Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức
3.2.1. Đổi mới nội dung giáo dục phải lấy giáo dục định hướng làm trung tâm.
Trước hết là định hướng về mặt thực tiễn: Nhà trường hướng tới thực tiễn cuộc sống và thực tiễn cuộc sống đi vào nhà trường. Hai mặt này phải liên hệ mật thiết với nhau, đều nhằm vào mục tiêu giáo dục đạo đức và nhân cách học sinh. Nó phải được định hướng một cách tự giác, có chủ đích và có phương pháp của chủ thể giáo dục. Quan điểm này cần phải đạt được tính phổ biến và thống nhất trong đội ngũ giáo viên và các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia giáo dục. Định hướng thực tiễn đồng thời là quan điểm đổi mới, phát triển, chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục đạo đức. Nó góp phần
nâng cao tính hữu dụng của giáo dục để tạo ra tính toàn dụng của lao động xã hội nhìn từ góc độ nguồn nhân lực.
Thứ hai là định hướng về mặt chính trị: Định hướng về mặt chính trị trong giáo dục đạo đức đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt những nội dung giáo dục này là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức chỉ vững chắc nếu chú trọng thường xuyên thực hiện đạo đức qua các hoạt động tập thể, các hoạt động đoàn thể, các phong trào, các cuộc vận động phù hợp với học sinh.
Thứ ba là định hướng về mặt nhân cách: Giáo dục đạo đức là nền tảng của giáo dục nhân cách. Dạy học, đó là dạy học về nhân cách và trong đó nổi bật vấn đề phương pháp. Định hướng nhân cách trở thành trung tâm tác động và chi phối các định hướng khác của giáo dục đạo đức. Giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh THPT phải đặt đạo đức lên hàng đầu, từ đạo đức sẽ hướng tới nhân cách. Muốn giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, người thầy phải tự rèn luyện mình thành một tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo như một mẫu nhân cách. Người thầy giỏi và có nhân cách tốt, chưa đủ mà phải đạt tới văn hóa nhân cách, thấu hiểu và thấu cảm về học sinh của mình, có năng lực tinh tế về văn hóa nghe - nhìn với ý nghĩa nhân bản, nhân đạo và nhân văn của nó.
Thứ tư là về định hướng khoa học: Định hướng khoa học trong giáo dục đạo đức được hiểu là những chỉ dẫn khoa học đối với các nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Nói rộng ra, đó là những chỉ dẫn dành cho mọi người có trách nhiệm giáo dục trẻ em cả trong nhà trường, gia đình và xã hội. Phải đặt toàn bộ hoạt động giáo dục và giáo dục đạo đức trên cơ sở khoa học, phải thấm nhuần rằng giáo dục vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật, thống nhất hữu cơ giữa khoa học với đạo đức và văn hóa, nhất là văn hóa tinh thần, nghệ thuật, thẩm mỹ. Định hướng khoa học đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm trong thực tiễn lao động sư phạm, ở mọi giáo viên và nhà quản lý giáo dục - người hiệu trưởng nhà trường.
Nghề dạy học trò là nghề của những niềm vui sáng tạo, cách dạy, cách sống, cách ứng xử của người thầy phải sao cho truyền dẫn vào học sinh, cách chơi, cách sống của các em, những ảnh hưởng tích cực và tốt đẹp nhất của lòng vị tha, nhân ái. Dạy học sinh hiểu biết đã khó, hiểu biết thấu đáo còn khó hơn. Và khó hơn nữa là dạy các em biết yêu thương, biết sáng tạo, biết làm người. Phải giúp học sinh có năng lực cảm xúc, biết rung động trước mọi niềm vui và nỗi đau khổ của người khác. Dạy học sinh biết cách quan tâm, ân cần, chu đáo với con người, biết cảm thông, chia sẻ, nhường nhịn và hy sinh, biết khát khao mong muốn hiểu biết và luôn có mong muốn trở nên tốt đẹp.
Dạy chữ để dạy nghề và cái sâu xa nhất là để dạy người. Khoa học chủ đạo, bao trùm trong nhà trường là khoa học đạo đức. Các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải làm chủ khoa học này. Mọi người trong tập thể sư phạm phải hiểu biết khoa học này và người hiệu trưởng nhà trường phải là người quan tâm hàng đầu khoa học này.
3.2.2. Phải đổi mới nội dung giáo dục.
Xuất phát từ việc giáo dục đạo đức học sinh hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập về nội dung, phương thức và hình thức giáo dục. Do đó, để việc giáo dục đạo đức có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là giáo viên phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức để thu hút học sinh vào các hoạt động, để việc giáo dục đạo đức được tiến hành một cách hiệu quả, học sinh tự tham gia vào quá trình giáo dục và tự giáo dục. Có như vậy công tác
giáo dục đạo đức của nhà trường mới có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới.
Về đổi mới nội dung giáo dục đạo đức cần tập trung theo hướng: Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh theo những chuẩn mực đạo đức xã hội mang đậm nét văn hóa truyền thống. Hình thành thái độ và kỹ năng ứng xử xã hội phù hợp với phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc. Nội dung giáo dục cần chú trọng những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, giảm thiểu những vấn đề quá cao xa đối với học sinh và kiên trì bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung thực, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, biết trọng đạo lý và sống có kỷ luật, đề cao việc giáo dục tình yêu thương con người. Đó là tình cảm rộng dành cho những người xung quanh trong cộng đồng, là tình yêu thương rộng lớn dành cho bạn bè trên thế giới, tình yêu thương con người còn thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó đòi hỏi mọi người phải luôn nghiêm khắc với chính mình, rộng rãi, độ lượng với người khác, có thái độ tôn trọng con người. Muốnvậy, phải đưa các em vào những hoạt động, những hoàn cảnh để có điều kiện thể hiện tình cảm một cách tự nhiên nhất. Ban cố vấn Đoàn tổ chức cho các em mua tăm ủng hộ người mù, Ban chấp hành Đoàn trường đứng ra quyên góp sách, vở, quần áo cũ… chuyển cho các bạn nghèo vùng khó khăn.
Bên cạnh việc đề cao giáo dục những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, cần phải gắn với cuộc đấu tranh khắc phục những tư tưởng lối sống không lành mạnh như: Sống thực dụng, buông thả phóng đãng, ích kỷ, thiếu trách nhiệm do cơ chế thị trường đem lại.
Mặt khác, tăng cường việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhìn chung, nội dung giáo dục đạo đức trong chương trình giáo dục công dân hiện nay rất phong phú nhưng còn nặng về lý thuyết, chưa xác định rõ những phẩm
chất cơ bản của nhân cách con người Việt Nam, thiếu rèn luyện kỹ năng sống.
Do đó, chưa đủ giúp học sinh tránh các tác động tiêu cực từ hoàn cảnh xã hội, đây chính là điểm yếu của chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay. Vì vậy, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông cần tăng cường việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống là năng lực đáp ứng và hành vi tích cực giúp cá nhân giao tiếp có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân (vì đó là khả năng của cá nhân) vừa mang tính xã hội (vì trong mỗi giai đoạn, ở mỗi vùng miền, mỗi cá nhân phải có những kỹ năng sống thích hợp). Kỹ năng sống không chỉ giúp các em có sức đề kháng với các tệ nạn xã hội mà nó còn giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống. Đó là kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Biết nhận xét giá trị, biết đương đầu với cảm xúc, biết ứng phó với căng thẳng. Kỹ năng nhận biết và sống với người khác: biết giao tiếp có hiệu quả, biết thông cảm với người khác, biết từ chối. Kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc. Đặc biệt rèn kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn và đương đầu với các khó khăn trong cuộc sống. Được trang bị đầy đủ kỹ năng sống cần thiết, các em sẽ không quá mất bình tĩnh, lo lắng dẫn đến bế tắc, giải quyết tiêu cực khi vấp váp mà có cái nhìn cuộc sống tích cực hơn.
3.2.3. Đổi mới phương pháp giáo dục.
Về phương pháp giáo dục đạo đức: Đặc điểm đối tượng học sinh hiện nay đã có nhiều thay đổi, do đó giáo viên không thể áp dụng những biện pháp giáo dục quan liêu, áp đặt, hình thức như trước nữa, thay vào đó giáo viên phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức giáo dục, những bài giảng mang tính giáo huấn với cách tầm chương trích cú không còn phù hợp nữa.
Giáo viên phải đưa học sinh vào xử lý các tình huống ứng xử thực tiễn và hoạt động thực tế. Nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường là phải khơi dậy trong học sinh chiều sâu của cảm xúc, sự khát khao vươn tới lý tưởng. Muốn vậy, lời nói và tình cảm là công cụ tinh tế nhất, sắc bén nhất để giáo viên tác động đến trái tim học sinh.
Ngoài các biện pháp nêu trên, trong giáo dục đạo đức học sinh cần phát huy ứng dụng thông tin để hiệu quả giáo dục đạt được cao hơn.
Một trong các sức mạnh quan trọng của sự phát triển thế giới hiện đại chính là công nghệ thông tin, cùng một số ngành công nghệ cao khác, công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đạo đức học sinh không chỉ đem lại nhiều tiện ích thuận lợi mà còn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
Một số nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông sẽ được thực hiện hiệu quả hơn nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Để tận dụng thế mạnh trên cần:
Thứ nhất là thành lập tổ công nghệ thông tin để giúp đỡ những giáo viên có trình độ công nghệ thông tin chưa cao trong việc soạn bài giảng bằng phần mềm Power point, quản trị mạng vào những trang webside, Blooc của các em, hiểu được tâm tư của các em. Sử dụng mạng internet, mở hộp thư điện tử để tiếp nhận và phối hợp cùng các lực lượng khác trong nhà trường.
Yêu cầu tổ công nghệ thông tin lập diễn đàn qua mạng cho học sinh thảo luận về các vấn đề đạo đức, nhân cách học sinh, qua đó nắm bắt được tư tưởng tình cảm nguyện vọng của học sinh. Từ đó có hướng tư vấn giúp đỡ các em.
Thứ hai là tổ chức các hình thức hoạt động lành mạnh cho các em có sự yêu thích công nghệ thông tin: Tổ chức cuộc thi tuổi trẻ sáng tạo, khuyến khích giáo viên sử dụng phần mền Power point để soạn bài giảng, chuẩn bị
các nội dung phục vụ giáo dục trong các giờ học văn hóa, các hoạt động tập thể.