CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THẢO LUẬN
3.4. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong phát triển mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh
3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển NLKH
Việc phát triển mô hình NLKH cũng như việc phát triển kinh tế xã hội nó cũng cần nhiều yếu tố hợp thành và cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố, Do đó cần phải xem xét những thuận lợi và khó khăn cho phát triển NLKH để vừa phát huy tối đa những thuận lơị và vừa có những biện pháp khắc phục khó khăn nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng của mô hình NLKH. Qua điều tra và thảo luận xã Cát Thịnh có những thuận lợi và khó khăn cho phát triển NLKH như sau:
* NHững thuận lợi
Đất đai: Đất đai ở đây rất phù hợp với nhiều loại cây trồng trong mô hìnhNLKH. Do đó đất được coi là điều kiện cơ bản, quan trọng trong việc phát mô hình NLKH.
Rừng : Xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn. Đó là thành phần quan trọng trong việc giữ đất giữ nước và giữ ẩm cho cây trồng khác phát triển. Rừng điều hoà không khí, tạo môi trường sinh thái trong lành. Đồng thời còn có tác dụng ngăn chặn gió bão. Vì vậy rừng có vai trò thúc đẩy trong quá trình phát triển mô hình NLKH.
- Lao động: số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn đó là một tiềm năng về lao động cho phát triển mô hình NLKH lâu dài. Đồng thời người dân còn có những kinh nghiệm truyền thống từ cha ông về trồng trọt , chăn nuôi……
- Chính quyền đoàn thể của xã tạo mọi điều kiện cho người dân để phát triển kinh tế.
* Những khó khăn:
- Địa hình: Là một xã miền núi do đó có địa hình không bằng phẳng, dốc cao, gây khó khăn cho việc canh tác, đi lại và vận chuyển hàng hoá. Đồng thời làm tăng tốc độ dòng chảy dễ gây xói mòn đất, làm giảm độ màu mỡ của
đất dẫn đến năng suất cây trồng không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và môi trường sinh thái của mô hình NLKH.
- Trình độ dân trí: Phần đa người dân ở trong xã là dân tộc vẫn còn những hiểu biết và trình độ lạc hậu, khó tiếp thu những trình độ khoa học tiên tiến. Nên việc xây dựng, chăm sóc và quản lý mô hình còn chưa được hiệu quả và như vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH.
- Giao thông: Do xã toàn đồi núi cao nhiều tuyến đường liên thôn chưa có hoặc chỉ có là đường đất vì vậy mà việc vận chuyển giống, cây con hay phân bón về địa phương và các sản phẩm đem bán rất khó khăn.
- Nguồn nước: Toàn xã hầu như là hệ thống kênh mương không đủ đáp ứng nguồn nước tưới tiêu, nguồn nước sinh hoạt cũng không ổn định (dùng nước trong khe chảy ra, vào mùa khô thì bị cạn ). Do đó mà việc chủ động sản xuất và việc luân canh cây trồng bị hạn chế, cây trồng thiếu nước vào mùa khô dẫn đến năng suất không cao.
- Sâu bệnh hại cây, con: Người dân của xã còn lạ lẫm đối với các loại sâu bệnh hại cây ăn quả nên việc phòng trừ còn hạn chế và hầu như là không có. Bên cạnh đó xã còn nằm trong vùng gió lào nên việc phát sinh nhiều loại dịch bệnh luôn xảy ra, công tác thú y của xã còn yếu làm cho vật nuôi bị mắc bệnh nhiều.
- Khó cơ giới hoá: Toàn xã có rất ít diện tích canh tác bằng phẳng mà phần lớn là ruộng bậc thang do đó việc áp dụng cơ giới hoá là rất khó khăn.
Công tác làm đất chỉ theo phương pháp thủ công rất tốn thời gian công sức.
- Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm thường sản xuất ra chỉ bán với giá rất thấp (do bị ép giá và không có nơi thu mua) nhất là sản phẩm của cây ăn quả.
Bên cạnh đó giá cả thị trường luôn bấp bênh không ổn định nên làm cho người dân luôn lo lắng và hạn chế không dám mở rộng sản xuất.
- Vốn đầu tư: Vốn xuất thân từ nông dân lên hầu như tất cả những người nông dân ở trong xã đều không có vốn lớn. Sản xuất ra chỉ đủ ăn, nên để mở rộng sản xuất người dân chủ yếu là vay vốn. Mà vay vốn vẫn lãi xuất cao và ngắn hạn nên việc sản xuất không hiệu quả.
Qua quá trình họp nhóm những người dân có kinh nghiệm về các mặt thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức; tôi nhận thấy sự phát triển mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các mặt tích cực, tiêu cực được thể hiện ở bảng 3.15 sau:
Bảng 3.15: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển các mô hình NLKH S: Điểm mạnh
- Giao thông đi lại thuận tiện
- Người dân tiếp thu các nguồn thông tin nhanh, chịu khó học hỏi, tham gia lao động tốt
- Lực lượng lao động dồi dào
W: Điểm yếu
- Thiếu vốn đầu tư trong sản xuất - Thiếu kĩ thuật trong sản xuất, canh tác trên đất dốc
- Công trình mương máng thủy lợi còn yếu, nhiều đoạn chưa được đầu tư đúng mức
- Nguồn giống cây trồng mới chưa có hay còn thiếu
- Thiếu đất canh tác để mở rộng mô hình.
O: Cơ hội
- Khả năng tiếp nhận những kiến thức, kĩ thuật tiên tiến mới trong sản xuất NLN
- Nhiều chương trình, dự án đến với người dân
- Các tổ chức, đoàn thể tạo điều kiện để người dân được vay vốn để phục vụ sản xuất
- Sự quan tâm của các cấp chính quyền tới sự phát triển của xã
T: Thách thức
- Thiên tai, lũ lụt xảy ra hàng năm - Tình hình sau, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi
- Thị trường đầu ra cho các sản phẩm NLN
- Thiếu nước vào mùa khô
- Giá cả giống cây trồng, vật tư nông nghiệp tăng lên