Vai trò của sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 72 - 76)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY

3.3. Tăng cường xây dựng kỷ cương, nề nếp trường học và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

3.4.1. Vai trò của sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng, không thể thiếu giữa ba môi trường giáo dục là nhà trường – gia đình – xã

hội. Việc kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh là một đòi hỏi khách quan của quá trình giáo dục. Mỗi môi trường giáo dục có một thế mạnh và hạn chế riêng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội sẽ tạo ra sức mạnh của ba môi trường giáo dục hỗ trợ cho nhau để đảm bảo học sinh được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc. Trong mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội thì nhà trường giữ vị trí trung tâm, có vai trò chủ đạo định hướng để tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức học sinh.

Bản chất của sự kết hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục cũng như về các hành động giáo dục của tất cả những người lớn, khiến cho nhân cách của thế hệ trẻ được phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc.

Để hoạt động giáo dục của nhà trường, của gia đình và của xã hội đạt được sự thống nhất đó, trước hết cần làm cho mọi thành viên trong các thể chế đó hiểu biết đầy đủ về những nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục XHCN, về sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ đó, tạo được bầu không khí hăng hái và sáng tạo tham gia công tác giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và khắp mọi nơi trong xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. Môi trường giáo dục bao gồm những nhu cầu thống nhất của các nhà giáo dục đối với hành vi của học sinh ; những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện; những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không để dẫn đến tính hai mặt trong cách ứng xử của học sinh.

Nhờ sự thống nhất của các lực lượng giáo dục mà thế hệ trẻ tích lũy được nhanh chóng và phong phú các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các

tình huống khác nhau và hình thành được những quan điểm, niềm tin và tình cảm một cách thuận lợi, không gặp phải những xung đột không cần thiết. Sự thống nhất đó cũng củng cố thêm ý chí của học sinh, giúp các em hăng hái, kiên trì trong việc đạt các mục tiêu, kiên quyết lớn hơn trong việc khắc phục các khó khăn.

Sự phối hợp gia đình – nhà trường – xã hội là sự kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục của nhà trường, quá trình giáo dục của gia đình và quá trình giáo dục của xã hội thành một quá trình thống nhất, khai thác được thế mạnh của mỗi lực lượng vào việc phát triển nhân cách toàn diện của thế hệ trẻ.

Quá trình giáo dục đào tạo con người, hình thành nhân cách XHCN cho thế hệ trẻ đang lớn lên, trở thành những người chủ tương lai xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất. Quá trình đó bao gồm các ảnh hưởng khách quan và tác động chủ quan của toàn xã hội được tổ chức theo mục đích, nhiệm vụ và nội dung của nền giáo dục XHCN. Trong các tác động xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách học sinh, có những tác động của nhà trường, của đoàn thanh niên, của gia đình, của nhóm bạn bè, của cơ quan văn hóa giáo dục ngoài nhà trường, của các phương tiện thông tin đại chúng, của các cơ sở sản xuất, của các đoàn thể xã hội ở địa phương…Trong đó, nhà trường là khâu quan trọng, có vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay là thời gian học tập và rèn luyện của học sinh ở trường học chưa phải là nhiều, chỉ chừng khoảng từ 4 đến 6 tiếng/ ngày đối với học sinh THPT. Thời gian còn lại, các em sinh hoạt và làm việc tại gia đình, giao tiếp bạn bè và tham gia các mặt đời sống xã hội cùng với người lớn. Ngay trong thời gian các em ở gia đình, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thời gian để chăm sóc, dạy dỗ. Hơn nữa, cũng không phải tất cả người lớn

trong gia đình và ngoài xã hội đều có tác dụng giáo dục đúng đắn và hợp lý với con em mình.

Do đó, để thực hiện mục tiêu đào tạo, không những phải làm tốt công tác giáo dục học sinh trong nhà trường, mà còn phải làm tốt công tác giáo dục trẻ trong gia đình và ngoài xã hội. Hơn nữa, phải phối hợp công tác giáo dục của nhà trường, của gia đình và của xã hội thành một quá trình giáo dục thống nhất, liên tục và toàn vẹn. Việc phối hợp đó sẽ làm cho công tác giáo dục của nhà trường cũng như của gia đình và xã hội thêm tốt hơn. Như lời Bác Hồ đã căn dặn trong Hội nghị Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/1957: “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến đâu, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.”

Trong Hiến pháp 1992, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 41 đã ghi rõ: “ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, gia đình và ngoài xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng.”

Việc phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Chỉ có dưới chế độ XHCN, dựa trên chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất, khi không còn những mâu thuẫn đối kháng trong các quan hệ xã hội, khi đã hình thành những nền tảng của sự thống nhất chính trị - đạo đức trong nhân dân lao động , thì những lợi ích về giáo dục con cái của nhóm xã hội ngày càng xích lại gần nhau.

Việc phối hợp các lược lượng trong giáo dục đạo đức học sinh không chỉ được coi là một nguyên lý giáo dục mà còn là một biện pháp rất quan trọng. Biện pháp này nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục.

Các lực lượng giáo dục cần phối hợp trong nhà trường bao gồm Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm, đoàn thanh niên, tập thể các thầy cô giáo, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ, giám thị… Các lực lượng giáo dục ngoài trường như:

Hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, cảnh sát khu vực, y tế… Việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường sẽ thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở hà nội hiện nay (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)