Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 64 - 85)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả các dạng mô hình

3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh

Qua điều tra, phỏng vấn 30 hộ gia đình áp dụng phát triển các mô hình NLKH tại 10 xóm của xã Cát Thịnh, dựa trên phiếu thông tin của các hộ gia đình, đề tài tổng hợp kết quả sau:

Từ bảng 3.3 và bảng 3.4 và 3.5 dưới đây, ta nhận thấy loại mô hình R - Rg – C tập hợp được nhiều số hộ tham gia. Mô hình tổng hợp được các thành phần và thu được những hiệu quả cao từ rừng - ruộng- chăn nuôi. Đây là một hệ thống dễ áp dụng tại khu vực miền núi, đặc biệt đối với điều kiện địa hình phức tạp tại xã Cát Thịnh. Nguồn thu từ mô hình này khá cao và ổn định. Mô hình kết hợp chặt chẽ giữa cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu và ruộng lúa và chuồng trại chăn nuôi. Cây lâm nghiệp có tác dụng làm giảm sự xói mòn đất, chống sạt lở đất, giữ nước và giữ đất, làm cho đất tơi xốp; cây rừng là nguyên liệu củi, gỗ trong việc

xây dựng, làm đồ gia dụng và chất đốt . Chăn nuôi cung cấp phân bón cho cây.

Trong 30 hộ gia đình được điều tra, phỏng vấn thì có 9 hộ tham gia loại mô hình này. Qua bảng tổng hợp số liệu điều tra thì hộ gia đình đạt giá trị kinh tế cao nhất là 234,055 triệu đồng; hộ đạt giá trị thấp nhất là 6,46 triệu đồng.

Qua đó ta thấy hệ thống này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, nên có hướng đầu tư, khuyến khích mở rộng loại mô hình này.

Loại mô hình R - Rg - Ao - C là mô hình có 4 thành phần tham gia, có kết cấu bền vững, bảo vệ hệ thống và môi trường sinh thái, với sự có mặt của 4 thành phần tạo nên một cảnh quan cho khu vực. Mô hình là được bố trí từ cao xuống thấp. Trên cùng là đất giành cho các cây lâm nghiệp, đảm bảo giữ gìn môi trường trong lành, giữ đất, nước, làm cho đất tơi xốp, đó là nguồn thu dinh dưỡng của cây nông nghiệp giúp cho cây trồng nông nghiệp phát triển tốt. Cây nông nghiệp là nguồn thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm, tăng nguồn thu nhập cho nông hộ. Sau đó các loại rau xanh, phân bón của vật nuôi là thức ăn cho ao cá.

Ao cá cung cấp nước cho ruộng lúa, rau màu. Đó là những đặc trưng đảm bảo tính hài hòa bền vững trong mô hình. Loại mô hình này có thể hạn chế được rủi ro cao nhất trong tất cả các mô hình nên năng suất luôn cao và ổn định. Trên bảng số liệu điều tra, ta thấy hộ đạt giá trị kinh tế cao nhất là 272,5 triệu đồng, hộ đạt giá trị kinh tế thấp nhất là 98,05 triệu đồng.

Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao nhưng do địa hình phức tạp, lại đòi hỏi có vốn đầu tư tương đối cao, diện tích lớn và kĩ thuật tốt nên ít hộ gia đình tham gia.

Loại mô hình Chè- Rg- C được khá nhiều hộ tham gia chiếm 20%

trong tổng số 100% mô hình này nguồn vốn bỏ ra không lớn lại mau thu hồi vốn. Nhưng hạn chế của mô hình này là tính rủi ro cao do không chủ động được nguồn nước tưới cho chè và ruộng lúa, hoa màu và mô hình này đòi hỏi đất khá bằng phẳng nên không phải nơi nào cũng áp dụng được.

Bảng 3.3: Kết cấu mô hình NLKH của các hộ được điều tra

STT Họ và tên chủ hộ Các dạng mô hình

Diện tích ( ha)

Tỷ lệ phần trăm diện tích các thành phần ( % )

Rừng Ruộng Ao Chăn nuôi Chè 1 Hoàng Văn Nhớ R-V-Ao-C-Rg 3,56 84,34 7,03 7,31 1,32

2 Sa Quang Huy R-V-Ao-C-Rg 6,12 88,89 9,15 1,31 0,65 3 Hoàng Văn Kửu R-V-Ao-C-Rg 3,28 91,60 6,11 1,53 0,76

4 Hứa Ngọc Hưng Chè-Rg-Ao 1,86 19,36 26,88 53,76

5 Sùng A Gia Chè-Rg-Ao 1,10 27,27 27,27 45,46

6 Vừ Sâu Gia R-Rg-Ao 4,90 81,63 10,20 8,17

7 Vừ A Dơ R-Rg-Ao 2,48 80,65 12,10 7,25

8 Đinh Trọng Quyết R-Rg-Ao 3,97 88,16 7,56 4,28

9 Hoàng Hữu Tiền R-Rg-Chè 5,00 60,00 10,00 30,00

10 Hà Văn Út R-Rg-Chè 4,10 73,17 7,32 19,51

11 Mùa A Chu R-Rg-Chè 5,20 76,92 9,62 13,46

12 Chảo Vàng Su R-Rg-Chè 3,30 60,60 6,06 33,34

13 Hà Văn Tùng R-Rg-Chè 3,90 76,92 7,69 15,39

14 Phạm Đưng Khoa R-Rg-Chè 2,90 68,97 13,79 17,24

15 Triệu Đức Tỉnh Chè-Rg-C 0,43 23,26 6,98 69,76

16 Chảo A Ly Chè-Rg-C 1,03 29,13 2,91 67,96

17 Hoàng Văn Hải Chè-Rg-C 0,42 35,71 4,76 59,52

18 Hoàng Hữu Minh Chè-Rg-C 1,53 32,68 1,96 65,36

19 Sùng Bua Tùng Chè-Rg-C 2,33 12,88 1,29 85,83

20 Vừ Giống Củ Chè-Rg-C 2,47 38,87 0,40 60,73

21 Nguyễn Văn Nghị R-Rg-C 3,88 90,21 9,28 0,51

22 Hoàng Hữu Trường R-Rg-C 2,18 91,74 6,88 1,38

23 Hà Văn Bắc R-Rg-C 3,27 91,63 7,64 0,73

24 Giàng Văn Páo R-Rg-C 4,42 90,60 9,06 0,34

25 Sùng A Thông R-Rg-C 3,37 89,02 10,39 0,59

26 Sùng A Măng R-Rg-C 5,27 94,88 4,74 0,38

27 Sùng Nhờ Chơ R-Rg-C 3,28 91,46 7,62 0,92

28 Hờ A Giống R-Rg-C 5,32 93,98 5,64 0,38

29 Hà Văn Thiện R-Rg-C 3,28 91,46 7,63 0,91

30 Đinh Công Nới R-Rg 5,60 89,28 10,71

Bảng 3.4: Thu nhập từ các thành phần và tỉ trọng của mỗi thành phần trong các mô hình điều tra

STT Họ và tên chủ hộ Các dạng mô hình

Tổng thu (Triệu

đồng)

Rừng Ruộng Ao Chăn nuôi Chè

Triệu đồng

Tỷ trọng (%)

Triệu đồng

Tỷ trọng

(%)

Triệu đồng

Tỷ trọng

(%)

Triệu đồng

Tỷ trọng

(%)

Triệu đông

Tỷ trọng

(%)

1 Hoàng Văn Nhớ R-V-Ao-C-Rg 214,25 0 0 16,25 7,6 100 46,63 98 45,74

2 Sa Quang Huy R-V-Ao-C-Rg 440,92 200 45,6 40,92 9,12 160 36,29 40 9,23

3 Hoàng Văn Kửu R-V-Ao-C-Rg 399,8 250 62,53 7,8 1,95 90 22,51 52 13,01

4 Hứa Ngọc Hưng Chè-Rg-Ao 174 26 14,94 120 68,97 28 16,09

5 Sùng A Gia Chè-Rg-Ao 273,25 16,25 5,95 240 87,83 17 6,22

6 Vừ Sâu Gia R-Rg-Ao 117,7 0 0 37,7 32,03 80 67,97

7 Vừ A Dơ R-Rg-Ao 83,92 0 0 19,92 23,74 64 76,26

8 Đinh Trọng Quyết R-Rg-Ao 99,58 0 0 21,58 21,67 78 78,33

9 Hoàng Hữu Tiền R-Rg-Chè 114,2 0 0 17,6 15,41 96,6 84,59

10 Hà Văn Út R-Rg-Chè 73,22 0 0 23,94 32,7 49,28 67,3

11 Mùa A Chu R-Rg-Chè 195,3 120 61,44 34,8 17,82 40,5 20,74

12 Chảo Vàng Su R-Rg-Chè 95,875 0 0 17,875 18,64 78 81,36

13 Hà Văn Tùng R-Rg-Chè 66,3 0 0 24,9 37,56 41,4 62,44

14 Phạm Đưng Khoa R-Rg-Chè 60,1 0 0 30 49,92 30,1 50,08

15 Triệu Đức Tỉnh Chè-Rg-C 129,59 8,3 6,4 102 78,71 19,29 14,89

16 Chảo A Ly Chè-Rg-C 102,145 24,895 24,37 36,75 35,99 40,5 39,64

17 Hoàng Văn Hải Chè-Rg-C 141,175 11,05 7,83 114 80,75 16,125 11,42

18 Hoàng Hữu Minh Chè-Rg-C 180,9 37,7 15,34 81,6 45,11 61,6 34,05

19 Sùng Bua Tùng Chè-Rg-C 75,6 19,8 26,19 43,2 57,14 12,6 16,67

20 Vừ Giống Củ Chè-Rg-C 101,3355 43,3355 42,76 28 26,63 30 29,61

21 Nguyễn Văn Nghị R-Rg-C 62,725 0 0 28,6 45,6 34,125 54,4

22 Hoàng Hữu Trường R-Rg-C 88,83 0 0 13,23 14,89 75,6 85,11

23 Hà Văn Bắc R-Rg-C 115,3 0 0 20,8 18,04 94,5 81,96

24 Giàng Văn Páo R-Rg-C 89,875 0 0 33 36,72 56,875 63,28

25 Sùng A Thông R-Rg-C 133,35 0 0 25,35 19,01 108 80,99

26 Sùng A Măng R-Rg-C 99,175 0 0 19,175 19,33 80 80,67

27 Sùng Nhờ Chơ R-Rg-C 83,8 0 0 20,8 24,82 63 75,18

28 Hờ A Giống R-Rg-C 66,29 0 0 20,79 31,36 45,5 68,64

29 Hà Văn Thiện R-Rg-C 284,72 240 84,29 19,52 6,86 25,2 8,85

30 Đinh Công Nới R-Rg 406 370 91,13 36 8,87

Còn lại các mô hình: R- Rg - Ao, Chè- Rg- Ao, R- Rg, R- Rg- Chè thì mô hình R – Rg- Ao có ưu thế hơn hẳn so với 3 mô hình còn lại. Nguồn thu nhập từ mô hình cũng cao hơn, mức độ rủi ro cũng thấp hơn do đảm bảo nguồn nước từ ao cá cho, ruộng lúa. Và rừng thì đảm bảo được giữ đất chống xói mòn rửa trôi chất dinh dưỡng.

Từ việc phân loại các nhóm mô hình, đề tài tiếp tục tiến hành nghiên cứu cơ cấu về diện tích và cơ cấu về thu - chi/ha của các hộ để thấy rõ được hiệu quả kinh tế của các mô hình đem lại.

Bảng 3.5: Phân bố số hộ NLKH theo diện tích

Diên tích( ha) Số hộ Tỷ lệ %

0,435- 1,27 4 13,33

>1,27- 2,08 2 6,67

>2,08- 2,89 4 13,33

>2,89- 3,7 8 26,67

>3,7- 4,51 5 16,67

>4,51- 5,32 4 13,33

>5,32 3 10

Tổng 30 100

Các mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh đều có diện tích khá rộng từ 0,435 ha trở lên, nhưng mỗi mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau do cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở mỗi mô hình NLKH khác nhau. Ở diện tích >2,89- 3,7 ha có khoảng 8 hộ sử dụng, chiếm 26,67%. Do đó, diện tích giành cho sản xuất NLKH của 8 hộ này vẫn ở mức trung bình.

Diện tích > 5,32 ha có 03 hộ trong tổng số 30 hộ được điều tra, chiếm 10%. Diện tích cho phát triển các mô hình NLKH ở 03 hộ này là khá rộng và thu nhập từ sự bố trí, cơ cấu cây trồng trên diện tích như thế này tương đối cao, đảm bảo ổn định đời sống và cải thiện dần đời sống.

Bảng 3.6: Phân bố số hộ NLKH theo mức thu chi/ha Thu - chi/ha

(triệu đồng/ha) Số hộ Tỷ lệ %

1,21- 12,85 15 50

>12,85- 24,49 2 6,67

>24,49- 36,13 1 3,33

>36,13- 47,77 1 3,33

>47,77- 59,41 2 6,67

> 59,41- 71,05 2 6,67

>71,05 7 23,33

Tổng 30 100

Mức thu nhập từ 1,21- 12,85 triệu đồng/ha có khoảng 15 hộ gia đình tham gia. Mức thu nhập này vẫn còn thấp do chi phí đầu tư vào các mô hình còn cao, kĩ thuật áp dụng vào mô hình còn kém hiệu quả hay chưa có kĩ thuật (tập quán miền núi).

Bên cạnh đó cũng có một số gia đình đạt được mức thu nhập đáng kể trên 71,05 triệu đồng/ha; mức thu nhập này có 07 hộ gia đình đạt được, chiếm 23,33% tổng số hộ tham gia. là do người dân đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đưa các giống mới vào sản xuất cho năng suất cao và sức chống chịu tốt, chất lượng tốt.

Bảng 3.7: Tỷ lệ % tổng thu nhập sản phẩm của các loại hệ thống (triệu đồng)

Nguồn thu nhập

Loại hệ thống

Cây công nghiệp

Cây lâm nghiệp

Cây lương thực, thực

phẩm

Chăn nuôi

Loại I R- Rg- C

Số lượng 0 240 201,265 582.8

% 0 23,44 19,65 56,91

Loại II Chè- Rg- C

Số lượng 195,115 0 145,08 405,55

% 26,16 0 19,45 54,39

Loại III R- Rg- Chè

Số lượng 335,88 120 149,115 0

% 55,52 19,83 24,65 0

Loại IV R- Rg- Ao

Số lượng 0 0 79,2 222

% 0 0 26,96 73,04

Loại V R- Rg- Ao- C

Số lượng 0 450 64,97 540

% 0 42,66 6,15 51,19

Loại VI Chè- Rg- Ao

Số lượng 45 0 42,25 360

% 10,06 0 9,45 80,49

Loại VII R- Rg

Số lượng 0 370 36 0

% 0 91,13 8.87 0

Bảng 3.8: Tỷ lệ % tổng chi phí sản phẩm của các loại hệ thống (triệu đồng)

Nguồn chi phí Loại hệ thống

Cây công nghiệp

Cây lâm nghiệp

Lương thực, thực

phẩm

Chăn nuôi Loại I

R- Rg- C

Số lượng 0 112,55 85,242 410,6

% 0 18,5 14,01 67,49

Loại II Chè- Rg- c

Số lượng 67,159 0 61,845 344,42

% 14,2 0 13,05 72,75

Loại III R- Rg- Chè

Số lượng 88,267 98,1 75,28 0

% 33,73 37,5 28,77 0

Loại IV R- Rg- Ao

Số lượng 0 39,3 36,01 97

% 0 22,81 20,89 56,29

Loại V R- Rg- Ao- C

Số lượng 0 54,8 29,03 346

% 0 12,75 6,75 80,5

Loại VI Chè- Rg- Ao

Số lượng 14,75 0 13,24 167,3

% 7,55 0 6,78 85,67

Loại VII R- RG

Số lượng 0 80,4 25,7 0

% 0 75,78 24,22 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua 2 bảng 3.7 và 3.8, ta thấy các mô hình đạt được hiệu quả kinh tế khác nhau do sự bố trí canh tác cây trồng, vật nuôi trên diện tích của các hộ.

Các sản phẩm mà nông hộ thu nhập được từ mô hình cũng khác nhau, giá trị của các mô hình cũng khác nhau.

Ở loại mô hình 1 nguồn thu từ chăn nuôi thì rất lớn. Do khả năng áp dụng tiến bộ khoa học nên các hộ chăn nuôi có kĩ thuật hơn; Nguồn thu nhập từ cây lâm nghiệp cũng khá lớn khoảng 204 triệu đồng. Bên cạnh đó nguồn thu nhập từ cây lâm nghiệp chiếm khoảng 201,265 triệu đồng.

Các loại mô hình 2, mô hình 3 và 4 cũng đạt được giá trị kinh tế cao, song chi phí cho những mô hình đó cũng tương đối cao. Nguồn thu chủ yếu của các mô hình này là chăn nuôi + cây công nghiệp. Trong đó, ở mô hình 2 và mô hình 4 thì nguồn thu từ cây lâm nghiệp lại không có do chu kỳ kinh doanh của cây lâm nghiệp dài.

Đối với mô hình 6 và 7 thì mức thu nhập thấp hơn so với các mô hình khác do kĩ thuật áp dụng chưa hiệu quả, người dân vẫn còn nặng về tập quán canh tác cũ, diện tích lớn. Nguồn thu từ chăn nuôi của mô hình 7 thì không có. Do đó, nguồn thu nhập của mô hình cũng thấp hơn so với các mô hình khác, cũng do thời gian cho cây lâm nghiệp là rất dài.

Mô hình 5 cho thu nhập cao nhất: Đó cũng là mô hình có cấu trúc hoàn thiện nhất nhưng đòi hỏi chi phí cao, phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật.

Bảng 3.9 Giá trị các loại rừng hiện có trên địa bàn xã Cát Thịnh

Loài cây Tiền thu được từ 1ha

(triệu đồng) Chu Kỳ

Keo 56 5 năm

Quế 150 10 năm

Bồ đề 50 6 năm

Bảng 3.10: Dự kiến hiệu quả kinh tế của các mô hình sau 5 năm (2019)

( Triệu đồng) STT Họ tên chủ hộ Dạng mô hình

Diện tích rừng ( ha)

Loài cây lâm nghiệp

Tổng thu từ rừng

Tổng chi cho rừng

Hiệu quả từ rừng

Hiệu quả mô hình

hiệu quả/ha

1 Hoàng Văn Nhớ R-Rg- Ao- C- V 3 Keo, quế 172 45 127 225,05 63,27

2 Sa Quang Huy R-Rg- Ao- C- V 5,44 Keo, quế, bồ đề 129,46 40 89,46 326,05 53,27

3 Hoàng Văn Kuu R-Rg- Ao- C- V 3 Bồ đề, quế 250 34,4 215,6 272,5 82,7

4 Hứa Ngọc Hưng Chè- Rg- Ao 91,7 63,24

5 Sùng A Gia Chè- Rg- Ao 160,26 140,58

6 Vừ Sâu Gia R-Rg- Ao 4,0 Bồ đề,quế 236 63,2 172,8 207,08 42,1

7 Vừ A dơ R-Rg- Ao 2,0 Bồ đề, quế 110 44 66 100,82 40,33

8 Đinh Trọng Quyết R-Rg- Ao 3,5 Keo 196 67 129 188,79 47,2

9 Hoàng Hữu Tiền R- Rg- Chè 3,0 Keo, bồ đề 162 33,8 128,2 139,6 27,8

10 Hà Văn Út R- Rg- Chè 3,0 Quế, bồ đề 165 47,6 117,4 159,52 38,53

11 Mùa A Chu R- Rg- Chè 4,0 Bồ đề, quế 220 70 150 293,4 56,17

12 Chảo Vàng Su R- Rg- Chè 2,0 Keo, bồ đề 106 21,32 84,68 148,835 44,43

13 Hà Văn Tùng R- Rg- Chè 3,0 Bồ đề, quế 160 40,5 119,5 164,773 42,14

14 Phạm Đưng Khoa R- Rg- Chè 2,0 Keo, quế 114 30 84 121 41,16

15 Triệu Đức Tỉnh Chè -Rg- C 21,42 49,81

16 Chảo A Ly Chè -Rg- C 77,9 75,63

17 Hoàng Văn Hải Chè -Rg- C 51,61 122,88

18 Hoàng Hữu Minh Chè -Rg- C 92,5 60,46

19 Sùng Bua Tùng Chè -Rg- C 84,45 36,24

20 Vừ Giống Củ Chè -Rg- C 141,42 57,26

21 Nguyễn Văn Nghị R- Rg- C 3,5 Bồ đê, quế 185 62 123 167,113 43,07

22 Hoàng Hữu Trường R- Rg- C 2,0 Keo, quế 113 30 83 106,7 48,95

23 Hà Văn Bắc R- Rg- C 3,0 Quế,Keo 152 64,5 87,5 109,3 33,38

24 Giàng Văn Páo R- Rg- C 4,0 Keo, bồ đề 209 92 117 131,875 29,74

25 Sùng A Thông R- Rg- C 3,0 Bồ đề, quế 155 44,5 110,5 137,55 40,64

26 Sùng A Măng R- Rg- C 5.0 Bồ đề 250 53 197 233,725 44,06

27 Sùng Nhờ Chơ R- Rg- C 3,0 Quế, bồ đề 160 56,5 103,5 113,63 34,33

28 Hờ A Giống R- Rg- C 5.0 Bồ đề, keo 265 67,2 197,8 204,26 38,14

29 Hà Văn Thiện R- Rg- C 3,0 Quế 240 50,665 189,335 234,055 70,28

30 Đing Công Nới R- Rg 4 Bồ đề, keo 220 64,1 155,9 299,9 53,26 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Từ bảng dự kiến hiệu quả các mô hình NLKH sau 5 năm thì đã có thể nhận thấy rằng các mô hình có rừng thường được bà con áp dụng nhiều, vì phù hợp với điều kiện tự nhiên mà nó lại có thể mang lại hiêu quả kinh tế khá cao và bền vững. Còn các mô hình như : Chè- Rg-C có hiệu quả kinh tế khá cao nhưng chỉ áp dụng trên diện tích đất khá bằng phẳng nên khả năng phổ biến của nó là thấp.

Hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH của 3 hộ gia đình điển hình tại xã Cát Thịnh

Qua thời gian trực tiếp điều tra, phỏng vấn và nghiên cứu 30 hộ gia đình trong 10 xóm của xã, tôi đã nhận thấy mỗi hộ gia đình đều những phương thức canh tác riêng và đem lại nguồn thu nhập cho nông hộ là khác nhau; mỗi mô hình là một nét đặc trưng riêng tạo nên nét đẹp cho cảnh quan tự nhiên của xã.

Để thấy được sự khác nhau giữa các mô hình đó, tôi đã tiến hành điều tra, phân loại và nghiên cứu kĩ 03 loại mô hình NLKH điển hình đang được người dân địa phương áp dụng.

Loại mô hình: R – Rg- Ao- C (Rừng + chuồng trại vật nuôi + ao cá + ruộng lúa). Đây là một mô hình hoàn chỉnh, kết hợp được cả nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro trong phát triển sản xuất NLKH tại địa phương, hiệu quả rõ rệt.

Loại mô hình: R - Rg- C (Rừng + cây rau màu, lương thực thực phẩm và các cây phù trợ khác (các loại cây gia vị…) + nhà ở + chuồng trại vật nuôi + ruộng lúa). Mô hình này cũng khá phổ biến tại địa bàn xã; kết cấu hợp lý, cách thức trồng thích hợp.

Loại mô hình: R - Rg- Ao (Rừng + cây ăn quả + nhà ở + ao cá+ ruộng).

Đây là mô hình được áp dụng nhiều tại địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa cây lâm nghiệp, ao cá và ruộng lúa. Chi phí cho mô hình cũng khá cao trên một đơn vị diện tích trung bình.

a. Hệ thống R – Rg- Ao- C

Chủ hộ: Sa Quang Huy53 tuổi. Dân tộc: Tày. Trình độ văn hóa: 12/12.

Số nhân khẩu: 8Số lao động chính: 2Số lao động phụ: 2

Địa chỉ: xóm Ba Khe 2 - xã Cát Thịnh - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái

Bảng 3.11. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình

Cơ cấu đất đai Diện tích(ha) Tỷ lệ %

Đất lâm nghiệp 5,44 88,92

Đất trồng lúa 0,56 9,15

Đất nhà ở 0,018 0,29

Đất chăn nuôi 0,1 1,64

Tổng 6,118 100

Qua bảng cơ cấu sử dụng của gia đình ông Huy thì diện tích giành cho đất lâm nghiệp là 5,44 ha (chiếm 88,92%).

Mô hình của gia đình ông Huy cho thu nhập khá cao và ổn định. Mô hình R - Rg- Ao- C được gia đình ông Huy xây dựng từ năm 2007. Ban đầu

do kĩ thuật chưa có nên mô hình vẫn còn đơn giản, đã có sự kết hợp giữa cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp với nhau. Sau khi được tiếp cận với nhiều thông tin từ các cán bộ khuyến nông của xóm, xã triển khai các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là sản xuất mô hình NLKH thì ông Huy đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất chăn nuôi như: mở rộng diện tích chăn nuôi, đào ao thả cá, trồng các loại giống lúa mới có năng suất cao. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng một số cây lâm nghiệp dài ngày đặc thù của vùng đó là cây quế chon hang suất và sản lượng lớn. Và một số cây ăn quả như: vải và một số cây phù trợ khác.

Sơ đồ lát cắt cho thấy, sự sắp xếp, bố trí các loại cây trồng và vật nuôi một cách hợp lý và thống nhất.

Phần trên cùng là rừng phòng hộ và phần rừng giáp với sườn đồi là diện tích rừng hỗn giao quế, keo, bồ đề mà gia đình vừa trồng được hơn 7 năm.

Phần sườn đồi chủ yếu là các cây ăn quả, các cây phù trợ. Hệ thống chuồng trại cho vật nuôi cũng đã có đầy đủ và đang được xây dựng kiên cố. Ông Huy có ba ao thả ba ba : trên diện tích 8000 m2.

Tổng thu nhập mà gia đình ông Huy nhận được từ mô hình là 440,92 triệu đồng, trong đó, chi phí cho mô hình là 204,33triệu đồng; thu lãi khoảng 236,59triệu đồng (năm 2014). Nguồn thu nhập của gia đình ông Huy càng gia tăng thêm nhờ mô hình này.

Cây trồng, vật nuôi Ruộng lúa Chuồng trại Ao Nhà ở Rừng

Điều kiện đất đai Đất bằng phẳng Khá bằng phẳng Đất bằng phẳng Đất dốc, đất đỏ pha vàng Loài cây, vật nuôi

chính

Bắc thơm, khang dân...

Hươu, Lợn, ngan,vịt Ba ba Nhà gỗ Quế, Keo, Chò nâu, Tổ chức quản lý Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình Hộ gia đình

Khó khăn Thiếu nước vào mùa khô, kĩ thuật chăm sóc

Dịch bệnh dễ xảy ra, kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế.

Thiếu nguồn nước sạch, và kỹ thuật còn hạn chế.

Địa hình phức tạp, vốn đầu tư ít. Thu hồi vốn lâu.

Mong muốn Được học tập kĩ thuật; cung cấp đủ nước

Được học tập kỹ thuật

Cung cấp nguồn nước sạch, kỹ thuật.

Được học tập kĩ thuật. Cây rừng ngắn ngày sớm thu hồi vốn.

Giải pháp Mở lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất lúa, xây dựng hệ thống thủy lợi.

Mở lớp tập huấn kĩ thuật về vật nuôi, cách phòng chống bệnh.

Xây dựng hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước sạch cho ba ba. Mở lớp tập huấn kỹ thuật.

Mở lớp tập huấn kĩ thuật trồng rừng, định hướng cho người dân các cây trồng ngắn ngày.

Hình 3.7: Sơ đồ lát ct h thng R – Rg- Ao- C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)