Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketting tại công ty trách nhiệm hữu hạn anpharma đến năm 2020 (Trang 53 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETTING TẠI CÔNG TY TNHH

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketting của công ty …34

2.3.2 Yếu tố bên ngoài

2.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, những biến động của nền kinh tế có thể là cơ hội hoặc thách thức cho các chiến lược của doanh ngiệp, có rất nhiều yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi xuất ngân hàng, tỷ giá hối đoái…

Bảng 2.14 Một số chỉ tiêu phản ảnh kinh tế Việt Nam 2012-2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tặng trưởng GDP 5,2 5,42 5,98

Tỷ lệ lạm phát 11,75 6,6 4,09

Lãi suất 14 11 9

(Nguồn: Cục thống kê) Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, tốc độ tăng trưởng GDP tăng đều qua từng năm từ 5,2% năm 2012 lên 5,98%

năm 2014, tỷ lệ lạm phát giảm từ 11,75% năm 2012 xuống còn 4,09% năm 2014, bên cạnh đó lãi suất ngân hàng cũng giảm mạnh từ 14%/năm của năm 2012 xuống còn khoảng 9%/năm 2014. Đây là những số liệu tích cực cho thấy nền đã tăng trưởng trở lại, tín hiệu lạc quan cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng thì đầu tư cũng gia tăng, kích thích tiêu dùng và các nhu cầu khác cũng tăng theo.

Khi nền kinh tế phát triển nhanh, thu nhập người dân cũng tăng lên nhanh chóng, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn những mặt hàng mà mình yêu thích và yêu cầu của họ ngày càng khắt khe hơn, đa dạng hơn. Cùng là thuốc chữa bệnh hay chăm sóc sức khỏe, nhưng khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã và cách phân phối, họ có thể dễ dàng bỏ tiền ra bất cứ khi nào để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Môi trường chính trị-pháp luật

Yếu tố chính trị và hệ thống pháp luật có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách luôn là sự hấp dẫn của các nhà kinh doanh. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định nhất, đây chính là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh đó những chính sách bảo hộ ngành dược trong nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành.

Hệ thống pháp luật tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như: luật doanh nghiệp, chính sách thuế, các công cụ điều tiết của chính phủ đôi khi là những điều kiên thuận lợi cho công việc kinh doanh, ngược lại có thể là những khó khăn, rào cản cho doanh nghiệp.

Môi trường dân số

Việt Nam với cơ cấu dân số trên 90 triệu người (2014), đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 13 trên thế giới về cơ cấu dân số, đây là một thị trường tiêu thụ rông lớn mà bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng, với nhóm dân số trẻ tuổi nhất qua mọi thời đại, nhóm dân số 10-24 tuổi chiếm 1/3 dân số trong cả nước, đây là lực lượng lao động hùng hậu trong tương lai và xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi trong vài năm tới.

Ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, thì cơ cấu và mật độ dân số cũng có nhiều thay đổi. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược thích hợp trong việc tuyển chọn nhân sự và đáp ứng những nhu cầu của thị trường.

Môi trường văn hóa - Xã hội

Mội trường văn hóa, xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Nghiên cứu xu thế phát triển dân số để biết những biến đổi về xã hội, về thu nhập, lứa tuổi, thị trường lao động, nhu cầu thị trường về nhà ở, nhà máy, xí nghiệp, trường học… Từ đó, để có thể xây dựng, hướng tới sự phù hợp và định hướng phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của doanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên

Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng và ẩm mưa nhiều quanh năm, Việt Nam rất phù hợp cho việc trồng nguyên dược liệu.Với hơn 4000 loài thảo dược, đứng thứ ba thế giới về đa dạng sinh học, vì vậy nguyên liệu cho Đông dược là một ngành đầy tiềm năng, giảm sự lệ thuộc và nhập khẩu từ nước ngoài.

Môi trường tự nhiên là yếu tố có tác động rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như sản xuất nông sản, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch... Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.

Đa số nhà cung cấp các mặt hàng Đông dược nằm ở các tỉnh phía Bắc, vì nhà máy nằm gần vùng nguyên liệu, do đó công ty cần có những chính sách phù hợp để giảm bớt chi phí vận chuyển, và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng từng khu vực, từng vùng miền.

Môi trường khoa học và công nghệ

Yếu tố khoa học, kỹ thuật và công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngày nay nhờ phát triển của khoa học và công nghệ, nghành dược đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc nghiên cứu và phát minh ra những loại thuốc mới, mặt hàng mới để phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

2.3.2.2 Môi trường vi mô

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều công ty phân phối hàng dược phẩm, tuy nhiên mỗi công ty phân phối những mặt hàng khác nhau như: Đông Y, Tây Y, hàng dịch truyền, hàng tạo máu, hàng dùng trong cấp cứu… Tuy nhiên đối thủ trực tiếp của Công ty TNHH ANPHARMA là:

- Công ty Cổ phần Dược Phẩm GonSa - Công ty TNHH Dược Phẩm Song Khanh - Công ty TNHH Dược Phẩm Nam Khang - Công ty TNHH Dược Phẩm Tây Âu - Công ty Cổ phần Dược Đồng Nai - Công ty Cổ phần Dược Phẩm An Giang - Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang...

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung những công ty thường đối đầu trực tiếp trong những đợt đấu thầu, ngoài ra cũng có những công ty là đố thủ gián tiếp, họ thường xuất hàng qua một công ty trung gian để đấu thầu. Nhưng đối thủ trực tiếp có ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến là Công ty cổ phần Dược Phẩm

GonSa và Công ty TNHH Dược Phẩm Song Khanh.

1. Công ty Cổ phần Dƣợc Phẩm Gonsa Điểm mạnh

- Được thành lập từ năm 2008, nhưng phát triển rất nhanh và được nhiều người biết đến.

- Là công ty cổ phần được thành lập bởi nhiều cổ đông có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh kinh doanh Dược Phẩm

- Có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Có nguồn hàng phong phú và chất lượng tương đối ổn định

- Đội ngũ cán bộ công ty có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

- Có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành dược và Sở y tế các địa phương nên trong quá trình tham gia đấu thầu gặp nhiều thuận lợi và thông qua các mối quan hệ trên đã mang đến cho công ty có nhiều khách hàng.

Điểm ếu

- Do địa bàn quá rộng nên tính chuyên nghiệp hay chưa tập trung vào những thị trường chủ lực, đầu tư còn dàn trải.

- Đội ngủ nhân viên có kinh nghiệm nhưng chưa có mối quan hệ tốt với khách hàng, hoặc do cảm thấy công ty có thương hiệu nên không coi trọng khách hàng, chăm sóc khách hàng chưa tốt, hay bị khách hàng phàn nàn về thái độ phục vụ.

- Mặc dù rất nhiều mặt hàng nhưng thường xuyên bị đứt hàng nên sự phân phối, cung cấp không ổn định và liên tục.

2. Công ty TNHH Dƣợc Phẩm Song Khanh Điểm mạnh

- Được thành lập 2006 do một số thành viện của Công ty Dược Phẩm TW1, tách ra là kinh tế tư nhân.

- Với đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực dược, nên công ty cũng phát triển rất nhanh và tạo nhiều dấu ấn trong lĩnh vực phân phối dược phẩm.

- Phân phối một số mặt hàng đặc biệt như: thuốc chữa bệnh ung thư, thuốc điều trị tiểu đường, và một số mặt hàng ít cạnh tranh.

Điểm ếu

- Tình hình tài chính chưa thực sư ổn định, thu hồi nợ kém khiến công nợ các bệnh viện kéo dài làm cho tình hình tài chính thêm trầm trọng.

- Quá chú trọng vào việc bán hàng mà không coi trọng vào việc chăm sóc khách hàng, chế độ hậu mãi.

Đối thủ mới tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong thị trường hiện tại, thị trường khu vực và sẽ gia nhập thị trường trong tương lai làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Đối thủ tiềm ẩn của Công ty TNHH ANPHARMA là các đối thủ mới tham gia vào lĩnh vực phân phối dược, họ sẽ đưa vào những mặt hàng mới lạ, mang hàm lượng công nghệ cao, sẽ giành lấy thị phần và làm giảm lợi nhuận của công ty trong tương lai.

Nhà cung ứng

Hiện nay các nhà cung ứng của Công ty TNHH ANPHARMA trên 80% là các doanh nghiệp dược trong nước, đa số các doanh nghiệp dược trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, công thức pha chế thường sao chép hoặc mua lại bản quyền của các doanh nghiệp nước ngoài chứ chưa có nhiều công trình tự nghiên cứu và phát minh công thức, sản phẩm mới, chất lượng còn kém xa hàng ngoại nhập. Để khắc phục vấn đề này công ty luôn tìm các sản phẩm thật sự chất lượng, sản phẩm đã được sử dụng và kiểm chứng qua thời gian của khách hàng, hoặc sản phẩm của các nhà sản xuất liên doanh với doanh nghiệp dược nước ngoài, hoặc mua bản quyền và công nghệ sản xuất của nước ngoài, để phục vụ cho việc kinh doanh, phân phối hàng hóa của công ty ngày một tốt hơn.

Khách hàng

Đây là nhân tố quan trọng liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, yêu cầu về chất lượng , mẫu mã, giá cả ngày càng khắt khe hơn, thêm vào đó thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, luôn đổi mới để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do đó khách hàng có rất nhiều sự chọn lựa, doanh nghiệp nào không nắm bắt và thỏa mãn thị hiếu của khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ bị đào

thải. Cho nên các doanh nghiệp phải luôn luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nghiên cứu khách hàng để tìm đúng nhu cầu cần thỏa mãn về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, giá cả hợp lý, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt.

Công ty TNHH ANPHARMA thường tổ chức những buổi hội nghị, hội thảo để tìm kiếm những ý kiến, nhận xét, yêu cầu của khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp hơn.

Sản phẩm mới thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá rẻ hơn, yếu tố sản phẩm thay thế ít ảnh hưởng tới môi trường hoạt động kinh doanh của công ty.

2.3.3 Đánh giá chung về cơ hội và nguy cơ và Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE

Bảng 2.15 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE STT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng của các

yếu tố

Phân loại Số điểm quan trọng

1 Nền kinh tế tăng trưởng trở lại 0.07 2 0.14

2 An ninh chính trị ổn định 0.06 1 0.06

3 Giá cả xăng dầu, nguyên liệu tăng 0.08 3 0.24

4 Biến động tỉ giá tác động tới việc

nhập khẩu dược liệu 0.09 3 0.27

5 Chính sách bảo hộ ngành dược của

nhà nước 0.10 4 0.4

6 Nhu cầu tiêu dùng thuốc có xu

hướng tăng 0.08 3 0.24

7 Áp lực cạnh tranh các doanh nghiệp

dược nước ngoài 0.09 3 0.27

8 Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng

thuốc ngày càng tăng 0.09 2 0.18

9 Người tiêu dùng còn mang tâm lý

thích dùng thuốc ngoại 0.08 2 0.16

10 Vùng nguyên liệu đầu vào trong

nước 0.08 3 0.24

11 Sự lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu

từ nước ngoài 0.09 4 0.36

12 Sự phát triển của ngành dược trong

và ngoài nước 0.09 3 0.27

Tổng cộng 1 2.83

( Nguồn : Tổng hợp ý kiến các chuyên gia )

Nhận xét: Qua phân tích ở ma trận bên ngoài (EFE), tổng số điểm quan trọng bằng 2,83 điềm, trên mức trung bình, điều này cho thấy công ty đã ứng phó khá hiệu quả với những nhân tố bên ngoài. Nền kinh tế trong nước đã phục hồi khá rõ nét, qua việc giảm lãi suất, lạm phát giảm và an ninh chính trị dược giữ vững là những mặt tích cực cho doanh nghiệp. Ngược lại khi tỷ giá luôn biến động, nguyên liệu đầu vào trên 90% là phụ thuộc nước ngoài, sự cạnh tranh trong ngành dược ngày càng khốc liệt là những khó khăn lớn cho công ty.

Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược Việt Nam còn rất lớn, còn rất nhiều cơ hội và ít chịu biến động do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn và thách thức, còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài đã là cho việc sản xuất không chủ động, giá cả biến động, bên cạnh đó nạn thuốc giả còn tràn lan do chính sách và sự kiểm soát còn tương đối lỏng lẻo. Việc gia nhập WTO, các công ty dược nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam qua các hình thức đầu tư nhà máy sản xuất trực tiếp, liên doanh hoặc phân phối qua trung gian trong nước.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích tình hình thực tế của Công ty TNHH ANPHARMA, tác giả đã khái quát chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, là một công ty mạnh và có uy tín trong ngành phân phối dược, được khách hàng và bạn bè trong nước biết đến, bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường, công ty cũng là một điển hình cho sự chăm sóc nhân viên, quan tâm đến công tác xã hội và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực trạng tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 tương đối ổn định, doanh thu và lợi nhuân tăng đều hàng năm, lượng khách hàng truyền thống, khách hàng mới ngày một tăng. Qua việc phân tích thực trạng Marketting của công ty trong thời gian qua, tập trung vào nghiên cứu 4P bao gồm:

chính sách sản phẩm, chính sách về giá, chính sách phân phối, chính sách chiêu thị, cho ta thấy được thực trang hoạt động Marketting tại công ty. Đồng thời kết hợp với việc khảo sát, thăm dò, lấy ý kiến của các chuyên gia và khách hàng về các yếu tố bên trong công ty như: tình hình tài chính tương đối ổn định, khả năng huy động

vốn cao, sản phẩm chất lượng và đa dạng, đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và chuyên nghiệp…và các yếu tố bên ngoài của công ty như: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa xã hội… Có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của công ty, qua đó tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty, những cơ hội và thách thức mà công ty đang gặp phải. Từ những nhận định trên, là cơ sở để tác giả để xuất một số giải pháp, nhằm hoàn thiện hoạt động Marketting tại công ty ở chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketting tại công ty trách nhiệm hữu hạn anpharma đến năm 2020 (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)