Hình thành giải pháp qua phân tích Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketting tại công ty trách nhiệm hữu hạn anpharma đến năm 2020 (Trang 64 - 68)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETTING ĐẾN NĂM 2020 52

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện Marketting đến năn 2020

3.3.1 Hình thành giải pháp qua phân tích Ma trận SWOT

SWOT là một công cụ quan trọng được các nhà quản trị sử dụng trong phân tích và hoạch định các chiến lược cho doanh nghiệp. SWOT biểu hiện bốn nhóm vấn đề cốt lõi cho công tác quản trị nói chung và cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Bốn nhóm vấn đề cốt lõi là: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats). Từ những phân tích các yếu tố bên trong (IFE) và các yếu tố bên ngoài (EFE) của công ty, là cơ sở để chúng ta xây dựng Ma trận SWOT của Công ty TNHH ANPHARMA.

Bảng 3.1 Ma trận SWOT

SWOT

Các cơ hội (O)

1. Nền kinh tế đang phục hồi 2. Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược trong nước 3. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm 4. Thu nhập bình quân của người dân tăng

5. Nhu cầu tiêu thụ về dược phẩm ngày càng tăng

6. Chính sách bảo hộ ngành dược của nhà nước

Những nguy cơ (T)

1. Biến động tỷ giá, nguyên liệu đầu vào bấp bênh

2. Thuốc giả chiếm số lượng lớn trên thị trường

3. Thị trường cạnh tranh gay gắt 4. Thị hiếu của người tiêu dùng trong nước còn mang tâm lý

“sính” ngoại

5. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển ngành dược còn hạn chế

Các điểm mạnh (S) 1. Chất lượng sản phẩm

2. Sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại 3. Tài chính lành mạnh, khả năng huy động vốn cao

4. Thương hiệu, uy tính trên thị trường 5. Trình độ chuyên môn của công ty 6. Lượng khách hàng ổn định

Kết hợp S-O

1.S1,S2,S3,S4 + O1,O2,O3:

Giải pháp phát triển thị trường

2.S3,S4,S6 + O1,O2,O4,O5:

Giải pháp phát triển sản phẩm

Kết hợp S-T

1.S1,S2,S4 + O2,O3,O4

Giải pháp chiêu thị

S1,S2,S4 + O1,O4,O5

Giải pháp cạnh tranh về giá

Các điểm yếu (W)

1. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường

2. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

3. Còn phụ thuộc nhiều vào các nhà máy sản xuất

4. Hoạt động xúc tiến thương mại và truyền thông

5. Hệ thống phân phối và dịch vụ kèm theo

6. Bộ phận chuyên trách Marketting và ngân sách cho hoạt động

Kết hợp W-O W2 + O3,O5,O6:

Giải pháp về đ dạng hóa sản phẩm

W5+O3,O4,O5:

Giải pháp về kênh phân phối

Kết hợp W-T W1,W2 + T2,T3,T4

Giải pháp cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm

W1,W2,W4,W5,W6 + T3,T4

Giải pháp tăng ường hoạt động Marketting

( Nguồn: Tác giả + ý kiến các chuyên gia)

Từ Ma trận SWOT, dựa vào sự kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những cơ hội, đe dọa bên ngoài của Công ty TNHH ANPHARMA chúng ta xây dựng chiến lược cụ thể như sau:

3.3.1.1 Giải pháp phát triển thị trường

So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành Công ty TNHH ANPHARMA có lợi thế vì có đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, sản phẩm phân phối có chất lượng cao. Hiện tại công ty chỉ tập trung khai thác các thị trường trọng điểm là Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, còn các thị trường khác chưa khai thác triệt để. Do đó trong thời gian tới công ty cần đầu tư các hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường, để giữ vững các thị trường truyền thống và khai thác thêm những phân khúc mới…

3.3.1.2 Giải pháp phát triển sản phẩm

Để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường, thì chiến lược sản phẩm cũng được các doanh nghiệp quan tâm nhất, đối Công ty TNHH ANPHARMA đa số các sản phẩm tùy thuộc vào nhà máy sản xuất, do đó trong thời gian tới công ty cần liên kết với nhà máy, tư vấn thiết kế những sản phẩm mới, thực hiện những chiến lược cải tiến, đổi mới sản phẩm phải đảm bảo tính ổn định về chất lượng của sản phẩm, tìm kiếm những sản phẩm đặc trị riêng biệt, ít cạnh tranh với những đối thủ khác tạo ra thế khác biệt trong cạnh tranh.

3.3.1.3 Giải pháp xúc tiến thương mại

Theo thống kê hơn 70% doanh thu thuốc của Việt Nam đến từ các bệnh viện, doanh thu của các cơ sở y tế đến từ việc dùng thuốc chữa trị trực tiếp trong bệnh viện và qua đơn bác sĩ kê toa. Do đó công ty cần tăng cường công tác quảng cáo, cung cấp thông tin, giới thiệu cho khách hàng nắm được những tiêu chí về thuốc như: công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng, chỉ định, chống chỉ định… là rất cần thiết. Tăng cường hợp tác với các cơ quan y tế, bệnh viện tổ cức các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề… để lồng ghép giới thiệu cho Bác sĩ nắm được những thông tin về sản phẩm của mình nhằm quảng bá sản phẩm và thương hiệu.

3.3.1.4 Giải pháp cạnh tranh về giá

- Giá cả là một công cụ Marketting rất nhạy bén để tác động đến nhu cầu và khả năng chấp nhận của khách hàng. Vì vậy khi xác định giá cho sản phẩm của

mình, công ty cần nghiên cứu xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh. Giá cả dược phẩm hàng năm trung bình tăng 7,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do do CPI tăng, cùng với sự tăng lên của chi phí chính như: nguyên dược liệu tăng, tiền lương, giá điện nước tăng… Hiện tại công ty gặp rất nhiều khó khăn ở một số Bệnh viện đấu thầu thuốc, giá cả bị khống chế bởi giá trần của cơ quan Quản lý dược và Sở y tế, do đó khi hoạch định chiến lược giá, công ty phải tìm hiểu nghiên cứu nhà cung ứng nào cung cấp với giá thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất.

3.3.1.5 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của khách hàng. Theo đó hàng năm công ty tìm cách loại bỏ khoảng 20 sản phẩm cũ, lỗi thời, thay thế vào đó 20 sản phẩm mới có công dụng tốt hơn, mẫu mã bắt mắt hơn để chinh phục khách hàng. Công ty liên kết với một số nhà máy, tư vấn thiết kế những sản phẩm mới về mẫu mã, bao bì, công dụng để thực hiện những chiến lược cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

3.3.1.6 Giải pháp về kênh phân phối

Phân phối cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, vì nó giúp đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Mục tiêu của Công ty TNHH ANPHARMA là giữ vững và mở rộng mạng lưới kênh phân phối, thu hút nhiều khách hàng mục tiêu nhằm đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất. Muốn làm được điều đó công ty cần mở rộng kênh phân phối, sử dựng nguồn lực về vận chuyển và kho vận của mình để phát triển nhanh mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cần mở rộng kho, thuê kho để dự trữ hàng cho những thời kỳ cao điểm, mà không bị đứt hàng.

3.3.1.7 Giải pháp cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm

Dược phẩm là mặt hàng không thể thay thế, chất lượng là yếu tố quyết định nhu cầu sử dụng dược phẩm của doanh nghiệp. Với thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa sản phẩm giúp cho công ty tạo lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, công ty cần tìm kiếm, phân phối những sản phẩm

mới, khác biệt về cách sử dụng, công dụng, tính năng điều trị… giúp cho công ty gia tăng lợi nhuận và tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

3.3.1.8 Giải pháp tăng cường hoạt động Marketting Mix

Marketting Mix là một trong những hoạt động quan trọng nhất, trong việc xây dựng và khai thác thị trường của doanh nghiệp. Làm tốt công việc Marketting giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Hiện tại hoạt động Marketting Mix của Công ty TNHH ANPHARMA cho được đầu tư bài bản, trong chiến lược dài hạn công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược Marketting cụ thể về thị trường, giá cả, sản phẩm và xúc tiến bán hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketting tại công ty trách nhiệm hữu hạn anpharma đến năm 2020 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)