Đặc điểm tình hình của địa phương

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 35 - 39)

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh

1.2.2. Đặc điểm tình hình của địa phương

Thứ nhất là về vị trí địa lý và tình hình kinh tế- xã hội.

Đối với học sinh THPT, môi trường sống ( địa bàn sinh sống) ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập, rèn luyện đạo đức của các em. Vì vậy, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức phải nhận thức rõ tình hình địa

phương từ điều kiện địa lý, hoàn cảnh kinh tế - xã hội đến những đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương.

Như chúng ta đã biết, Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là thành phố có diện tích lớn nhất và có dân số đứng thứ 2 sau thành phố Hồ Chí Minh. Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây và một số xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 334.470,02 ha, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của Nhà Lý quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long đã là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn, rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831 dưới thời vua Minh Mạng, giữ vai trò trung tâm quan trọng cho tới ngày nay. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Quý I/2010, kinh tế thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP ước tăng 8,7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó khu vực đầu tư nước ngoài tăng cao nhất, đạt 14,9%. Khách du lịch đến Hà Nội tháng 2/2010 tăng mạnh, đạt khoảng 120.000 lượt khách, tăng 26% so với cùng kỳ. Thu ngân sách đạt cao so với cùng kỳ năm 2009, ước thực hiện thu ngân sách nhà nước 3 tháng đầu năm trên địa bàn là 25.630 tỷ đồng, đạt 31% dự toán giao. Chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm tăng 0,75% so với tháng trước và tăng 4,72%

so với cùng kỳ. Vốn đầu tư xã hội thực hiện trên địa bàn đạt 9,601 tỷ đồng, tăng 9,1% so với quý I/2009.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3.2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.

Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ và sản phẩm chủ lực, mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng trong dân cư.

Thứ hai là về tình hình văn hóa- giáo dục nói chung.

Từ nhiều thế kỷ, vị thế Kinh đô đã giúp Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm văn hóa - giáo dục của Việt Nam.

Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam, với 29 quận huyện bao gồm 312 trường tiểu học, 292 trường trung học cơ sở, số trường THPT tăng gấp đôi, năm 2007 có 103 trường đến nay (2010) đã có 201 trường. Tỉnh Hà Tây (cũ) cũng tập trung thêm cho địa giới Hà Nội mở rộng 384 trường tiểu học, 342 trường trung học cơ sở và 107 trường trung học phổ thông. Hà Nội có 102 trường trung học phổ thông công lập, một vài trường trong số đó nổi tiếng về chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời như Trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, trung học phổ thông Chu Văn An, trung học phổ thông Trần Phú, trung học phổ thông Kim Liên, trung học phổ thông Thăng Long… Bên cạnh các trường công lập, thành phố Hà Nội còn có các trường dân lập và tư thục. Một số trường THPT chuyên là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú, không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn quốc. Cùng với các trường

THPT, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những lớp bổ túc văn hóa trong hệ thống giáo dục thường xuyên.

Hà Nội là thành phố có hệ thống trường Trung học phổ thông rất đa dạng, bao gồm các trường công, trường THPT trực thuộc đại học và trường dân lập. Trong số đó có một số trường được coi là có chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước, là nơi đào tạo nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn miền Bắc như các trường THPT chuyên khoa học Tự nhiên, THPT chuyên ĐHSP Hà Nội, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Trần Phú, THPT Phan Huy Chú… Đó là các trường đã khẳng định thương hiệu giáo dục - đào tạo, luôn xứng đáng là những đơn vị dẫn đầu trong việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng của học sinh cho ngành và thành phố.

Trong điều kiện mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, số trường THPT tăng nhanh, tổng số lớp học tăng lên đến 5.204 lớp. Năm 2009, số học sinh THPT toàn thành phố là 217.024 HS.

Trong đó: Khối 10 : 73.524 học sinh Khối 11 : 72.800 học sinh Khối 12 : 70.700 học sinh

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 94,63%, giáo dục thường xuyên đạt 84,42%.

Tuy thấp hơn một số tỉnh khác nhưng so với năm 2009, tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội tăng trên 6,35% ở hệ THPT và gần 30% ở hệ giáo dục thường xuyên.

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là giáo dục THPT ở thành phố Hà Nội đã chú ý quan tâm tới chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu - học sinh giỏi. Kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm học 2008 - 2009 đã có 41 giải nhất, 215 giải nhì, 440 giải ba và 585 giải khuyến khích. Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia có 107/139 HS dự thi đạt giải.Trong đó có 7 giải nhất. Hà Nội là đơn

vị có số HS đạt giải nhất dẫn đầu trong cả nước. Kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, Hà Nội vinh dự nhận được 2 giải ở môn Sinh học và môn Vật lý.

Năm học 2009 - 2010 trong tổng số hơn 70.700 HS lớp 12, THPT của Hà Nội có 94,63% đỗ tốt nghiệp. Trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi đạt 1,84%

xếp loại khá là 19,01% .

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)