CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT chi nhánh Hà Tây
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
NHNo&PTNT Hà Tây là thành viên trực thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc thành lập từ tháng 10/1991, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 6 đơn vị trực thuộc NHNo Thành phố Hà Nội, Trụ sở giao dịch chính của NHNo&PTNT Hà Tây đóng tại số 34 đường Tô Hiệu-TX Hà Đông- Tỉnh Hà Tây với mô hình 14 NH huyện, thị xã, Chi nhánh Thanh Xuân Nam, 17 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm.
Khi mới thành lập NHNo&PTNT Hà Tây cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên là 1181 người, trình độ nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Tổng
nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đới với doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn 7,8 tỷ chiếm 16,8% trên tổng dƣ nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc bấy giờ NHNo&PTNT Hà Tây đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Đứng trước thực trạng hết sức khó khăn đó, trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Tây đã kiên trì đường lối đổi mới với chủ trương bám sát nông nghiệp, nông thôn, xắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, vượt qua khó khăn từng bước phát triển đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, năm sau cau hơn năm trước.
Với sự đổi mới không ngừng trong hoạt động và tổ chức NHNo&PTNT Hà Tây đã vươn lên thành là cờ đầu trong hệ thống các NHNo&PTNT toàn quốc, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như:
- Huân chương Lao động hạng III năm 1995
- Huân chương Lao động hạng II năm 1998Huân chương hạng III năm 1995, hạng II năm 1998 cho NHNo&PTNT huyện Chương Mỹ
- Huân chương Lao động hạng III năm 1998 cho NHNo&PTNT huyện Hoài Đức và huyện Ứng hoà.
- NHNo&PTNT Hà Tây đạt danh hiệu lá cờ đầu khu vực Đồng Bằng Sông Hồng năm 1994, 1995, 1997, 1998 và năm 1996 là đơn vị lá cờ đầu của toàn ngành đƣợc Thống đốc NHNN tặng băng khen.
- Năm 2000 NHNo&PTNT Hà Tây vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Những thành tích đã đạt đƣợc là nguồn cổ vũ động viên cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức NHNo&PTNT Hà Tây tiếp tục kiên định trên con đường đổi mới, phát huy những thế mạnh, khắc phục khó khăn để có thể phát triển hơn nữa, mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
- Với những tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích NHNo&PTNT Hà Tây đã dành đƣợc niềm tin của khách hàng, xây dựng đƣợc một vị thế vững chắc trong kinh doanh, đựơc đánh giá là một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Hiệu quả từ hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Từ khi thành lập tới nay Ngân hàng đã trải qua các tên gọi:
- Từ năm 1988-1991: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Sơn Bình.
- Từ năm 1991-1996: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tây.
- Từ năm 1997- 11/8/2008: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây.
- Từ 11/8/2008 - nay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Hà Tây
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2011 - 2015
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 1 Vốn huy động phân loại
theo tiền 9.060 9.005 12.725 15.867 19.724
Nội tệ 8.295 8.426 12.176 15.298 19.153
Ngoại tệ (quy ra VND) 765 579 549 569 571
2 Vốn huy động phân theo
thời gian 9.060 9.005 12.725 15.867 19.724
Không kỳ hạn 1.513 1.585 1.913 1.756 1.882
Có kỳ hạn dưới 12 tháng 3.097 3.658 5.515 10.759 13.785 Có kỳ hạn từ 12 đến < 24
tháng 514 272 2.527 1.759 1.863
Có kỳ hạn từ 24 tháng trở
lên 3.936 3.490 2.770 1.593 191
3 Vốn huy động phân loại
theo đối tƣợng khác 9.060 9.005 12.725 15.867 19.724 Tiền gửi dân cƣ 7.010 7.192 10.631 13.927 17.659 Tiền gửi tổ chức kinh tế 2.047 1.799 2.084 1.931 1.731 Tiền gửi TCTD, TCTC,
khác 3 14 10 9 333
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm chi nhánh Agribank Hà Tây)
Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn đạt mức cao, tăng trưởng qua các năm. Đối tƣợng chính của nguồn vốn huy động chính là tiền nhàn rỗi trong dân cư (thường chiếm gần 50% tổng mức huy động), mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều bất ổn nhƣng mức huy động của chi nhánh vẫn đạt cao. Có đƣợc thành tựu này chính là do chi nhánh luôn chú ý đến mức lãi suất tín dụng hấp dẫn để thu hút vốn, chi nhánh luôn đề ra mức lãi suất hợp lý. Các kỳ hạn tiền gửi đa dạng, đáp ứng các mục đích khác nhau của người gửi tiền: tranh thủ thời gian tiền nhàn rỗi hay tiết kiệm lâu dài… Bên cạnh đó là nhiều hoạt động khuyến khích gửi tiền khác nhƣ: 3 ngày vàng, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tiết kiệm siêu may mắn, Gửi tiền trúng giải thưởng tiện nghi…Các đợt khuyến mãi của chi nhánh luôn thu về được những khoản gửi tiết kiệm cao từ dân cƣ. Bên cạnh đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên luôn làm hài lòng khách hàng.
Một nguồn huy động quan trọng không kém khác chính là từ các TCKT và các doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh, riêng năm 2015 tăng đột biến đạt hơn 333 tỷ đồng, tăng gần 40 lần so với 2014. Với các chính sách ƣu tiên bảo vệ quyền lợi khách hàng, cũng nhƣ triển khai nhiều dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ chi nhánh luôn đạt mức huy động vốn cao từ đó duy trì mức huy động và ngày một chuyển nhiều hơn các khoản huy động doanh thu của doanh nghiệp về chi nhánh. Điều này đã giúp chi nhánh luôn duy trì trạng thái thanh khoản tốt ngay trong thời điểm thị trường khó khăn (khi các NHTM hay ngân hàng quốc doanh phải tạm dừng giải ngân vốn cho khách hàng).
Bảng 3.2. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015 Đơn vị: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 1 Dƣ nợ theo loại tiền 8.270 9.005 10.153 11.998 12.913
Nội tệ 8.158 8.920 10.057 11.872 12.789
Ngoại tệ (quy ra VND) 112 85 96 126 124
2 Phân loại dƣ nợ theo
thời gian 9.060 9.005 12.725 15.867 19.724
Ngắn hạn 6.372 7.127 8.016 8.952 8.939
TT Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 Trung và dài hạn 1.898 1.878 2.137 3.046 3.974 3 Phân loại dƣ nợ theo
đối tƣợng vay 9.060 9.005 12.725 15.867 19.724 Cá nhân và hộ sản xuất 4.681 5.432 6.817 8.500 9889
Doanh nghiệp 2.856 2.944 3.336 3.498 3024
Đối tƣợng khác 733 629 0 0 0
4 Nợ xấu nội bảng 210 211 347 373 463
Nợ nhóm 3 33 27 137 56 91
Nợ nhóm 4 27 25 69 59 85
Nợ nhóm 5 150 159 141 258 287
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm chi nhánh Agribank Hà Tây)
Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng có một số biến động. Về tổng dư nợ vẫn tăng đều qua các năm, cơ cầu tín dụng của Agribank chi nhánh Hà Tây có xu thế tăng mạnh cho tín dụng ngắn hạn, điều này thể hiện khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung vào mua sắm, ít dùng vốn vay vào hoạt động đầu tƣ. Đây có thể là một nguồn lợi nhuận lớn mà ngân hàng có thể khai thác song Ngân hàng cũng cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến yếu tố rủi ro của các khoản vay ngắn hạn này. Khi mà các khoản vay ngắn hạn chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan như lạm phát, lãi suất thị trường, tỷ giá, chỉ số tiêu dùng….., vì thế mà Ngân hàng cũng cần sớm đƣa ra giải pháp cho mình để khắc phục rủi ro có thể xảy ra.
Trong các năm qua dù nền kinh tế phát triển nhanh hay gặp nhiều biến đổi, chi nhánh vẫn định hướng đúng hướng đi cho mình và thu nhiều thành công. Từ năm 2011- 2012, chi nhánh đã có những bước thay đổi cơ cấu tích cực: hình thành các khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập khối quản lý tín dụng và quản lý rủi ro, hoàn thiện cơ cấu khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân và tiếp tục hoàn thiện trong các năm tiếp sau. Giai đoạn 2013-2014, chi nhánh thành lập mới
bộ phận giám sát tín dụng trong phòng thẩm định nhằm tăng cường khả năng quản lý chất lƣợng nợ, kiện toàn hoạt động quản lý rủi ro đối với các nhóm khách hàng chính: doanh nghiệp và cá nhân.