Đánh giá và phân các dạng mô hình NLKH hiện có ở xã Cát Thịnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá và phân các dạng mô hình NLKH hiện có ở xã Cát Thịnh

Đối với diện tích đất lâm nghiệp có thể thấy rằng từ năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp đã tăng lên so với các năm trước đó. Do việc giao đất giao rừng cho người dân quản lý và sử dụng cùng với tác động của các chương trình trồng rừng như 661, 327 đã tạo động lực thúc đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống, đồi trọc của xã. Diện tích rừng tự nhiên trước đây phát nương làm rẫy nay cùng được giao để phục hồi và sản xuất nông lâm nghiệp.

Kết quả điều tra cũng cho thấy những năm gần đây xã đã đạt được một số kết quả trong việc xây dựng và phát triển nông thôn miền núi nói chung và nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như môi trường nói riêng. Đời sống của người dân phần nào được cải thiện. Đáp ứng nhu cầu về lương thực trước mắt cho phát triển kinh tế lâu dài. Tuy nhiên diện tích đất ruộng ở địa phương lại ít, chiếm tỷ lệ rất thấp so với diện tích đất dốc, đồng thời điều kiện canh tác khó khăn hơn vùng đồng bằng, tập quán canh tác vẫn còn lạc hậu, năng suất thấp, việc đầu tư thâm canh của người dân còn hạn chế cho nên dẫn đến kinh tế vùng còn chậm phát triển.

Trước tình hình thực tế như vậy đòi hỏi xã còn phải có những hướng đi sâu hơn nữa, thiết thực hơn nữa, phải có những chiến lược lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường bền vững mà ở rất nhiều địa phương đã thành công và phát triển. Đó là xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng NLKH nhằm khai thác có hiệu quả vùng đất dốc và bảo vệ môi trường.

Vậy hiện nay xã đã có những mô hình NLKH nào? Có đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường hay không? Có phù hợp với điều kiện địa phương và được nhiều người dân chấp nhận không? Có thể nhân rộng và được coi là mục tiêu của chiến lược phát triển, sử dụng, bảo vệ đất dốc hay không? Đó là những vấn đề mà đề tài muốn tìm hiểu. Và để thấy được những điều này đề tài đã điều tra và tổng hợp kết quả cụ thể:

Trên địa bàn xã Cát Thịnh, các mô hình NLKH đã được áp dụng trong khoảng 7 năm trở lại đây. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy, công tác sản xuất nông - lâm nghiệp của xã đã có nhiều biến chuyển trong thời gian qua.

Đặc biệt từ những năm 2000 khi chủ trương giao đất giao rừng tới từng hộ dân đã tạo điều kiện cho người dân tự chủ trong việc sản xuất và xây dựng các mô hình của bản thân họ. Đồng thời từ khi kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận tiện hơn đã tạo điều kiện để tiêu thu hàng hóa trong địa phương.

Được sự quan tâm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền trong xã Cát Thịnh đã có những bước chuyển mình trong việc sản xuất NLKH, từng bước xây dựng đời sống của người dân ngày càng đi lên. Áp dụng tiến bộ khoa học vào trong

sản xuất, ổn định các phương thức canh tác hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nông lâm nghiệp. Vận dụng hết khả năng, tiềm năng sẵn có của tài nguyên đất, nước tại địa phương .

Từ hiệu quả của việc sản xuất NLKH đem lại, người dân trong xã tiếp tục triển khai, thực hiện và nhân rộng các mô hình NLKH đem lại hiệu quả kinh tế cao; ủng hộ, tham gia nhiệt tình trong các buổi trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, tập huấn, tuyên truyền của các cán bộ khuyến nông xã về mô hình NLKH. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi bước đầu đã giải quyết được số lao động dư thừa trong nông thôn và miền núi, tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao năng suất và sản lượng của cây trồng, vật nuôi; đem lại lợi ích về kinh tế cho địa phương.

Ngoài việc đem lại lợi ích về kinh tế, mô hình NLKH còn mang lại những lợi ích về môi trường và sinh thái.

Bên cạnh những lợi ích mà các mô hình NLKH mang lại, còn có những bất cập trong việc phát triển mô hình NLKH như:

Vốn đầu tư ít, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đúng mực, diện tích đất có hạn, dịch bệnh thiên tai thường xuyên xảy ra nên các mô hình chưa được phát huy đầy đủ tác dụng.

Qua điều tra toàn xã và trọng tâm với 30 hộ gia đình làm mô hình trong xã Cát Thịnh, đề tài đã thống kê được các dạng mô hình NLKH chính tại địa phương cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Các dạng mô hình NLKH tại các xóm của xã Cát Thịnh

STT Xóm

Các mô hình

Khe Căng

Đồng Mường

Tuần Vực 1

Tuần Vực 2

Rịa 1

Khe Kẹn

Pin

Làng Lao

Ba Khe 2

Ba

Khe 3 Cộng

1 R- Rg- C 1 1 1 1 2 3 9

2 Chè- Rg- C 1 2 1 1 1 6

3 R- Chè- Rg 2 1 1 1 1 6

4 R- Rg- A 1 2 3

5 R- Rg-A-C 1 1 1 3

6 Chè- Rg-A 1 1 2

7 R-Rg 1 1

Cộng 3 4 4 3 2 3 3 4 2 2

( Tổng hợp từ nguồn số liệu điều tra)

Kết quả điều tra về số lượng cũng như các dạng mô hình NLKH chính tại địa phương đã cho thấy mô hình R – Rg- C chiếm phần đa, 9/30 hộ tham gia; chủ yếu ở các xóm Làng Lao (3 hộ), Pin Pé (2 hộ). Nhìn chung do yếu tố địa hình khu vực này chủ yếu là vùng đồi núi chính vì vậy diện tích đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu. Do vậy gần như toàn bộ các mô hình này đều có thành phần về rừng, đồng thời chè và cây ăn quả được phát triển ở các triền đồi thoải có diện tích đủ lớn và tiện cho chăm sóc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả tại xã cát thịnh huyện văn chấn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)