CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THẢO LUẬN
3.2. Nghiên cứu về quy mô và kết cấu của các dạng mô hình NLKH điển hình
Bảng 3.2: Phân loại các dạng hệ thống NLKH tại xã Cát Thịnh
TT Các mô hình
Số hộ tham gia
Cơ cấu
%
Phân bố các xóm
1 R- Rg- C 9 30 Khe Căng, Tuần Vực 1, Tuần Vực 2, Pin Pé, Làng Lao, Đồng Mường.
2 Chè- Rg- C 6 20 Khe Căng, Tuần Vực 2, Đồng Mường, Rịa 1, Khe Kẹn.
3 R- Chè- Rg 6 20 Tuần Vực 1, Pin Pé, Làng Lao, Rịa 1, Ba Khe 3.
4 R- Rg –A 3 10 Đồng Mường, Khe Kẹn.
5 R- Rg- A- C 3 10 Tuần Vực 1, Ba Khe 3, Ba Khe 2.
6 Chè- Rg- A 2 6.67 Ba Khe 2, Khe Căng.
7 R- Rg 1 3.33 Tuần Vực 2
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Như vậy tại xã Cát Thịnh có 7 dạng mô hình NLKH chính : Mô hình 1: Rừng- Ruộng- Chăn nuôi.
Mô hình 2: Đồi chè- Ruộng- Chăn nuôi.
Mô hình 3: Rừng- Đồi chè- Chăn nuôi.
Mô hình 4: Rừng- Ruộng- Ao.
Mô hình 5: Rừng- Ruộng- Ao- Chăn nuôi.
Mô hình 6: Đồi chè- Ruộng- Ao.
Mô hình 7: Rừng- Ruộng.
Nhìn chung các mô hình NLKH tại xã tương đối phong phú và đa dạng, nhiều mô hình được áp dụng phù hợp với điều kiện địa hình của các xóm. Các mô hình trên được người dân quan tâm chú trọng phát triển rộng, các mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định hơn, đảm bảo tính lâu dài, ít tính rủi ro và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
- Loại mô hình 1: Rừng –Ruộng- Chuồng
Hình 3.1. Lát cắt thẳng đứng mô hình 1
Rừng chủ yếu là Bồ đề, Quế, Keo. Đất dốc trên 250
Cây ăn quả:
Nhãn, bưởi, mít.
Đất dốc vừa
Cây rau màu, gia vị trồng quanh nhà
Chuồng trại chủ yếu lợn, gà. Một số nuôi bò
Lúa, ngô.
Đất có độ màu tốt, tuy nhiên diện tích ít
Hình 3.2. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 1
Mô hình 1 là sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp + cây ăn quả + cây rau màu, lương thực thực phẩm và các cây phù trợ khác (các loại cây gia vị…) + nhà ở + chuồng trại + cây lúa. Mô hình có 9/30 hộ tham gia áp dụng, chiếm 30% và đạt được những hiệu quả rõ rệt. Các sản phẩm lương thực thực phẩm cung cấp đầy đủ và còn tạo ra sản phẩm dư thừa dùng để bán hoặc trao đổi hàng hóa, đồng thời cũng tạo ra nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh tăng gia cho các hộ gia đình, cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho nông hộ. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế khá cao nên được khá nhiều hộ áp dụng. Phân bố chủ yếu ở các xóm: Làng Lao và Pin Pé.
- Loại mô hình 2: Đồi chè- Ruộng- Chăn nuôi: Có 6 /30 hộ tham gia áp dụng, chiếm 20%. Mô hình được phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau màu, lương thực thực phẩm và các cây phù trợ khác (các loại cây gia vị…) và chuồng trại chăn nuôi. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao nên được khá nhiều hộ áp dụng. Phân bố chủ yếu ở các xóm: Khe Căng, Tuần Vực 2, Đồng Mường, Rịa 1, Khe Kẹn.
Rừng
Cây ăn quả
Nhà ở, chuồng trại cây rau màu
Ruộng
Hình 3.3. Lát cắt thẳng đứng mô hình 2
Hình 3.4. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 2
Chè trồng từ hạt.
Đất dốc thoải, đôi
chỗ dốc trên 250
Cây ăn quả:
Nhãn, bưởi, mít.
Trồng xen với chè
Cây rau màu, gia
vị trồng quanh
nhà
Chuồng trại nhỏ và ở liền kề gần khu nhà ở
Lúa, ngô.
Đất có độ màu tốt, tuy nhiên diện tích ít
Chè
Cây ăn quả trồng xen Nhà ở, chuồng trại cây rau màu
Ruộng
Hình 3.5. Lát cắt thằng đứng mô hình 3
Hình 3.6. Sơ đồ mặt nằm ngang của mô hình 3
Rừng chủ yếu là Bồ đề, Quế, Keo. Đất dốc trên 300
Chè được trồng phía dưới rừng, nơi có độ dốc vừa
Cây ăn quả , rau màu, gia vị trồng quanh nhà
Chuồng trại chủ yếu lợn, gà.
Rừng
Chè
Nhà ở, chuồng trại
Chè
- Loại Mô hình 3: Rừng- Đồi chè- Chăn nuôi: Mô hình là sự kết hợp của cây lâm nghiệp + cây lâu năm + chuồng trại. Đây là mô hình đòi hỏi có vốn đất khá rộng và cá thể xoay vòng vốn khá nhanh nên số hộ tham gia là khá nhiều có 6/30 hộ tham gia chiếm 20%. Phân bố chủ yếu ở các xã: Tuần Vực 1, Pin Pé, Làng Lao, Rịa 1, Ba Khe 3.
- Loại mô hình 5: Rừng- Ruộng- Ao- Chăn nuôi: là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất, các thành phần có tác động qua lại với nhau. Mô hình này cũng đã có được một số hộ gia đình áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, giảm sức ép phát triển dân số tác động vào tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra mô hình còn đảm bảo ổn định môi trường sinh thái, tạo ra một chuỗi thức ăn cho cây trồng, vật nuôi. Hiệu quả kinh tế - môi trường - xã hội của mô hình cao nhưng ít hộ tham gia vì vốn đầu tư cho mô hình cao, tài nguyên đất hạn hẹp.
- Loại mô hình 4,6,7: Chiếm 20% nhưng đòi hỏi vốn đầu tư và khả năng thu hồi vốn ở mô hình này lâu nên ít hộ gia đình tham gia . Phân bố chủ yếu ở các xóm: Đồng Mường, Khe Kẹn, Ba Khe 2, Khe Căng, Tuần Vực2.