Kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 78 - 81)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

3.3. Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trường học và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

3.4.3. Kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác

Trong công tác giáo dục, nhà trường không thể khép kín, đơn phương thực hiện nhiệm vụ của mình, mà còn phải phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội khác như công an để có sự hỗ trợ về an ninh khi nhà trường tổ chức các hoạt động lớn, để giải tỏa được một số quán Interenet, các tụ điểm văn hóa không lành mạnh xung quanh trường, xây dựng mối quan hệ tốt để họ có thông tin kịp thời khi có vụ việc xảy ra, phối hợp với phòng thể dục, thể thao, tổ chức Đoàn thanh niên của quận, huyện để các em được giao lưu, được tham gia hoạt động xã hội.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội theo định hướng XHCN, các tiềm năng giáo dục của các lực lượng xã hội ngày càng to lớn, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực giáo dục ( khoa học kỹ thuật, văn hóa- nghệ thuật, chính trị - đạo đức, thể dục- thể thao…) của các cơ quan, đoàn thể nhân dân, các hội quần chúng, các cơ sở sản xuất, các đơn vị quân đội…Đặc biệt là những người đã nghỉ hưu, những nhà giáo lão thành. Những lực lượng xã hội này nếu được nhà trường tập hợp tổ chức, động viên, phân công, phối hợp

hoạt động, với sự quan tâm, chỉ đạo và sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền địa phương sẽ có những đóng góp to lớn vào việc cải thiện các điều kiện giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cả thầy và trò, vào việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong và ngoài giờ lên lớp, vào việc giáo dục các thành viên trong tổ chức, gương mẫu trong nhân cách để có ảnh hưởng tốt đến thế hệ trẻ và vào việc đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới ở địa phương.

Phát huy vai trò trung tâm liên lạc phối hợp, nhà trường chủ động phổ biến nội dung, mục đích giáo dục trong nhà trường đến các tổ chức xã hội của địa phương như : Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…nhằm nâng cao nhận thức của mọi thành viên và các tổ chức xã hội trong việc nhằm định hướng tác động thống nhất đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Thực hiện vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, xã hội…đặc biệt là những kiến thức về phương pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả, tránh được những sai lầm, lệch lạc đối với quá trình phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong điều kiện xã hội vận hành theo cơ chế thị trường đang vô cùng bề bộn, nhiều tác động xấu của các tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ.

Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, xã hội như: bảo vệ môi trường, đền ơn đáp nghĩa, bài trừ ma túy, dân số kế hoạch hóa gia đình…nhằm góp phần cải tạo và thống nhất môi trường ngày càng tốt đẹp, lành mạnh hơn đối với quá trình hình thành, phát triển nhân cách trẻ.

Cùng với địa phương theo dõi, đánh giá kết quả của quá trình giáo dục thanh thiếu niên, phân tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.

Hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên tỉnh – huyện, công an…phải sẵn sàng hợp tác, tham mưu cùng với nhà trường giáo dục học sinh. Phát hiện kịp thời các nhóm thanh niên hay những người có lối sống thiếu lành mạnh lôi kéo học sinh vào các hoạt động phản giáo dục, triệt phá kịp thời các ổ vidio đen, sách báo văn hóa phẩm độc hại, các ổ tiêm chích ma túy, mại dâm trên địa bàn.

Ngoài ra, chính quyền các cấp động viên tất cả các lực lượng, mọi tầng lớp nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện pháp luật từ trong gia đình đến ngoài xã hội như thực hiện phong trào “ Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “ Xây dựng gia đình văn hóa”, “ Xây dựng làng văn hóa”….Kiên quyết đẩy lùi, xóa bỏ tàn dư lạc hậu, cổ hủ, các nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội. Đảng viên, người lớn cần gương mẫu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống cộng đồng làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Muốn vậy, các bậc cha mẹ học sinh phải có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường, không bao che, không dấu khuyết điểm, thiếu sót, những diễn biến tâm lý xấu của con em ở nhà.

Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường không chỉ biểu hiện ở một công đoạn cụ thể, nhất định, mà phải đan xen và diễn ra trong toàn bộ quá trình hoạt động của nhà trường . Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường phải được thực hiện một cách hệ thống, đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kịp thời mới tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)