lớn.
- Tình trạng chống người thi hành công vụ diễn ra ngày càng gay gắt.
Cơ hội (O)
- Được sự quan tâm đầu tư cho các hoạt động QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học
Thách thức (T)
- Vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện các biện pháp phát triển
gắn kết bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng, thông qua các đề án có quy mô lớn (Đề án bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hóa số 1134/QD-TTg, đề án cánh rừng mẫu lớn...).
- Có sự phối hợp tốt giữa Ban quản lý và các đơn vị, tổ chức có liên quan tới công tác QLBVR, hoạt động QLBVR được triển khai thực hiện tới tận thôn bản.
- Có rất nhiều các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm tới hoạt động QLBVR của Khu ATK. Vì vậy, rừng Khu ATK có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý thông qua các chương trình dự án.
- Các cộng đồng vùng đệm, sinh sống quang khu di tích cũng có cơ hội nhận được những hỗ trợ đầu tư, tập huấn kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư.
- Ban quản lý rừng cũng như cộng đồng thôn bản tham gia quản lý rừng bền vững sẽ có nhiều cơ hội nhận được những giá trị từ dịch vụ môi trường rừng do các tổ chức, cá nhân khác phải chi trả khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở nước ta được áp dụng rộng rãi.
- Tạo nhiều công việc và nâng cao thu nhập cho cộng đồng thông qua phát triển dịch vụ du lịch cội nguồn và sinh thái.
kinh tế vùng đệm nhằm giảm áp lực vào rừng là một thách thức lớn đối với ban QLBVR.
- Nhu cầu lâm sản và đặc sản rừng trên thị trường ngày càng lớn, giá trị thu được từ các hành phi xâm hại rừng ngày càng cao nên việc ngăn chặn sự xâm hại vào rừng cũng ngày một khó khăn.
- Việc tìm ra giải pháp thu hút người dân tham gia tích cực vào công tác QLBVR, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp cũng là vấn đề khó khăn cần phải tìm ra giải pháp để thực hiện.
- Vấn đề thiếu vốn đầu tư, hỗ trợ các hoạt động QLBVR, kinh phí thực hiện các dự án xây dựng co sở hạ tầng thuộc đề án 1134 trong những năm tới...
- Vấn đề gia tăng dân số, nghèo đói ngày của cộng đồng vùng đệm ngày càng gây áp lực tới tài nguyên rừng đặc biệt là khu rừng đặc dụng ATK.
Từ kết quả phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại rừng Khu ATK Định Hóa, đề tài đưa ra một số chiến lược cần phải thực hiện đối với rừng Khu ATK Định Hóa trong thời gian tới như sau:
- Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Đối với rừng Khu ATK thì việc làm cấp bách hiện nay là cần nhanh chóng thực hiện điều tra, đánh giá một cách tỷ mỉ về quy mô diện tích, tài nguyên đa dạng sinh học, đa dạng cảnh quan cần phải quản lý. Nhanh chóng hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trình UBND tỉnh phê duyệt. Quy hoạch tổng thể các khu di tích lịch sử tạo điều kiện tốt cho hoạt động thăm quan du lịch.
- Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Kết quả phân tích cho thấy, những điểm yếu kém trong công tác QLBVR của rừng Khu ATK chủ yếu là thiếu vốn đầu tư cho các hoạt động QLBVR, công tác quảng bá những giá trị lịch sử và cảnh quan còn kém. Do đó, chiến lược cần đặt ra là: Thông qua việc đánh giá tầm quan trọng và những giá trị cần quản lý bảo vệ để thu hút quỹ đầu tư từ, nguồn vốn đầu tư từ phía tỉnh Thái Nguyên, các nguồn đầu tư hỗ trợ khác đối với rừng Khu ATK. Tăng cường công tác quảng bá để thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ở khu ATK, đồng thời thu hút sự quan tâm đầu tư của các công ty phát triển du lịch từ đó tạo lập nguồn vốn cho công tác QLBVR, thông qua đó sinh kế của cộng đồng cũng được đảm bảo thông qua các chương trình dự án phát triển vùng đệm, người dân được tham gia phát triển du lịch,… từ đó giảm áp lực vào tài nguyên rừng.
- Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm nhẹ những mối đe dọa từ bên ngoài. Với thách thức chủ yếu đối với
công tác QLBVR hiện nay là vấn đề giải quyết bài toán đối lập giữa nhu cầu quản lý bảo vệ, phát triển với khai thác sử dụng và sinh kế của cộng đồng. Vấn đề đặt ra chủ yếu là phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, tăng cường công tác tuyên truyền tới cộng đồng, thu hút sự tham gia của người dân vào công tác quản lý rừng thông qua việc khuyến khích họ tham gia phát triển du lịch, chia sẻ quyền ra quyết định, đóng góp ý kiến của cộng đồng từ đó khẳng định vai trò làm chủ rừng của cộng đồng.
- Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những thách thức từ bên ngoài. Với những điểm yếu và thách thức trong công tác QLBVR hiện nay thì phải: Tăng cường xây dựng mối quan hệ tích cực đối với cộng đồng địa phương, tăng cường mối quan hệ hợp tác và gắn kết đối với các bên liên quan và các địa phương vùng giáp ranh tới công tác QLBVR, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, thường xuyên tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã trái phép; đồng thời xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế vùng đệm dài hạn, tăng cường công tác đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu trong công tác quản lý rừng,…