Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

3.2.1 Xác định kích thước mẫu

Trước khi triển khai khảo sát đại trà, cần ước lượng số mẫu cần thiết để làm cơ sở cho công tác thu thập dữ liệu sau này. Trên lý thuyết, có thể tính toán số lƣợng mẫu cần thiết dựa vào công thức toán học mà tiêu biểu là đề xuất của Fellows và Liu [65]:

(3.3)

Trong đó: s là độ lệch chuẩn của mẫu; z là giá trị đại diện cho độ tin cậy yêu cầu, với độ tin cậy 95% hay 99% thì giá trị tương ứng của z là 1.96 hay 2.58; ( - ) là một nửa bề rộng của độ tin cậy yêu cầu.

Tuy nhiên trong thực tế, cụ thể hơn là trong điều kiện của nghiên cứu này thì không thể xác định đƣợc giá trị của độ lệch chuẩn s khi chƣa tiến hành thu thập dữ liệu.

Có một phương pháp khác thường dùng đó là dựa vào kinh nghiệm của các nghiên cứu trước. Phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998).

Theo Bollen [47] thì tỷ lệ số mẫu tối thiểu cho một tham số cần ƣớc lƣợng là 5 mẫu (tỷ lệ 5:1). Số lƣợng mẫu sơ bộ có thể đƣợc tính toán bằng từ 4-5 lần số lƣợng biến đƣợc sử dụng trong các phân tích của nghiên cứu, đặc biệt là phân tích nhân tố [31].

Với tính chất và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu này xác định sơ bộ cỡ mẫu bằng 5 lần số lƣợng nhân tố theo [47][31], tức là cần khoảng 5 x 51 = 255 phản hồi hợp lệ.

3.2.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu

Công việc lấy mẫu xuất phát từ ý tưởng lựa chọn một số phần tử từ một quần thể mà chúng có thể minh họa đặc tính cho toàn bộ quần thể đó. Một vài lý do bắt buột phải lấy mẫu: (1) Chi phí thấp hơn; (2) Kết quả chính xác hơn; (3) Thu thập dữ liệu nhanh hơn; và (4) Sự sẵn có của các phần tử trong quần thể. Có 2 kỹ thuật lấy mẫu đó là lấy mẫu xác suất và lấy mẫu phi xác suất. Lấy mẫu xác suất là kỹ thuật lấy mẫu dựa vào khái niệm lựa chọn ngẫu nhiên các phần tử trong một quần thể. Ngƣợc lại, lấy mẫu phi xác suất thì lựa chọn mẫu một cách tùy ý và mang tính chủ quan.

Trong kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất, có một phương pháp đáng chú ý đó là lấy mẫu thuận tiện. Đây là cách lấy mẫu mà nhà nghiên cứu có thể lựa chọn tự do bất kỳ người trả lời nào thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu. Fellows và Liu [65] đã chỉ ra rằng lấy mẫu thuận tiện có thể áp dụng đƣợc, tùy thuộc vào bản chất của câu hỏi nghiên cứu và đặc điểm quần thể. Với nghiên cứu này, phương pháp lấy mẫu thuận tiện đƣợc lựa chọn áp dụng.

3.2.3 Cách thức thu thập dữ liệu

Cách thức phân phối BCH đến với người trả lời là rất quan trọng. Đối tượng cần hướng đến để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là những người làm việc trong các DAGTĐB. Đó là các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại: Các Tổng Công ty, các Công ty đang hoạt động trong các DAGTĐB; Các Ban QLDA chuyên ngành giao thông đường bộ của trung ương và địa phương; Các đơn vị QLNN trong ngàng GTVT;

Các Viện nghiên cứu có liên quan; Các Tổng Công ty, các Công ty hoạt động trong lĩnh vực TVGS và KSTK chuyên ngành giao thông của trung ương và địa phương.

Người khảo sát được hỏi về mức độ đồng ý của họ đối với từng nhân tố trong BCH theo thang điểm từ 1 đến 5. Tác giả đã sử dụng 3 phương pháp gửi BCH đến với người trả lời, cụ thể là: (1) Phương pháp gửi BCH trực tiếp; (2) Phương pháp khảo sát online; và (3)Phương pháp gửi BCH qua email.

3.3

3.3.1 Chọn lọc dữ liệu

Quá trình thu thập dữ liệu đã thu đƣợc tổng cộng 495 BCH, trong đó thu đƣợc 341 BCH bằng phương pháp phát trực tiếp (bao gồm cả gửi BCH qua email) và 154 phản hồi từ khảo sát online. Nhƣng để đảm bảo chất lƣợng của thông tin thu thập, số BCH nhận đƣợc cần phải qua một quá trình loại bỏ tiếp theo. Cụ thể, tiến hành nhƣ sau:

- Loại bỏ những BCH không đáng tin cậy. Đó là những phản hồi có dữ liệu bị khuyết hoặc có hàng loạt câu trả lời liên tục giống nhau. Để tăng độ tin cậy cho dữ liệu thu đƣợc, giải pháp đƣợc áp dụng là loại bỏ tất cả BCH này. Tổng số dữ liệu loại bỏ trong trường hợp này là 38 BCH.

- Loại bỏ những BCH mà người trả lời dưới 5 năm kinh nghiệm. Với đa số người

thì khoảng thời gian 5 năm gắn bó trong nghề có thể là đủ dài để họ có thể nhìn nhận toàn diện về những vấn đề RR. Có thể một vấn đề nào đó, người kỹ sư mới ra trường sẽ nhận thấy chứa đựng nhiều RR nhưng sau vài năm kinh nghiệm, người ấy sẽ có thể thay đổi quan điểm ban đầu theo hướng hoàn thiện hơn. Nói cách khác, kinh nghiệm sẽ giúp người trả lời có được đánh giá chính xác hơn về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp của họ cũng nhƣ về những NTRR trong nghiên cứu này. Đây chính là lý do mà chỉ những người có 5 năm kinh nghiệm trở lên mới đƣợc lựa chọn để phân tích dữ liệu từ BCH của họ. Tổng số dữ liệu loại bỏ trong trường hợp này là 48 BCH.

- Tiếp đến là loại bỏ những BCH mà người trả lời có trình độ Trung cấp và Cao đẳng. Vì những người có trình độ học vấn cao hơn thường sẽ có những nhìn nhận chính xác và toàn diện hơn về những vấn đề RR trong nghiên cứu.

Kết quả: sau khi thực hiện các bước loại bỏ ở trên, số lượng BCH còn lại là 405 bảng. Đây chính là các BCH dùng để phân tích số liệu ở các bước tiếp theo.

3.3.2 Đặc điểm người trả lời

Đặc điểm người trả lời trong tổng số 405 phản hồi được lựa chọn sau khi sàng lọc, cụ thể: (i) Theo số năm kinh nghiệm: từ 5 đến 10 năm chiếm 44%, từ 10 năm đến 20 năm chiếm 46%, trên 20 năm chiếm 10%; (ii) Theo chức vụ công tác: Lãnh đạo chiếm 16%, Trưởng/ Phó phòng chiếm 42%, Nhân viên chiếm 40%, Chức vụ khác chiếm 2%;

(iii) Theo vai trò trong dự án: CĐT/ Ban QLDA chiếm 22%, Đơn vị tƣ vấn chiếm 37%, NTTC chiếm 38%, Vai trò khác chiếm 3%; (iv) Theo trình độ học vấn: Đại học chiếm 65%, Sau đại học chiếm 35%.

3.3.3 Đánh giá độ tin cậy của BCH khảo sát

Sau khi đã chọn lọc đƣợc những số liệu tin cậy, quá trình phân tích bắt đầu bằng việc kiểm tra hệ số Cronbach alpha. Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [31].

Giá trị của Cronbach alpha thay đổi từ 0 đến 1. Giá trị này càng lớn chứng tỏ các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau càng chặt chẽ. Theo đó, chất lượng của BCH đƣợc cho là chấp nhận đƣợc, tốt và rất tốt nếu nhƣ giá trị Cronbach alpha đạt đƣợc

tương ứng lớn hơn 0.7, 0.8 và 0.9 [135].

Công thức tính hệ số Cronbach alpha nhƣ sau: : (3.4) Trong đó: ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi; N là số mục hỏi, nhân tố trong nghiên cứu.

Kết quả tính toán được hệ số Cronbach Alpha lần lượt là 0.950 và 0.935 tương ứng với hai mục Mức độ ảnh hưởngMức độ xảy ra. Kết quả này chứng tỏ BCH khảo sát hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy của thang đo theo Zhang [135].

Bảng 3.1 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach‟s Alpha Cronbach's Alpha Tổng số nhân tố

Mức độ ảnh hưởng 0.950 51

Mức độ xảy ra 0.935 51

3.3.4 Xếp hạng các nhân tố rủi ro

Căn cứ để xếp hạng các NTRR chính S trong công thức (3.2). Nhƣ đã giới thiệu, NTRR nào có giá trị RIS càng cao thì chứng tỏ nhân tố đó càng quan trọng.

NTRR có giá trị RIS tổng thể cao nhất sẽ đƣợc xếp thứ 1 và lần lƣợt cho đến các NTRR có trị trung bình thấp hơn. Ngoài ra, để thể hiện đánh giá ở các góc độ khác nhau, giá trị RIS của các NTRR còn đƣợc xếp hạng theo 3 đối tƣợng: CĐT/ Ban QLDA, NTTC và Đơn vị tƣ vấn. Toàn bộ kết quả đƣợc trình bày cụ thể ở Phụ lục 15.

Theo kết quả khảo sát, nhân tố “Công tác bồi thường GPMB chậm, không đồng bộ” đƣợc xếp thứ nhất với tất cả các góc độ quan sát từ CĐT cho đến Đơn vị tƣ vấn lẫn NTTC. Kết quả này cũng đã được minh chứng trong nghiên cứu trước về các DAGTĐB ở nước ta trong những năm gần đây như Trịnh Thùy Anh [1]. Đơn cử, Long D. Nguyen và cộng sự [83] cho rằng việc GPMB chậm và đền bù không thỏa đáng là những nguyên nhân chính làm đình trệ các DAXD lớn ở Việt Nam. Tương tự, Tác giả Nguyễn Viết Trung và Đinh Công Tâm [32] cũng đã đƣa ra quan điểm: “vấn đề liên quan đến chuẩn bị mặt bằng cho dự án đang là khó khăn lớn nhất của chúng ta mà hầu hết các dự án giao thông đều gặp phải. Chúng ta thường tiến hành không đồng bộ. Khó khăn khi nguồn cán bộ về GPMB chúng ta còn thiếu và yếu, vấn đề đền bù thỏa đáng cũng nhƣ tái định cƣ để ổn định cho cuộc sống dân cƣ trong vùng giải tỏa vẫn chƣa làm tốt được”. Thực tế cũng cho thấy công tác bồi thường GPMB là nguyên nhân hàng đầu

dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước. Ví dụ như dự án cầu Nhật Tân, nhà thầu Tokyo đã đòi tiền đền bù khoảng 200 tỉ đồng do chậm tiến độ 1,5 năm mà nguyên nhân chính là chậm trễ trong công tác GPMB. Dự án tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang gặp khó khăn khi công tác GPMB chƣa hoàn chỉnh, CĐT phải bồi thường cho nhà thầu mỗi ngày 2.5 tỷ đồng do chậm bàn giao mặt bằng.

NTRR đƣợc xếp hạng thứ hai là “dự án bị chậm tiến độ”. Thật vậy, chậm tiến độ luôn là một RR thường trực đối với các dự án giao thông ở Việt Nam. Hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ, gây tổn thất rất nhiều cho Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Chúng ta dễ dàng thống kê đƣợc rất rất nhiều dự án giao thông bị chậm tiến độ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải trên các trang báo, mà đặc biệt là Bộ trưởng GTVT đã phải trực tiếp chỉ đạo xử lý trong thời gian qua. Vấn đề chậm tiến độ có nhiều nguyên nhân gây ra, nhƣng đối với các dự án giao thông thì vấn đề này gắn liền chặt chẽ với công tác GPMB.

CĐT chậm thanh quyết toán” là nhân tố đƣợc xếp hạng thứ ba. Rõ ràng, trong thời điểm thực hiện nghiên cứu này, khi mà nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản ngày càng siết chặt thì vấn đề thanh quyết toán là vấn đề sống còn đối với NTTC, đặc biệt là các NTTC có năng lực tài chính không tốt. Các dự án trong thời gian qua bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn thanh toán là đường Hồ Chí Minh, Cầu Bến Thủy 2, các công trình thuộc Tp Đà Nẵng…

Năng lực tài chính của NTTC không đảm bảo” là một nguy cơ không nhỏ trong quá trình thực hiện dự án. Nhân tố này đƣợc xếp hạng thứ tƣ. Mặc dù năng lực tài chính đƣợc xem xét trong quá trình đấu thầu nhƣng nhiều NTTC vẫn tìm cách lách luật và đƣợc trúng thầu. Năng lực tài chính yếu, sẽ dễ dẫn đến không cung cấp đủ nguồn lực cần thiết để đảm bảo tiến độ. Nhƣ một điều tất yếu, chỉ cần một RR về tài chính xuất hiện cũng có thể dẫn đến sự ngưng trệ hoàn toàn dự án. Và trong trường hợp NTTC tuyên bố phá sản thì hậu quả của RR này trở nên đỉnh điểm.

NTRR đƣợc xếp thứ năm là “Dự án bị vượt chi phí”. Đây là thực trạng khá phổ biến mà dư luận trong nước có những phản ánh khá sâu sắc. Trong bài đăng trên báo Dân trí, Tiến Nguyên [24] có đoạn viết: “một dự án giao thông ở nước ta bị trễ hẹn từ ba đến năm năm hay vƣợt tổng mức đầu tƣ vài nghìn tỷ đồng vốn đã không còn là

chuyện xa lạ ở nước ta. Điển hình như dự án Đại Lộ Thăng Long có tổng mức đầu tư 7500 tỷ đồng, nhƣng sau khi đi vào thi công dự án đã bị chậm tiến độ và tổng mức đầu tƣ bị đội lên hơn 1300 tỷ đồng”.

NTRR đƣợc xếp hạng thứ sáu là “Thủ tục hành chính rườm rà”. Đây là nhân tố thường xuyên xảy ra và cũng là vật cản không nhỏ trong quá trình thực hiện dự án. Các thủ tục hành chính rườm rà, nhũng nhiễu, thời gian chờ đợi thực hiện quá lâu, cán bộ thực hiện quan liêu, các quy định hành chính chƣa rõ ràng… làm kéo dài tiến độ dự án, góp phần tăng chi phí xây dựng.

Xếp thứ hạng bảy, tám, chín và mười tương ứng với các nhân tố: “Biến động giá cả nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị”; “Tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng cơ bản”; “Lãi suất ngân hàng cao” “Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém”.

Bên cạnh các xếp hạng tổng thể, 10 NTRR đƣợc xếp hạng cao nhất theo quan điểm của các bên liên quan lần lƣợt đƣợc thể hiện ở Phụ lục 16a, 16b & 16c. Theo đó, phần lớn các nhân tố nằm trong danh sách này của các bên liên quan là khá giống nhau. Điều này thể hiện quan điểm khá nhất quán của các bên liên quan đối với các NTRR quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý rủi ro kỹ thuật trong thi công công trình giao thông đường bộ ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)