CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Tình hình dƣ nợ theo thời hạn của Agribank chi nhánh Hà Tây đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 3.3: Phân loại dư nợ theo thời hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng/%
(Nguồn: Bảng “Hoạt động tín dụng” - chi nhánh Hà Tây)
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
2011 2012 2013 2014 2015
Trung và dài hạn Ngắn hạn 3-D Column 1
Biểu đồ 3.1: Phân loại dư nợ theo thời hạn tại Agribank Hà Tây
Đối với việc phân loại dƣ nợ theo thời hạn nhƣ bảng và biểu đồ nhƣ trên, ta nhận thấy rằng nhìn chung hoạt động cấp TD tại Agribank chi nhánh Hà Tây đƣợc
Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng dƣ
nợ 8.270 9.005 10.153 11.998 12.913 1.845 15,38 915 7,09 Ngắn hạn 6.372 7.127 8.016 8.952 8.939 936 10,46 -13 -0,14
Trung và
dài hạn 1.898 1.878 2.137 3.046 3.974 909 29,84 928 23,35
đánh giá tương đối ổn định, đa phần đều tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn có sự sụt giảm nhỏ tại một số thời điện, cụ thể nhƣ sau:
Năm 2014, tổng dư nợ tăng 1.845 tỷ đồng tương ứng tăng 15,38% so với năm 2013 bởi sự linh hoạt của loại hình cho vay này, các doanh nghiệp, hộ kính doanh và hợp tác xã vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2014 tăng 936 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,46% so với năm 2013. Bên cạnh đó, dƣ nợ trung và dài hạn cũng tăng mạnh với mức tăng tuyệt đối là 909 tỷ đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 29,84%.
Năm 2015, tổng dư nợ cũng tăng theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chi nhánh nhƣng có sự chuyển dịch rất rõ ràng về danh mục thời hạn cho vay và mức tăng của tổng dư nợ rất thấp, tăng 915 tỷ đồng tương ứng tăng 7,09%, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dƣ nợ ngắn hạn giảm so với năm 2014 là 13 tỷ đồng, tương ứng giảm với tỷ lệ 0,14%. Năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng trong dư nợ trung và dài hạn, mức tăng so với năm 2013 là 928 tỷ đồng tương ứng tăng 23,35%, tuy nhiên đây là mức tăng chƣa cao. Nguyên nhân do sự tác động của lãi suất tăng theo lãi suất huy động nên ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn của khách hàng, đồng thời từng bước thực hiện quy định về giới hạn tăng trưởng nóng tín dụng theo quy định của Nhà nước. Nhưng việc vẫn giữ được mức tăng trưởng nhẹ dƣ nợ trung và dài hạn sẽ giúp ích cho việc phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn.
3.2.1.2. Phân loại dư nợ theo đối tượng vay
Bảng 3.4: Phân loại dư nợ theo đối tượng vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng/%
Chỉ tiêu Năm
2011 Năm
2012 Năm
2013 Năm
2014 Năm 2015
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
Tổng dƣ
nợ 8.270 9.005 10.153 11.998 12.913 1.845 15,38 915 7,09 Cá nhân
và hộ sản
xuất 4.681 5.432 6.817 8.500 9889 1.683 20 1.389 14 Doanh
nghiệp 2.856 2.944 3.336 3.498 3024 162 5 -474 -14 Đối tƣợng
khác 733 629 0 0 0
(Nguồn: Bảng “Hoạt động tín dụng” - chi nhánh Hà Tây)
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000
2011 2012 2013 2014 2015
Cá nhân Doanh nghiệp
Biểu đồ 3.2: Phân loại dư nợ theo đối tượng vay tại Agribank Hà Tây Nhìn trên biểu đồ ta thấy thành phần cá nhân chiếm dƣ nợ cao hơn hẳn so với thành phần khách hàng là các tổ chức kinh tế và ngày càng tăng dƣ nợ qua các năm. Xảy ra sự chênh lệch khá lớn này vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Agribank là ngân hàng cổ phần Nhà nước, do đó kế hoạch kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng bắt buộc phải theo định hướng của chính phủ, đó là cho vay vốn ưu đãi đối với kinh doanh nông nghiệp. Thêm vào đó, do vị trí địa lý của Agribank chi nhánh Hà Tây nằm trên địa bàn huyện Hà Tây cũ, có rất nhiều làng nghề truyền thống, điển hình là Làng lụa Vạn Phúc, do đó sản xuất nông nghiệp và kinh doanh tự phát chiếm tỷ trọng cao trong địa bàn. Đặc điểm của những đối tƣợng này là số tiền vay ít, khả năng quay vòng vốn nhanh, phương án kinh doanh dễ thẩm định và rủi ro nợ xấu thấp. Chính vì vậy, nhóm khách hàng của ngân hàng chủ yếu thuộc nhóm đối tƣợng: hộ nông dân hoặc các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã phải chịu một tác động rất lớn và vướng mắc phải nợ xấu dồn tích nên rất khó tiếp cận vốn.
Trong khi phía ngân hàng, yêu cầu quản trị rủi ro ngày càng đƣợc nâng cao, họ thận trọng và chỉ đào bới dƣ địa cho vay tầm 30% doanh nghiệp. Cũng phải kể đến việc thái độ của ngân hàng đối với doanh nghiệp chƣa thật sự mặn mà và có phần quan
liêu, kèm theo những đòi hỏi quá cao về “hồ sơ năng lực”, “dự án kinh doanh khả thi”, “phương án trả nợ”, đặc biệt là cơ chế “bảo lãnh vay vốn”… là nút thắt khiến doanh nghiệp không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.2.2. Phân tích cơ cấu nợ xấu tại chi nhánh
Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại thông tƣ số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dung trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”
Bảng 3.5: Tình hình nợ xấu tại Agribank chi nhánh Hà Tây
Đơn vị: Tỷ đồng/%
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng
dƣ nợ 8.270 9.005 10.153 11.998 12.913 1.845 15,38 915 7,09 Nợ
nhóm 3 33 27 137 56 91 -81 -59,1 35 38,4
Nợ
nhóm 4 27 25 69 59 85 -10 -14,5 26 30,5
Nợ
nhóm 5 150 159 141 258 287 117 45,3 29 10,1
Tổng
nợ xấu 210 211 347 373 463 26 7 90 19,4
(Nguồn: Bảng “Hoạt động tín dụng” - chi nhánh Hà Tây)
0 100 200 300 400 500
2011 2012 2013 2014 2015
Nợ xấu
Biểu đồ 3.3: Nợ xấu tại Agribank chi nhánh Hà Tây
Theo số liệu thống kê ở trên ta thấy nợ xấu tại chi nhánh có hướng ngày càng tăng với mức cao. Cụ thể năm 2013 nợ quá hạn tăng 136 tỷ đồng tương ứng 39,2%
và cũng là mức tăng đột biến nhất trong 5 năm từ 2011 đến 2015 và tỷ trọng trên tổng dƣ nợ là 3,4%. Năm 2014 nợ xấu tăng 26 tỷ với mức tăng tỷ lệ là 7% so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2015 lại tăng cao ở mức 90 tỷ tương ứng 19,4%. Diễn biến nợ xấu tăng lên, đặc biệt là tăng đột biến ở năm 2013 và 2015. Xảy ra hiện tƣợng nhƣ vậy vì từ năm 2011 đến nay, tổng cầu nền kinh tế giảm mạnh, tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản vẫn đóng băng (tới cuối năm 2014 mới bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc trở lại).
Một dấu hiệu không tốt đó là nợ nhóm 5 ở mức rất cao so với 2 nhóm nợ còn lại và tăng đột biến trong năm 2013 (từ 141 tỷ lên tới 258 tỷ), cho thấy tình hình xử lý nợ xấu tại chi nhánh chƣa thực sự hiệu quả.