Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 39 - 58)

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh

1.2.3. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội

Học sinh THPT ở Hà Nội có nhiều điểm khác biệt so với những học sinh THPT ở những nơi khác:

Thứ nhất là về hoàn cảnh và điều kiện sống: Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế - chính trị lớn của cả nước. Vì vậy, dòng người di cư từ nông thôn ra đây ngày càng mạnh mẽ, với tốc độ nhanh, quy mô ngày một lớn, vì những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển, đặc biệt là vấn đề đi học của con cái và đoàn tụ gia đình. Thực tế đó đã tác động không nhỏ đến đời sống của từng gia đình ở Hà Nội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Học sinh ở Hà Nội không chỉ đơn thuần chỉ có những em là người gốc Hà Nội mà còn bao gồm rất nhiều em theo cha mẹ từ nhiều nơi về đây sinh sống mưu sinh. Vì vậy, thành phần học sinh ở Hà Nội rất phong phú và đa dạng.

Tuy nhiên, có thể nói, phần lớn những học sinh ở Hà Nội đều thuộc diện gia đình khá giả, có điều kiện nên các em được cung cấp khá đầy đủ cả về vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu học tập của mình như máy tính, điện thoại, internet, sách vở, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập, kể cả về việc học thêm…Điều này, một mặt giúp các em học sinh ở đây có điều kiện, khả năng học tập tốt hơn, tiếp thu thông tin nhanh hơn. Nhưng mặt khác nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các em. Bên cạnh một số ít em được

gia đình, cha mẹ quan tâm đến việc dạy dỗ, học hành đến nơi đến chốn thì vẫn còn nhiều gia đình cha mẹ chỉ quan tâm, tập trung vào việc làm ăn, buôn bán nên ít quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm và việc học tập của con em mình. Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; Bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường hoặc cho người giúp việc . Từ đó, dẫn đến việc các em có những biểu hiện, hành vi tiêu cực, đi ngược với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội như: có nhiều em học sinh nói dối cha mẹ đi học thêm nhưng thực chất là bỏ giờ, trốn học; rồi nói tục, chửi thề, chửi bậy và gây gổ đánh nhau, vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, đánh bài ăn tiền, trộm cắp vặt, gian lận trong kiểm tra thi cử. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình, các em thường xuyên bỏ giờ, trốn học đi chơi bi -a, chơi Game, la cà hàng quán, xem phim truyện kinh dị, bạo lực, học yếu, ham chơi nên bị các bạn bè xấu lôi kéo dễ dẫn đến vi phạm các chuẩn mực đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật (trộm cắp, bị truy tố).

Thứ hai là về môi trường sống: Như chúng ta đã biết, Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, lại là một địa bàn khá phức tạp. Các trường THPT ở đây hầu hết đều được đóng trên địa bàn thuộc trung tâm thành phố như THPT Nhân Chính, THPT Trung Văn, THPT chuyên Hà Nội Amsecdam, THPT Quang Trung…đó là những nơi mà dân cư đa dạng bao gồm nhiều thành phần và nhiều tầng lớp người sống với nhau trên một địa bàn. Ở đó, ngoài một số trường là trường chuyên, có đầu vào là những học sinh có học lực giỏi và hạnh kiểm tốt thì đa số các em đều có ý thức và chỉ chuyên tâm vào việc học hành. Tuy nhiên, cũng có không ít những trường THPT mà vị trí được đặt ở ngay nơi mà nhà dân tập trung thành hàng dãy những quán xá buôn bán như hàng nước, quà bánh, internet, thậm chí có cả nơi là tụ điểm buôn bán heroin,

gái mại dâm, cà fe, karaoke…Vì vậy, một đặc điểm rất đáng chú ý xuất hiện trong giới học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay là, bên cạnh mặt tích cực của môi trường sống ở Thủ đô giúp các em có khả năng tiếp thu nhanh nhạy mọi thông tin, thì nó cũng có những tiêu cực tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em. Ví dụ như liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo, tai hại hơn, nó còn hình thành một phương pháp tư duy của thời đại thông tin đó là ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng, trực quan. Con người vì thế sống trong môi trường ảo và cả hiện thực ở đây cũng là hiện thực ảo. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh lên mạng, lên fecebook kêu gọi, kéo bè, kéo cánh thành phe nhóm để gây gổ, đánh nhau càng nhiều, không chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm để đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường... Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn... do ảnh hưởng của phim truyện, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để ra oai “đại ca”.

Vì vậy, xuất phát từ đặc điểm về hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống của học sinh THPT ở Hà Nội mà việc giáo dục đạo đức cho các em đòi hỏi phải có sự quan tâm sâu sát, có các biện pháp phối hợp chặt chẽ từ các lực lượng giáo dục trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội, tận dụng được những thế mạnh của mỗi lực lượng giáo dục nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau để từ đó góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em được đúng đắn, đầy đủ và vững chắc.

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội và đối với sự hình thành nhân cách của

một con người thì giáo dục đạo đức góp phần hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu xã hội. Đạo đức không phải từ trên trời rơi xuống mà chỉ được hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục. Đối với học sinh THPT cần phải tăng cường giáo dục lý tưởng , đạo đức cộng sản chủ nghĩa, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng nếp sống, lối sống lành mạnh cho học sinh, khơi dậy ý thức cho các em tự lực, tự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu, có tinh thần khắc phục khó khăn, xung phong, tình nguyện, gương mẫu, dũng cảm, hy sinh vì tương lai của dân tộc, luôn biết sống cao đẹp mình vì mọi người, sống hết mình vì cộng đồng và xã hội. Có thể khẳng định giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của công tác giáo dục nói chung trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là hình thành nên những phẩm chất đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa.

Nội dung của giáo dục đạo đức là góp phần hướng tới sự phát triển con người toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện được mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức thì mỗi cơ sở giáo dục phải áp dụng được một hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp và có hiệu quả. Vì vậy, muốn đề ra các biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả thì cần phải làm sáng tỏ là đánh giá đúng đắn thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Vì vậy, chương II tác giả sẽ tập trung làm rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng suy thoái đạo đức trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay.

Chương 2:

THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ

NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ.

2.1. Thực trạng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số trường THPT tại Hà Nội hiện nay.

2.1.1. Thực trạng về đạo đức học sinh THPT ở Hà Nội hiện nay.

Để nắm bắt thực trạng đạo đức học sinh ở một số trường THPT đại diện cho Hà Nội - Những trường có một số điều kiện về nguồn lực tương đối gần nhau, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 6 trường: THPT Ngọc Hồi, THPT Việt – Ba, THPT Nhân Chính, THPT Trung Văn, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Hoàng Văn Thụ.) bằng phương pháp quan sát, phiếu điều tra, phỏng vấn.

Nhìn chung, ở cả sáu trường nêu trên đều đạt được tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt khá cao. Có nhiều học sinh có chí hướng phấn đấu tốt, chăm học, trung thực, lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, cũng phải nêu lên thực tế có một bộ phận không nhỏ học sinh có biểu hiện vi phạm giá trị, chuẩn mực đạo đức, biểu hiện rõ nhất ở những học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu, kém, có khó khăn về rèn luyện đạo đức.

So sánh kết quả xếp loại hạnh kiểm yếu trong hai năm liền kề ( 2010- 2011 và 2011-2012): THPT Ngọc Hồi 0,3%/0,4%; THPT Việt – Ba 0,8%/0,5%; THPT Nhân Chính 1,3/1,1%; THPT Trung Văn 1,1%/0,8%, THPT Ngô Thì Nhậm 1,2%/1,1%.

Như vậy, ở những năm học trước, tỷ lệ học sinh vi phạm nội quy bị xếp hạnh kiểm yếu khá phổ biến. Tuy nhiên, đến năm 2012 với sự nỗ lực của Ban Giám hiệu, giáo viên và các ban đoàn thể, một số biện pháp đã được áp dụng bước đầu, vào cuộc thành công, nhằm chấn chỉnh tình trạng xuống cấp trong

tu dưỡng đạo đức học sinh của những năm học trước. Năm học 2011-2012, cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu có giảm hơn so với năm học trước ở tất cả sáu trường. Tuy nhiên, trên thực tế số học sinh vi phạm đạo đức vẫn rất đáng báo động. Nhiều hiện tượng vi phạm trầm trọng về đạo đức truyền thống, vượt ra ngoài sức tưởng tượng so với lứa tuổi như giết người, cướp của…. Đối với những bộ phận học sinh này, nếu không có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục kịp thời sẽ phải gánh chịu những hậu quả nguy hại đến từng cá nhân học sinh, gia đình và cả xã hội. Đó là bộ phận thanh niên, học sinh sống hững hờ, được chăng hay chớ, một số em bị cuốn theo cơn lốc của nền kinh tế thị trường, chạy theo những giá trị vật chất, thích hưởng thụ cuộc sống tiện nghi, học hành sa sút, chểnh mảng. Con người như một cỗ máy chạy theo nhu cầu lợi ích cá nhân, chà đạp lên khuôn mẫu giá trị tinh thần cao đẹp của truyền thống cha anh.

Gần đây, những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc, bức xúc của một bộ phận học sinh như : lối sống thực dụng và cơ hội, xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, có tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội. Vấn đề ma túy, học đường, nghiện game, internet, cờ bạc, trộm cắp, vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm quy chế thi cử, quan hệ tình dục trước hôn nhân…chưa được ngăn chặn triệt để. Xuất hiện xu thế hướng ngoại, tiếp nhận thụ động, thiếu chọn lọc văn hóa nước ngoài đang làm cho các gia đình, nhà trường và xã hội lo lắng. Đặc biệt, mức độ phạm tội trong học sinh THPT có chiều hướng gia tăng, có những vụ việc rất nghiêm trọng gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Có khi chỉ vì những xích mích nhỏ hay cái nhìn mà các em cho đó là “ nhìn đểu” đã trở thành nguyên nhân cho hậu quả khôn lường. Hiện tượng đánh hội đồng, đánh lén, chém giết nhau, thậm chí gây hậu quả chết người vô cùng thảm thương đã diễn ra.

Theo thống kê của công an huyện Thanh Trì thì từ năm 2008 đến nay, trong tổng số hơn 500 vụ phạm pháp hình sự thì có đến hơn 100 vụ là do trẻ vị thành niên gây ra.

Tổng hợp từ Văn phòng phòng chống tội phạm của Công an Thành phố Hà Nội, năm 2010 có 386 vụ với 231 vụ trẻ vị thành niên mà chủ yếu là học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, trong đó 80 với 92 đối tượng phải xử lý hình sự, tăng cả về số vụ và đối tượng vi phạm. Riêng số vụ phải xử lý hình sự tăng 58% so với năm 2009. Tương tự, 6 tháng đầu năm 2010 có 189 vụ với hơn 100 người đang ở độ tuổi vị thành niên vi phạm. Các vi phạm khác như chửi bậy, vô lễ với thầy cô giáo, mất đoàn kết, bè phái, coi chép bài thi…khá phổ biến. Kết quả điều tra gần đây của Viện nghiên cứu và Phát triển Giáo dục cho thấy càng học lên cao thì số học sinh vi phạm đạo đức truyền thống càng tăng lên.

Tình trạng học sinh mất đoàn kết, chia bè, kéo cánh, đánh nhau ngày càng gia tăng. Nạn bạo hành học đường đang diễn ra với nhiều chuyện gây bất ngờ và bất bình trong dư luận. Hệ quả của nó là thái độ vô cảm, tàn nhẫn lạnh lùng với bạn bè, thầy cô, cha mẹ của một bộ phận giới học sinh. Đã đến lúc các nhà trường cần phải thực hiện các biện pháp giáo dục đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng này, đưa học sinh trở về quỹ đạo của đạo đức truyền thống, làm cho họ nhận thức được những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc như lòng nhân ái, vị tha, bao dung độ lượng, đức tính hiếu học, chịu khó, lạc quan chính là những giá trị đạo đức cao đẹp, giá trị đích thực của mỗi con người. Hơn thế nữa phải tìm mọi biện pháp cho họ nhận thức được sự cần thiết phải thường xuyên tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất để không chỉ biết tiếp thu mà còn phải biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh mới.

2.1.2. Thực trạng về nhận thức vai trò của giáo dục đạo đức đối với học sinh.

Khi nhận thức đúng về vai trò của đạo đức, mỗi cá nhân giáo viên sẽ cố gắng tìm ra phương hướng giáo dục tốt và học sinh sẽ có ý thức rèn luyện tốt.

Chính vì vậy, với câu hỏi : “ Thầy - cô / phụ huynh/ Học sinh hãy cho biết đạo đức có vai trò như thế nào đối với việc giáo dục nhân cách học sinh?” ( qua ý kiến của 30 giáo viên, 45 phụ huynh và 67 học sinh ), chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số giáo viên, học sinh và các bậc cha mẹ học sinh được hỏi đều có ý kiến cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết, số ý kiến còn lại đều khẳng định là cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng: tất cả các lực lượng từ cha mẹ học sinh đến các thầy cô giáo và các em học sinh, không một ai còn nhận thức mơ hồ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, đặc biệt các em học sinh, đối tượng trực tiếp của công tác giáo dục đạo đức cũng đều mong muốn được giáo dục đạo đức để hoàn thiện mình.

Bên cạnh việc giáo dục đạo đức học sinh qua môn giáo dục công dân, giáo viên các bộ môn cũng có ý thức khai thác ưu thế từng bộ môn để lồng ghép những nội dung cần giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, với câu hỏi :

Thầy/cô hãy cho biết việc xây dựng mục tiêu giáo dục qua bài dạy có vai trò như thế nào?” . ( Qua ý kiến của 127 giáo viên) cho thấy khi lập kế hoạch bài dạy, trong số các khía cạnh của mục tiêu cần đạt thì hầu hết giáo viên cho rằng mục tiêu kiến thức là rất quan trọng, sau đó là mục tiêu phát triển tư duy và cuối cùng là mục tiêu giáo dục tư tưởng đạo đức. Tỷ lệ giáo viên xác định mức độ rất quan trọng giữa ba mục tiêu có khoảng cách khá xa: Trong khi 115 giáo viên trong tổng số 127 giáo viên được hỏi, chiếm 90% cho rằng mục tiêu kiến thức là rất quan trọng, thì chỉ có 111 giáo viên trong tổng số 127 giáo viên được hỏi chiếm 87.4% cho rằng mục tiêu phát triển tư duy là rất quan trọng và chỉ có 31 giáo viên chiếm 22.5% ý kiến cho rằng mục tiêu giáo

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)