CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Cát Thịnh là xã vùng ngoài huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 20km, cách thành phố Yên Bái khoảng 50km.
Có tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 16.912,28 ha, có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp xã Suối Bu huyện Văn Chấn.
Phía Nam giáp xã Mường Thải huyện Phù Yên.
Phía Đông giáp xã TTNT Trần Phú, huyện Văn chấn.
Phía Tây giáp xã Tà xi Láng, huyện Trạm Tấu.
Đường giao thông liên thôn trong xã ngày một phát triển, mặt khác xã nằm trên đường giao thông nối liền thị xã Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái nên đây là một thuận lợi lớn cho việc buôn bán trao đổi hàng hoá.
1.4.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã Cát Thịnh chủ yếu là đồi núi, có nhiều núi cao và suối lớn chia cắt, độ dốc cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400 m. Đồi gò chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên, có độ dốc tương đối, trên diện tích đất dốc chủ yếu trồng các loài cây lâm nghiệp như: Bồ đề, keo và quế. Nơi đây có điều kiện rất thuận lợi cho cây quế phát triển, đây là điều kiện rất thuận lợi để có thể phát triển cây lâm nghiệp. Hiện nay xã vẫn còn một diện tích khá lớn đất chưa canh tác do địa hình khó khăn gây cản trở quá trình sản xuất của người dân. Các vùng chân đồi là dốc thoải có thể tự tưới tiêu theo chế độ thủy văn, do đó gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt trong trồng lúa nước, tuy nhiên lại gây khó khăn đối với việc bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng.
1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu
Theo nguồn tài liệu của Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Văn Chấn thì đặc điểm khí hậu của xã Cát Thịnh là :Thời tiết thuộc vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 300c. Mùa đông, nhiệt độ trung bình là 170c, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270c, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tổng nhiệt cả năm đạt 7.500 – 8.1000 C. Với nền nhiệt độ cao gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Đáng lo ngại nhất là vào mùa đông nhiệt
độ thường xuống rất thấp làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi.
- Độ ẩm, ánh sáng: Độ ẩm không khí trung bình năm 83 – 87%, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 55% (tháng 11). Lượng bốc hơi trung bình từ 770 – 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1360 – 1730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa quá lớn, lại tập trung vào một thời gian nhất định nên hiện tượng sụt lở đất thường xuyên xảy ra từ đó gây ảnh hưởng rất lớn đến việc thông thương, vận chuyển sản phẩm từ các thôn, xóm trong xã ra ngoài thành phố và vào trong thị trấn.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có tháng hầu như không có mưa. Trong mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng do vậy gây khó khăn lớn cho sản xuất và hiệu quả không cao, đây là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
- Gió: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam –Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 380 C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng .
- Bão: Do nằm trong vùng Tây Bắc nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra lũ quét, bình quân từ 4 – 6 trận/ năm.
Hàng năm về mùa mưa thường xảy ra các đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích lúa nước ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
1.4.1.4. Đặc điểm thủy văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo cho Cát Thịnh một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ quét ở các vùng ven suối.
Xã Cát Thịnh có hai dòng suối chính là suối Lao và suối Phà chảy qua, cùng với một hệ thống các khe suối nhỏ khá dày đặc như khe Kẹn, khe Căng, khe Rịa.
Cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất vào mùa khô, nó còn là nơi tập trung cư trú của nhiều loài cá vào mùa lạnh.
1.4.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất
* Tài nguyên đất
Bảng 1.1: Các loại đất của xã Cát Thịnh
STT Các loại hình sử dụng đất Diện tích( ha) Tỷ trọng(%)
1 Đất nông nghiệp 15883,13 93,9
2 Đất phi nông nghiệp 160,6 1
3 Đất chưa sử dụng 868,54 5,1
Tổng 16912,28 100
( Nguồn UBND xã Cát Thịnh năm 2014) Diện tích đất nông nghiệp chiếm rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên của toàn xã với 15883,13 ha chiếm 93,9%, đây là tiềm năng rất lớn để người dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Với đặc điểm về địa hình và cơ cấu diện tích đất đai như trên, đất đai của xã Cát Thịnh được chia ra làm 02 loại đất chính sau:
*Đất đồi: Chủ yếu là đất Feralitich đỏ vàng, là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, có tính chua nhẹ. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
*Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, ven suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất
STT Các loại hình sử dụng đất Diện tích( ha) Tỷ trọng(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 16912,28 100
1 Đất nông lâm nghiệp 15883,13 93,91
1.1 Đất lâm nghiệp 13615,4 80,5
1.1.1 Đất rừng tự nhiên phòng hộ 2631,4 15,56
1.1.2 Đất rừng sản xuất 10984 64,95
1.2 Đất nông nghiệp 2261,63 13,37
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 6,1 0.04
2 Đất phi nông nghiệp 160,6 0,95
2.1 Đất ở 35,5 0,21
2.2 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 15,52 0,0918
2.3 Đất chuyên dụng 0,16 0,000946
2.4 Đất phi nông nghiệp khác 70,54 0,4171
3 Đất chưa sử dụng 868,54 5,14
(Nguồn UBND xã Cát Thịnh năm 2014) Diện tích đất lâm nghiệp chiếm rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên của toàn xã với 13615,4 ha chiếm 80,5 %, đây là tiềm năng rất lớn để người dân phát triển sản xuất lâm nghiệp, nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tài nguyên rừng tự nhiên của xã rất phong phú và đa dạng song hiện nay diện tích rừng tự nhiên đang bị thu hẹp do tình trạng phá rừng vẫn diễn ra.
Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã lại thấp 2261,63 ha chiếm 813,37% đất khá bằng phẳng do đó thuận lợi cho việc trồng cây lương thực như : Lúa, ngô, sắn… Diện tích đất vườn nhà chủ yếu là vườn tạp được trồng các loài cây ăn quả và trồng rau ăn.
Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn 868,54 ha chiếm 5,%,14 chủ yếu là đất đồi, núi đá song nó cũng cho thấy việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai chưa hiệu quả, trong thời gian tới cần có các biện pháp sử dụng đất có hiệu quả và bền vững thông qua các chương trình, kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng.
1.4.1.6. Đặc điểm tài nguyên nước
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm, trữ lượng nước khá dồi dào.
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã có hai dòng suối chính là suối Lao và suối Phà chảy qua, cùng với một hệ thống các khe suối nhỏ khá dày đặc như khe Kẹn, khe Căng, khe Rịa,...
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra, khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, chất lượng nước tốt, không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.
Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống suối và ngòi phân bố không đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân còn rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 6,01 ha 1.4.1.7. Đặc điểm tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 13.615,4 ha. Trong đó đất rừng tái sản xuất là 11.126,5 ha chiếm 81,7%, đất rừng phòng hộ là 2488 ha chiếm 18,3%. .
Độ che phủ rừng đạt 70%, rừng có thảm thực vật đa dạng và phong phú, giữ và tạo môi trường cảnh quan trong sạch, phát triển nghề rừng còn là tiềm năng và thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.