Những yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 72 - 81)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

2.2.2. Những yêu cầu mới đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay

2.2.2.1. Xuấ t phát từ yêu cầ u củ a quá trình xây dự ng và hoàn thiệ n nề n kinh tế thị trư ờ ng đị nh hư ớ ng xã hộ i chủ nghĩa

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa dựa theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

Cơ chế thị trường ở nước ta là cơ chế thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước, trên cơ sở sự vận động khách quan của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ có các điều chỉnh cần thiết nhằm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng, lạm phát,...; tạo ra những tiền đề để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào phát triển nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nhà nước thực

hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế; hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để điều tiết nền kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra, trách nhiệm nặng nề đó đặt lên vai đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế. Do vậy cần phải xây dựng đội ngũ công chức quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở các cấp, các ngành, ở cả trung ương và địa phương. Đó là: có bản lĩnh chính trị vững vàng để phát triển nền kinh tế thị trường song vẫn giữ vững định hướng XHCN; có trình độ chuyên môn sâu và hiểu biết về nền kinh tế thị trường với sự năng động, sáng tạo, quyết đoán trong xử lý công việc; thường xuyên, tích cực học tập, tìm hiểu kiến thức mới để kịp thời nắm bắt văn minh của thời đại; giữ vững đạo đức cách mạng, đấu tranh chống những tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường.

2.2.2.2. Xu t phát t yêu c u y m nh công nghi p hoá, hi n i hoá Quá trình CNH, HĐH không chỉ đòi hỏi phải có vốn, kỹ thuật, tài nguyên... mà còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó. Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH bao gồm những con người có đức, có tài, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc;

được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hoá, được đào tạo thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp, về năng lực sản xuất kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trìnhđộ khoa học - kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới.

Trong nguồn nhân lực mới ấy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm, bởi vì chỉ với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế trưởng thành về chính trị, có trình độ tổ chức, kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế, có khả năng tiếp thu, sử dụng những tiến bộ khoa học, công

nghệ của thời đại; hiểu rõ nội dung của quá trình CNH, HĐH ở nước ta, từ đó có những hành động phù hợp để thúc đẩy quá trình đi đến hoàn thành; tích cực ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào công việc để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH, phải coi việc đầu tư cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ là một trong những hướng chính của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của địa phương. Phải đào tạo được một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm đội ngũ các cán bộ nghiên cứu và triển khai công nghệ, cán bộ quản lý, nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh,... Việc xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt về kinh tế cho CNH, HĐH phải tiến hành với tốc độ, quy mô thích hợp, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ trong quá trình CNH, HĐH. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để sáng tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệpCNH, HĐH đất nước.

2.2.2.3. Xut phát t yêu cu phát trin nn kinh tế tri thc

Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động.

Nền kinh tế thế giới bước sang giai đoạn phát triển mới, trong đó tri thức, thông tin trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển sản xuất, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các công viên khoa học, các thành phố khoa học, các khu công nghệ cao được thành lập ở các nước tiên tiến chính là điều kiện và môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ và sản xuất nhập làm một. Phòng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, nhà khoa học cũng chính là nhà sản xuất kinh doanh (chẳng hạn trong công nghệ sinh học, công nghệ thông tin). Các loại dược phẩm mới, các vi mạch, các con

chíp, các phần mềm… được sản xuất tại phòng thí nghiệm, khó mà gọi nơi sản xuất ra chúng là nhà xưởng hay phòng thí nghiệm.

Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong kinh tế tri thức, các công nghệ mới, các ý tưởng mới là chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa nền kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Cơ cấu lao động biến đổi theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động xử lý thông tin, làm dịch vụ, di chuyển sản phẩm và làm văn phòng; lao động tri thức đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất; các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghiệp tri thức) và ngành dịch vụ dựa nhiều vào tri thức đóng vai trò chính trong cơ cấu kinh tế và tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Do đó, nhu cầu về lao động tri thức tăng lên nhanh chóng.

Mặt khác, trong nền kinh tế tri thức việc tạo ra của cải và nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là nhờ nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, chứ không chỉ là tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, nhiều ngành sản xuất và doanh nghiệp mất đi, nhiều ngành và doanh nghiệp mới ra đời chủ yếu là những ngành dịch vụ (sự phá hủy có tính sáng tạo). Điều đó dẫn đến ngành nghề, việc làm thay đổi nhanh, khôngổn định, đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, thích nghi với sự đổi mới. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cũng đứng trước yêu cầu phải liên tục trang bị và tự trang bị cho mình những kiến thức quản lý, kiến thức kinh tế mới với sự năng động, nhạy bén và sáng tạo để có thể theo kịp đòi hỏi của nền kinh tế tri thức và yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới.

2.2.2.4. Xut phát t yêu cu ca quá trình toàn cu hoá, hi nhp quc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội, nhất là khả năng tranh thủ hiệu quả hơn các nguồn lực bên ngoài. Cùng với

hội nhập kinh tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác sẽ tạo cơ hội lớn hơn trong tiếp cận tới tri thức tiên tiến của nhân loại, gia tăng mức độ đan xen lợi ích, từng bước làm cho đất nước trở thành bộ phận hữu cơ của khu vực và thế giới, chiếm vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế, chính trị và văn hóa toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực cũng tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo ra khả năng bù trừ nguồn lực phát triển; đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, trí tuệ. Việt Nam có thể tiếp cận với các nước và trung tâm kinh tế phát triển toàn cầu nhằm thu hút nhiều nguồn lực thiết thực cho nền kinh tế Việt Nam như vốn, khoa học - công nghệ, chất xám, hàng hóa chất lượng cao,... Ðồng thời, yêu cầu bổ sung và hoàn thiện thể chế; cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao,... sẽ ngày càng lớn.

Vì vậy, quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ để chúng ta mở rộng giao lưu, hợp tác trong công tác đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế. Đó là cơ hội để đào tạo cán bộ quản lý kinh tế theo chuẩn quốc tế, đưa cán bộ ra nước ngoài để trau dồi kiến thức, cũng là cơ hội để tranh thủ về tài chính và chất xám trong quá trình tạo lập một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, đủ bản lĩnh trong nhận thức và xử lý tình huống chính trị, kinh tế - xã hội. Thông qua trao đổi khoa học, nghiên cứu học thuật, đào tạo và giáo dục, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực tham gia vào quá trình hoạch định chính sách kinh tế và quản trị nền kinh tế. Việt Nam có thể học hỏi nhiều lý luận, học thuyết phát triển, quản trị xã hội để quản trị sự phát triển của Việt Nam theo mục tiêu đã lựa chọn. Đội ngũ lãnhđạo cũng có cơ hội nâng cao năng lực, củng cố tri thức khoa học quản lý, tránh chủ nghĩa kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn diện đời sống toàn cầu. Chính toàn cầu hoá sẽ

đòi hỏi ở công chức nước ta những phẩm chất, năng lực để có thể xử lý công việc trong điều kiện thế giới phát triển mạnh mẽ và hết sức phức tạp.

Mặt khác toàn cầu hoá kinh tế cũng đem lại nhiều thách thức cho chúng ta. Trước tiên đó là hệ giá trị xã hội bị đảo lộn, giao thoa văn hoá diễn ra mạnh mẽ, nó sẽ tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của người cán bộ nói riêng và người dân nói chung; đó là nguy cơ tụt hậu về trình độ và khả năng của cán bộ quản lý kinh tế trong nước so với thế giới; là sự chảy máu chất xám trong lĩnh vực quản lý nhà nước khi có nhiều cán bộ quản lý kinh tế giỏi, có kỹ năng quản lý hiện đại bỏ việc ra làm cho các công ty, tổ chức kinh tế nước ngoài với lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn.

Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế nói chung và và cán bộ chủ chốt về kinh tế nói riêng cần đáp ứng những yêu cầu cao hơn nữa của thời đại. Đó là phải có trình độ hiểu biết về thế giới hiện đại, về quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức mới;

có trìnhđộ ngoại ngữ; có khả năng giao tiếp và quan hệ ngoại giao với bè bạn quốc tế, có khả năng tiếp cận và sử dụng khoa học - công nghệ trong hoạt động quản lý kinh tế...

2.2.2.5. Yêu cu mớ i đặ t ra đố i vớ i độ i ngũ cán bộ ch cht v kinh tế cp tnh Hòa Bình thi k hi nhp quc tế

Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hoà Bình luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp của tỉnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, coi đó là khâu then chốt, quyết định để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với cả hệ thống chính trị của tỉnh. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn, cấp bách hơn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của Hòa Bình:

Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và được bố trí đúng chức danh công tác trong bộ

máy quản lý kinh tế. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi vì những người có trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ cao khi được bố trí chức danh, vị trí công tác sẽ có điều kiện làm tốt chức năng lãnh đạo và quản lý nhà nước về kinh tế.

Người cán bộ chủ chốt về kinh tế phải giỏi về chuyên ngành kinh tế mình quản lý, có những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ lãnhđạo, quản lý, có khả năng nắm bắt và xử lý tốt các thông tin, phân tích và vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là các quy luật về kinh tế thị trường vào hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Biết vận dụng các quy luật đó trong tổ chức lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể,ở từng cương vị một cách có hiệu quả.

Trình độ chuyên môn, yêu cầu nói chung là phải tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế, nhưng cơ cấu về số lượng lại tuỳ thuộc vào đặc thù của từng ngành, của cấp quản lý theo Pháp lệnh cán bộ, công chức cũng như tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành quy định.

Hai là, cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình phải là người biết vận dụng linh hoạt các chính sách quản lý kinh tế nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ.

Với đặc thù của tỉnh Hoà Bình, một tỉnh miền núi thuộc vùng núi Tây Bắc Bộ thì đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế phải biết tham mưu cho lãnh đạo tỉnh về các chính sách phát triển kinh tế để phát huy lợi thế sẵn có của tỉnh, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo cơ chế thông thoáng về chính sách thu hút đầu tư mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng là một lĩnh vực quan trọng, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh phải nắm vững chủ trương và nguyên tắc trong hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời vận dụng linh hoạt những chủ trương và nguyên tắc đó để thu hút một cách hiệu quả nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)