Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo

Một phần của tài liệu Hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo

2.4.1. Xây dựng thang đo

Trong nghiên cứu này tác giả dùng thang đo thứ bậc để đo lường các yếu tố tác động đến tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây. Loại thang đo

Khách hàng vay

Nguồn nhân lực ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng

Quản trị ngân hàng

Môi trường kinh tế - xã hội – pháp lý

Công tác thanh tra giám sát tín dụng ngân hàng

Hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Hà Tây

này là cơ sở quan trọng để phân bổ toàn bộ số đơn vị đƣợc điều tra thành các nhóm có thứ bậc khác nhau đối với tiêu thức nghiên cứu. Tuy nhiên, do chƣa có tiêu chuẩn đo lường cụ thể (biểu hiện bằng đơn vị đo), nên chưa thể xác định khoảng cách cụ thể hay mực độ hơn kém cụ thể giữa các đơn vị nghiên cứu. Trong nghiên cứu, tác giả chia thang đo thành 5 thứ bậc.

Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý/ Rất cao Bậc 4: Đồng ý/ Cao

Bậc 3: Không ý kiến/ Bình thường Bậc 2: Không đồng ý/ Thấp

Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý/ Rất thấp 2.4.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi bao gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời đƣợc sắp xếp theo logic nhất định. Bảng câu hỏi là phương tiện dùng để giao tiếp giữa người nghiên cứu và người trả lời trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Nội dung bảng hỏi và các thang đo biến nghiên cứu:

Phần 1: Thông tin cá nhân: Tên tuổi (không bắt buộc), địa chỉ, chức vụ, độ tuổi, bằng cấp, email, số điện thoại…

Phân 2: Thang đo khảo sát điều tra của 6 nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây ( Sử dụng thang đo 5 bậc để đánh giá).

- Đối với đề tài này, tác giả xác định phương pháp phỏng vấn trực tiếp, các đối tƣợng sẽ tự trả lời thông qua các phiếu câu hỏi

- Nội dung câu hỏi được phác thảo dựa vào các công trình nghiên cứu trước đó mà tác giả đã nêu ở phần trên và tương ứng với từng phần nội dung cần nghiên cứu

- Chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi; tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu hỏi dạng thang đo thứ tự với 5 mức thứ tự và người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và tích vào ô có thứ tự họ cho là phù hợp với quan điểm của mình.

Bảng 2.1. Mã hóa biến nghiên cứu

Yếu tố từ phía tƣ cách và năng lực khách hàng

STT Biến Diễn giải

01 KH

Khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các cam kết với Ngân hàng, có tƣ cách, đạo đức và uy tín tốt, trả nợ Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn.

Yếu tố chủ quan ngân hàng

STT Biến Diễn giải

02 NL

Trình độ cán bộ nhân viên Agribank Hà Tây đáp ứng yêu cầu, có tƣ cách đạo đức, thái độ làm việc tốt, thường xuyền được trau dồi, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn

03 CS Chính sách tín dụng đƣợc xây dựng khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng

04 QT

Xây dựng mô hình quản trị đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng: cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định và phê duyệt đảm bảo hạn chế nợ xấu và đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu tại Agribank Hà Tây

Yếu tố môi trường kinh tế, xã hội và pháp lý

STT Biến Diễn giải

05 VM

Các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro do Ngân hàng nhà nước ban hành đảm bảo hạn chế nợ xấu, hệ thống quy định pháp luật đảm bảo tính thuận lợi của việc xử lý nợ xấu của ngân hàng. Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước phát huy hiệu quả

Yếu tố thanh tra giám sát

STT Biến Diễn giải

06 GS

Công tác thanh tra giám sát được triển khai thường xuyên, đảm bảo đầy đủ nội dung thanh tra giám sát tín dụng, đội ngũ thanh tra giám

sát có trình độ nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)