Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động kinh tế của xã Cát Thịnh có nhiều chuyển biến, nghề nghiệp chủ yếu của đại đa số dân cư sinh sống tại xã là sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra một số hộ gia đình hoạt động buôn bán lẻ các mặt hàng và các dịch vụ ăn uống phát triển.

Năng suất, sản lượng lương thực thực phẩm của xã tăng lên hàng năm.

Lúa và ngô là hai cây lương thực chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của xã.

Ngoài ra ở nơi đây nghề trồng quế rất phát triển, diện tích trồng quế ngày càng được mở rộng và nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mà năng suất ngày càng tăng.

1.4.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Toàn xã có 2059 hộ và 8985 nhân khẩu, trong độ tuổi lao động là 4590 người, chiếm 51% dân số toàn xã .

Trên địa bàn xã chủ yếu có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống: Trong đó: kinh 2695 người chiếm 30%, Tày 1888 người (chiếm 21%), Và các dân tộc khác: 4402 người (Chiếm 49%) (Theo số liệu điều tra dân số của xã ngày 01/01/2010 và bổ xung năm 2011)

1.4.2.3. Giao thông

Trong những năm gần dây do được Đảng và nhà nước đầu tư nên hệ thống giao thông của xã ngày càng được hoàn thiện. Đường giao thông liên thôn có tới 70% được trải nhựa, đã có đường ôtô nhưng chất lượng chưa cao.

Trên địa bàn xã có hai tuyến đường quốc lộ chạy qua đó là quốc lộ 32 và 37 với tổng chiều dài trên 18km. Rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi vận chuyển hàng hóa của người dân. Nhưng do đặc điểm địa hình đồi núi phức tạp nên đường thường nhỏ, dốc và khó đi gây ảnh hưỏng đến việc đi lại của người dân. Vào mùa mưa đường thường trơn, mặt khác còn có thể bị sạt lở nên việc đi lại, chuyên chở hàng hoá của người dân gặp không ít khó khăn. Ngoài hệ thống đường giao thông chính trên còn có hệ thống đường dân sinh, đường lâm nghiêp và hệ thống đường mòn…

1.4.2.4. Thủy lợi

Hẩu hết các thôn đều có kênh, mương. Các kênh, mương thường xuyên được nạo vét, tu sửa các công trình thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu cho nhân dân trong toàn xã. Hề thống thủy lợi đang được cứng hóa. Hệ thống thủy lời rất thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển lúa nước và đào các ao để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp.

1.4.2.5. Y tế

Các xóm đều có y tế thôn bản, hệ thống cán bộ tuyên truyền viên, cộng tác viên dân số. Trạm y tế của xã đã được tăng cường vật tư, trang thiết bị, chế

độ thường trực 24/24 giờ trong ngày đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng quốc gia, ngăn chặn kịp thời không để phát dịch bệnh, làm công tác kế hoạch hóa gia đình và trẻ em.

1.4.2.6. Văn hóa

Trong những năm qua xã đã làm tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư xóm. Đến nay đã có 18/26 xóm có nhà văn hóa cộng đồng (9 nhà xây, 2 nhà bán kiên cố và 7 nhà tạm).

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Cát Thịnh.

Cát Thịnh có diện tích đất nông nghiệp khá là ít so với tổng diện tích đất tự nhiên nhất là diện tích đất có thể trồng lúa nước, do đó quy hoạch sử dụng đất phải hết sức hợp lý để sản xuất đạt hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do tình trạng phá rừng vẫn diễn ra.

Điều kiện thời tiết phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, song ngày càng thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân.

Nguồn lao động địa phương dồi dào, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất.

Điểm xuất phát kinh tế xã hội còn thấp, đời sống của đại bộ phận dân cư còn khó khăn, ít có vốn tích luỹ để đầu tư phát triển sản xuất và tái sản xuất mở rộng.

Mặt bằng dân trí còn thấp, tư tưởng làm ăn tự cung tự cấp vẫn còn mang nặng.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)