Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên,
Bảng 3.1 Các trạng thái rừng của Khu ATK Định Hóa
TT Các trạng thái rừng Diện tích (ha)
I Rừng phòng hộ 7.050
1 Đất có rừng 5.763,50
2 Đất chưa có rừng (Ia, Ib, Ic) 1.286,50
II Rừng đặc dụng 8.728,0
1 Đất có rừng 6.779,32
2 Đất chưa có rừng (Ia, Ib, Ic) 1.948,68
III Rừng sản xuất 14.452,93
1 Đất có rừng 14.116,98
2 Đất chưa có rừng (Ia, Ib, Ic) 335,95
(Nguồn: Ban quản lý Khu ATK, 2013) 3.1.1.1. Đa dạng hệ sinh thái
Kết quả điều tra hệ thực vật rừng của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và rà soát bổ sung của Trung tâm tư vấn kết quả:
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi khu ATK Định Hóa có 153 ha, ưu thế của các loài thực vật: Nghiến, Trai, Chò chỉ, Chò xanh, Mạy tèo, Ô rô…
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi đất: Phân bố chủ yếu trong khu ATK Định Hóa bao gồm: rừng thứ sinh sau nhân tác; rừng phục hồi sau nương rãy; rừng tre
nứa. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác, sau nương rãy.
Đặc trưng cho hệ sinh thái này là các loài thuộc họ Na, họ Côm, họ Dẻ, họ Re…
- Hệ sinh thái trảng cỏ này nằm rải rác và đan xen giữa các hệ sinh thái nêu trên, đây là nơi sinh sống của các loài côn trùng và là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật ăn cỏ.
- Hệ sinh thái nông nghiệp và cư dân là điểm đáng chú ý nhất ở hệ sinh thái này là sự phân bố rải rác diện tích đất sản xuất nông nghiệp và các cụm dân cư. Sự đan xen đất sản xuất nông nghiệp và các cụm dân cư giữa hệ sinh thái rừng đã vô tình làm giảm phạm vi hoạt động cũng như môi trường kiếm ăn của các loài động vật hoang dã, điều này đã tác động không nhỏ đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã trong khu vực.
3.1.1.2. Đa dạng loài thực vật
Kết quả điều tra ban đầu đã phát hiện và giám định được 316 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 248 chi của 96 họ trong 4 ngành thực vật.
Bảng 3.2: Các ngành thực vật tại Khu ATK
Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài
Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1 1
Dương xỉ (Polypodiophyta) 8 9 14
Hạt trần (Pinophyta) 2 2 2
Hạt kín (Magnoliophyta) 85 236 299
Tổng cộng 96 248 316
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, 2014) - Tính đa dạng của khu hệ thực vật:
Sự đa dạng về loài và chi thực vật: Trong khu bảo vệ cảnh quan đã thống kê được 10 họ có số loài lớn nhất chỉ chiếm 31,3% về số loài và 27,8% số chi, họ nhiều loài nhất là họ Ba mảnh vỏ 26 loài chiếm 8,2% tổng số loài. Theo tiêu chí đánh giá thì hệ thực vật ở đây được coi là đa dạng về loài và chi thực vật.
Sự đa dạng về họ thực vật được đánh giá theo 2 chỉ tiêu: Tổng số các họ có số loài lớn hơn số loài trung bình của các họ chiếm không quá 40% tổng số các họ thực vật và số họ có 1- 2 loài chiếm 10 - 20% tổng số họ.
Trong khu ATK Định Hoá có 96 họ, 316 loài, trung bình mỗi họ có trên 3 loài.
Không kể những họ có số loài < 5, chỉ có 16 họ có từ 5 loài trở lên chiếm 17%, còn lại họ có số loài dưới mức trung bình chiếm 83% trong đó số họ chỉ có 1- 2 chi là 39 họ, chiếm 41%. Điều này chứng tỏ hệ thực vật trong khu vực cũng đa dạng về họ thực vật.
- Thực vật quí hiếm:
Căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới, đối chiếu với danh lục thực vật trong khu vực đã xác định được 76 loài quí hiếm (Danh sách loài thực vật quý hiếm - Chuyên đề thực vật), chiếm 7,6% tổng số loài, bằng 22,5% tổng số loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Mức độ quí hiếm chia thành 5 cấp như sau:
Rất nguy cấp - Endangered (E) có 9 loài.
Nguy cấp - Vulnerable (V) có 18 loài.
Hiếm - Race ( R) có 14 loài.
Bị de doạ - Threatened (T) có 21 loài.
Chưa biết rõ - Isuppciently known (K) Có 14 loài.
- Xu hướng biến đổi tài nguyên thực vật:
Hoạt động khai thác đã làm rừng giảm cả về diện tích và chất lượng. Mặc dù số lượng các loài cây không mất đi nhưng số lượng cỏ thể giảm rõ rệt, tỉ lệ cây to cũng giảm đáng kể, nhất là các loại cây quý. Cây to còn lại hầu hết bị cong queo, sâu bệnh, tổ thành các loài cây tạp ngày càng cao. Rừng gần như nguyên sinh chỉ còn ở vùng cao xa, địa hình hiểm trở. Nếu không kịp thời được bảo vệ, hệ sinh thái rừng sẽ có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn.
3.1.1.3. Hệ động vật rừng
a) Thành phần động vật rừng
Kết quả khảo sát ban đầu đã ghi nhận được 170 loài động vật có xương sống, trong 21 bộ, 75 họ, thuộc 4 lớp động vật ở cạn.
Bảng 3.3: Các lớp động vật trong khu ATK
Lớp Bộ Họ Loài
Thú 7 17 31
Chim 11 28 80
Bò sát 2 9 38
Ếch nhái 1 21 21
Tổng 21 75 170
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, 2014) b) Đánh giá tính đa dạng của khu hệ động vật.
- Đa dạng về loài của lớp động vật: Lớp Chim có nhiều nhất 80 loài nhưng cũng chỉ bằng 9,6% tổng số loài chim trong toàn quốc.
- Đa dạng loài của bộ: Bộ có số loài nhiều nhất là bộ sẻ có 36 loài, bộ rựa, bộ linh trưởng, mỗi bộ chỉ có 2 loài.
- Đa dạng loài theo họ: Họ có số loài nhiều nhất là họ Đớp mồi: 13 loài, 30%
số họ chỉ có 1-2 loài.
+ Yếu tố quý, hiếm của khu hệ.
Bước đầu đã phát hiện 21 loài thuộc loại quý, hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó lớp chim 3 loài, lớp thú 10 loài, lớp bò sát 8 loài, lớp lưỡng cư 1 loài.
+ Đánh giá tình trạng nguồn lợi động vật rừng.
Do săn bắn quá mức và mất dần sinh cảnh, động vật rừng đã trở nên nghèo nàn. Trước hết, 2 loài thú lớn đã bị tiêu diệt như: Nai, Vượn và 3 loài khác cũng có thể bị tuyệt chủng ở khu này như Hồng Hoàng, Hổ, Báo hoa mai. Sau là các loài động vật kinh tế khác có tần xuất gặp rất thấp.
+ Các mối đe dọa đến hệ động vật rừng
Mất rừng và săn bắn là hai mối đe dọa lớn đến hệ động vật rừng, việc khai thác gỗ củi đã làm mất cấu trúc tầng tán của rừng, ảnh hưởng đến những loài thú Linh trưởng, Sóc và nhiều loài chim rừng.
3.1.1.4. Đặc điểm di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá (nằm trong khu Bảo vệ cảnh quan ATK Định Hóa) là phần trung tâm trong quần thể di tích Việt Bắc (bao gồm các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang, Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, Chợ Đồn - tỉnh Bắc Cạn). Đây là nơi đặt các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ, nơi ghi dấu ấn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), là Thủ đô kháng chiến của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên địa bàn huyện (trong khu bảo vệ cảnh quan) có 109 điểm di tích lịch sử, đây thực sự là di sản văn hoá, lịch sử vô cùng quý giá của đất nước cần được mãi mãi bảo tồn và tôn tạo.
Ngoài ra, là phong tục tập quán canh tác, tập quán văn hóa (văn hóa ẩm thực, trang phục, lễ hội, âm nhạc…) của 8 dân tộc trong rừng đặc dụng, thực sự là những di sản quý giá cần được bảo tồn và phát triển.
Về cảnh quan thiên nhiên có nhiều cảnh quan đẹp có giá trị thẩm mỹ đặc biệt như: Thác Bẩy tầng trong rừng Khuôn Tát; Các cảnh quan Karst tại Định Hóa như:
cảnh quan Karst sót; cánh đồng Karst; thung lũng Karst; Karst dạng dãy… Rừng Khu ATK Định Hóa là nơi tập trung nhiều sinh cảnh tự nhiên độc đáo, rộng lớn, tính đa dạng sinh học phong phú, là nơi cư trú và bảo tồn nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Động vật (Nhím, Rắn, Chồn, Cầy Hương...), thực vật (Nghiến, Trai, Chò Chỉ, Chò Xanh...), do vậy được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các tổ chức bảo tồn trong nước phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Là khu vực miền núi phía Bắc được bao bọc bởi các dãy núi và thung lũng nên Khu rừng có nhiều cảnh quan độc đáo, nhiều suối, thác đẹp... là điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng.
3.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên
Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên tại Khu ATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên cho thấy có những yếu tố thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác quản lý rừng của Khu ATK.
- Vị trí địa lý
Ranh giới của Khu ATK được xác định dựa theo các yếu tố địa hình, địa vật như sông suối, đường phân thuỷ, các đỉnh núi, đường ranh giới hành chính nên dễ nhận biết, xác định trên thực địa.
Ranh giới quy hoạch cho Khu ATK không bị chồng chéo với quy hoạch sử dụng đất của các ngành, các chủ thể khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, khi các dự án đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ và phát triển rừng triển khai không ảnh hưởng tới các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, mà còn có điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện dự án vùng đệm.
Địa bàn rộng lớn với tổng diện tích tự nhiên lên tới 52.272,2 ha, gây khó khăn rất lớn cho công tác QLBVR, đặc biệt là khi đội ngũ cán bộ của Ban quản lý còn mỏng, khó nắm bắt hết tình hình trên địa bàn, mặt khác do rừng phân bố giáp ranh với địa bàn nhiều tỉnh như: Bắc Kạn, Tuyên Quang và các huyện như: Phú Lương, Đại Từ,… có nhiều nơi phải đi bộ vì chưa có đường đi vào, gây khó khăn rất lớn trong việc quản lý, ngăn chặn người dân xâm phạm vào Khu ATK để phá rừng, khai thác gỗ và săn bắn động vật trái phép.
- Địa hình
Do vị trí địa lý tự nhiên, huyện Định Hóa được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi, địa hình chia cắt phức tạp, có độ dốc lớn góp phần hạn chế các tác động vào rừng, tuy nhiên với kiểu địa hình này thì việc tuần tra, kiểm tra tình hình vi phạm trái phép vào tài nguyên rừng tại những khu vực này cũng rất khó kiểm soát, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang.
Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4: Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Khu ATK Định Hóa có ảnh hưởng tới công tác quản lý rừng
TT Điều kiện
tự nhiên Thuận lợi Khó khăn
1
Vị trí địa lý, phạm vi ranh
giới
- Ranh giới dễ xác định.
- Cách thành phố Thái Nguyên 50km theo Quốc lộ 3 và tỉnh lộ 254 chạy qua thuận lợi cho tuần tra, bảo vệ rừng.
- Địa bàn rộng với tổng diện tích đất tự nhiên lớn lên đến 52.272,2 ha.
- Ranh giới giáp với địa bàn nhiều tỉnh, huyện như tỉnh: Bắc Kạn,
Tuyên Quang.
- Khó kiểm soát việc xâm nhập vào Khu và vận chuyển, buôn bán lâm
sản trái phép.
2 Địa hình
- Địa hình chia làm 3 tiểu vùng rõ rệt vùng núi trung bình và núi cao, vùng núi đá vôi, vùng đồi núi thấp, độ dốc
lớn, chia cắt mạnh góp phần làm giảm tác động vào rừng.
- Địa hình hiểm trở và phức tạp khó quản lý ranh giới.
- Công tác tuần tra kiểm soát gặp khó khăn, việc kiểm soát tình hình xâm phạm rừng khó, đặc biệt khi đội ngũ
cán bộ của khu rừng còn hạn chế.
3 Đất đai
- Quỹ đất tiềm năng lớn có 5 loại đất chính: Đất Mácma, Feralit, dốc tụ, phù sa suối, dốc tụ có ảnh hưởng CaCO3.
Có hệ thực bì khá dày, tỷ lệ che phủ cao, chống xói mòn rửa trôi; Đất đai phù hợp với
nhiều loại cây trồng.
- Phần lớn đất đai là đồi núi khó canh tác, sức sản xuất thấp.
4 Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu nhiệt đới chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Kết hợp với sự đa dạng về địa hình tạo nên
hệ động, thực vật rất phong phú với nhiều loài cây lâm,
nông nghiệp.
- Độ ẩm khá cao trừ tháng 1, các tháng còn lại trên 80%
thuận lợi cho cây cối phát triển.
- Hệ thống sông, suối dày đặc, có thảm thực vật rừng che phủ là nơi trú ẩn và uống nước của
nhiều loài động vật.
- Mùa mưa hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
- Sương muối ở các thung lũng xuất hiện vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 2-3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sinh trưởng và phát
triển của cây trồng, đặc biệt cây non mới trồng.
- Đất đai: Địa bàn rộng lớn, gồm nhiều loại đất được phân bố theo độ cao, độ dốc khác nhau. Chính vì vậy sẽ phù hợp với nhiều loại cây trồng tăng tính đa dạng trong phát triển cây lâm nghiệp.
- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu huyện Định Hóa kết hợp với sự đa dạng về địa hình tạo nên hệ động thực vật rất phong phú phù hợp nhiều loài cây lâm, nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số yếu tố khí hậu như mùa mưa hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất; Sương muối gây hại cho một số cây trồng đặc biệt cây giống lâm nghiệp.
Hệ thống sông, suối dày đặc cộng với thảm thực vật rừng che phủ là nơi sinh sống, trú ngụ quan trọng của nhiều loài động vật trong Khu đồng thời là nguồn nước tại chỗ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
3.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế
Nhìn chung, nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Định Hóa dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song chủ yếu là lao động nông nghiệp (71,5%), trình độ lao động còn thấp, lao động còn thiếu việc làm; trong khi tỷ lệ tăng dân số còn cao, nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu rất cao về chất đốt (sao sấy chè) và diện tích canh tác lương thực, diện tích đất làm nhà ở… Đây là những sức ép lớn đến rừng và đất lâm nghiệp.
3.1.3.1. Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội
Khu ATK Định Hóa có tuyến đường tỉnh lộ 254 chạy qua các phân khu phục hồi sinh thái và hành chính dịch vụ, mặt đường đã được đầu tư trải nhựa hoàn toàn đi lại khá dễ dàng rất thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Khu. Tuy nhiên, việc tuyến đường tỉnh lộ 254 chạy qua cũng gây khó khăn không nhỏ đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu, nhất là tình hình ngăn chặn các vụ vi phạm phá rừng và săn bắn động vật hoang dã trái phép của lâm tặc.
- Các công trình: Điện, đường (đường giao thông liên thôn, liên xã), trường, trạm,... trong vùng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình trong vùng chủ yếu là rừng núi, dân cư sống phân tán nên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốn kém, dẫn đến nhiều công trình đầu tư mang tính dàn trải, nhiều
thôn bản sâu xa, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời đời sống và nhận thức của người dân địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng của Khu ATK.
3.1.3.2. Ảnh hưởng của đầu tư và thu nhập
Thu nhập chính của các hộ gia đình trong vùng là dựa vào sản xuất nông nghiệp và cây lâm nghiệp, tuy nhiên diện tích thích hợp để canh tác lúa nước và cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế lại rất hạn.
Nguồn thu nhập thấp, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, hiện nay tổng thu nhập bình quân trên đầu người đạt khoảng 17.000.000 đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (theo tiêu chí mới là 24,82%). Các nguồn lợi có thể khai thác được từ tài nguyên rừng đã cạn kiệt dẫn đến người dân địa phương xâm lấn đất rừng để canh tác, trồng rừng sản xuất. Đây là những mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo vệ rừng và cuộc sống của người dân, vì vậy đòi hỏi các dự án vùng đệm phải giải quyết được mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ rừng và ổn định, nâng cao đời sống cho người dân theo hướng phát triển bền vững về mặt sinh thái và kinh tế xã hội.
3.1.3.3. Ảnh hưởng của thị trường
Thị trường hàng hóa chưa phát triển, hiện tại hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa mới chỉ dừng lại ở việc buôn bán những mặt hàng thiết yếu, nhu cầu sản xuất ván dăm, chất đốt (sao sấy chè) đang tăng cao mà chủ yếu thực hiện buôn bán thông qua thương lái dẫn tới tình trạng tư thương ép giá, giá trị mang lại thực tế là không cao ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân và gia tăng áp lực lên tài nguyên rừng và đất rừng.
3.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội
3.1.4.1. Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư
Tổng số lao động có 57.057 người, cho thấy tiềm năng lao động tại chỗ là rất lớn, tuy nhiên thành phần dân tộc phức tạp gồm nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, lực lượng lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp chân tay, trình độ dân trí còn thấp gây khó khăn rất lớn cho công tác QLBVR của Khu, đặc biệt là tình hình ngăn chặn và xử lý vi phạm của người dân đối với tài nguyên động, thực vật của Khu ATK.