5.2 Áp dụng phương pháp F-AHP xác định trọng số của các NTRRKT
5.2.5 Kiểm tra hệ số nhất quán tổng hợp và tính toán trọng số
Kiểm tra lại tính nhất quán của đánh giá tổng hợp khi tổng hợp đánh giá của nhóm chuyên gia thành một đánh giá duy nhất, tính toán này tiến hành tương tự như tính toán kiểm tra tính nhất quán của từng chuyên gia. Sử dụng công thức (5.3) và (5.4) để thực hiện việc tính toán này. Kết quả cho thấy hệ số CR tổng hợp thu đƣợc của tất cả các ma trận A1, A2, A3 & A4 thỏa mãn yêu cầu (CR<10%). Do vậy, các giá trị của các chuyên gia được áp dụng trong việc tính toán các bước tiếp theo.
Bảng 5.5 Kết quả tính toán hệ số nhất quán tổng hợp
Ma trận A1 (5×5) Ma trận A2 (3×3) Ma trận A3 (8×8) Ma trận A4 (4×4)
0.004 0.000 0.011 0.008
Khi hoàn thành việc phá mờ và hệ số CR của tất cả các ma trận đảm bảo yêu cầu, thì việc tính toán trọng số của các nhân tố được tiến hành tương tự như phương pháp AHP truyền thống. Trọng số tổng hợp của các yếu tố con đƣợc tính bằng trọng số của chính nó trong ma trận cấp 2 nhân với trọng số của nhân tố cấp lớn hơn chứa nó.
Trọng số của các nhân tố cấp 1 được tính toán từ giá trị khảo sát trong Chương 3 của nghiên cứu. Cụ thể, giá trị của mỗi nhân tố cấp 1 đƣợc tính bằng tổng giá trị của các nhân tố con của nó chia cho tổng giá trị của tất cả nhân tố con. Kết quả giá trị trọng số các nhân tố cấp 1 đƣợc thể hiện trong Phụ lục 34. Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 1 đƣợc thể hiện ở Hình 5.5. Kết quả tính toán trọng số cấp 2 và trọng số tổng hợp đƣợc thể hiện trong Phụ lục 35. Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 2 đƣợc thể hiện ở Hình 5.6.
Hình 5.5 cho thấy nhóm nhân tố có trọng số lớn nhất là Nhóm NTRRKT liên quan đến NTTC. Kết quả này đã phản ảnh đúng thực tế trong TCCTGTĐB ở nước ta hiện
nay. NTTC là đơn vị có tầm quan trọng rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. NTTC là đơn vị trực tiếp tạo ra sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm và cả lương tâm của NTTC. Hàng loạt sự cố công trình đã và đang xảy ra mà nguyên nhân chính là từ phía NTTC. Vấn đề năng lực của NTTC đang nóng lên. Nhiều NTTC không có tính chuyên nghiệp, làm việc không bài bản, thậm chí chỉ nhìn vào công trình đang thi công thì biết ngay là nhà thầu Việt Nam đang thực hiện. Vấn đề năng lực NTTC yếu cũng do một phần trong cơ chế quản lý của nước ta, tình trạng “đánh đồng” về năng lực NTTC hiện nay đã gây ra nhiều bức xúc.
Hình 5.6 cho thấy có 5 nhân tố có giá trị nổi trội, đó là: A38=0.097; A35=0.094; A15
=0.093; A21=0.076; và A41=0.074. Trong 5 nhân tố này thì có 2 nhân tố có trọng số lớn nhất (A38 & A35) thuộc về RR liên quan đến NTTC. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định rằng trong TCCTGTĐB thì NTTC là đơn vị có tác động nhiều nhất đến RRKT của dự án.
Hai nhân tố có trọng số cao nhất là A38=0.097; A35=0.094. Kết quả này rõ ràng đã phản ánh một thực trạng chất lƣợng thi công các dự án không đảm bảo. Nguyên nhân này chính là tính chuyên nghiệp của NTTC chƣa cao và trình độ chuyên môn của NTTC còn thấp. Năng lực thiết bị, nhân lực của NTTC tại các dự án đƣợc bố trí trên công trường sau khi trúng thầu không đúng với cam kết trong hồ sơ dự thầu, nhưng vẫn đƣợc TVGS và Ban QLDA chấp thuận. Hệ thống kiểm soát chất lƣợng dự án cũng thiếu nghiêm túc, hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống thiết bị kiểm soát của NTTC, thiếu các phòng thí nghiệm độc lập. NTTC thi công không đảm bảo khối lƣợng xây lắp theo hồ sơ thiết kế đƣợc duyệt, sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lƣợng nhƣng vẫn đƣợc nghiệm thu thanh toán; kê khai nghiệm thu khống khối lƣợng; không thực hiện đúng
0.256
0.149
0.404
0.191
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50
A1 A2 A3 A4
Hình 5.5Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 1
trình tự thi công nhƣ chỉ dẫn kỹ thuật... dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người và tài sản của xã hội.
Nhân tố có trọng số cao thứ ba đó chính là A15=0.093. Nhiệm vụ của TVGS là giúp CĐT giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và môi trường trong thi công. Năng lực của cán bộ TVGS ở nước ta hiện nay tồn tại nhiều bất cập trong công tác đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề dẫn đến yếu kém về năng lực chuyên môn. Đại đa số TVGS chƣa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công; không bám sát hiện trường để kịp
0.051 0.053 0.013
0.074
0.097 0.022
0.033
0.094 0.046
0.041 0.019
0.051 0.046 0.027
0.076 0.093 0.054
0.034 0.028
0.046
0.000 0.025 0.050 0.075 0.100 0.125
Công nghệ thi công đặc biệt, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng (A44)
Các qui trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công còn nhiều tồn tại (A43) Khối lƣợng phát sinh không có trong hồ sơ thiết kế
(A42)
Hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình (A41) Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế (A38) Máy móc thiết bị phục vụ thi công không đảm
bảo, thường xuyên hư hỏng (A37) Sai sót trong công tác thí nghiệm (A36) Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình
kỹ thuật (A35)
Biện pháp tổ chức thi công không đảm bảo (A34) Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lƣợng … Sai sót trong công tác giám sát chất lƣợng của Nhà
thầu thi công (A32)
Năng lực chuyên môn của Nhà thầu thi công yếu kém (A31)
Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp (A23)
Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa (A22) Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều
sai sót, không đầy đủ (A21)
Năng lực cán bộ TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm. (A15)
Phải bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN (A14) Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trước
thời hạn (A13)
Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với thực tiễn (A12)
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán còn nhiều sai sót (A11)
Hình 5.6Biểu đồ thể hiện trọng số của các nhân tố cấp 2
thời xử lý các vấn đề bất hợp lý, chƣa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lƣợng trong quá trình thực hiện dự án. Rõ ràng vấn đề TVGS luôn là vấn đề mấu chốt để đảm bảo dự án đƣợc tiến hành đúng với hồ sơ thiết kế. Dù là nguyên nhân gì nhƣng năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của TVGS không đảm bảo sẽ dẫn đến công trình kém chất lượng, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Chất lượng tại nhiều công trình không đảm bảo có liên quan trực tiếp đến TVGS đã được nêu ra rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là yếu tố RR thường trực, cần được ứng phó thỏa đáng.
Nhân tố thứ tƣ đó là A21=0.076. Công tác khảo sát rất quan trọng, số liệu khảo sát được cung cấp cho thiết kế và có ảnh hưởng lớn đến BPTCTC của nhà thầu. Phần lớn những hƣ hỏng công trình đều có nguyên nhân do không có đủ thông tin hoặc thông tin không chính xác về điều kiện địa hình, địa chất và địa chất thủy văn. Cung cấp số liệu khảo sát không chính xác, người thiết kế dựa vào đó để tính toán thiết kế và lập phương án TCTC không thích hợp với điều kiện thực tế, vì vậy rất dễ dẫn đến sai lầm về mặt kỹ thuật và tổn thất về mặt kinh tế do phải thay đổi phương án bởi không an toàn, hoặc lãng phí bởi quá an toàn không cần thiết.
Theo Nguyễn Viết Trung vcs [32] thì các nguyên nhân gây ra sự cố công trình có liên quan đến số liệu khảo sát là những sai lầm, bất cẩn trong công tác điều tra và khảo sát, ăn bớt công việc để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận bất chính. Những trường hợp phổ biến trên thực tế là, (a) Dự báo hay xác định sai lầm các thông số về thủy văn, các điều kiện bất thường của tự nhiên như lũ lụt, bão, động đất; (b) Không phát hiện hay không xác định được tính không đồng nhất, các đặc điểm riêng biệt, chiều dày, đặc điểm phân bố và các thông số kỹ thuật cũng như hang Caster, các lớp bùn yếu và các vật thể lạ trong nền đất; (c) Người khảo sát cung cấp các thông tin sai cho người thiết kế, thông tin khảo sát thiếu, không đầy đủ.
Nhân tố thứ 5 đó là A41=0.073. Đây cũng là NTRR hiện đang xảy ra rất phổ biến trong TCCTGTĐB ở nước ta hiện nay như hiện tượng lún, nứt, sụt trượt, phá vỡ kết cấu công trình. Điển hình của NTRR này là hiện tƣợng hằn lún vệt bánh xe đã và đang xảy tại các công trình giao thông trên cả nước đã làm “nóng” và “đau đầu” toàn ngành GTVT hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan mà các nhà khoa học, các nhà quản lý… đã đưa ra đối với NTRR này. Nhân tố này đã làm ảnh hưởng rất
lớn đến chất lƣợng công trình trong quá trình thi công và khai thác sử dụng, tốn kém rất nhiều chi phí để khắc phục sửa chữa, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của các bên liên quan trong dự án. Ngoài những điều kiện khách quan nhƣ khí hậu, địa chất, địa chất thủy văn, công nghệ phức tạp… thì có rất nhiều nguyên nhân chủ quan khác xuất phát từ yếu tố con người cũng góp phần làm cho nhân tố này trở nên quan trọng. Cho dù nguyên nhân gây ra là khách quan hay chủ quan thì chúng ta phải tìm mọi biện pháp, mọi cách để ứng phó với nó.