Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu để bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình cần nắm vững yêu cầu sau đây:
4.2.2.1. Chuẩ n bị tố t việ c tạ o nguồ n cán bộ cho quy hoạ ch, xây dự ng cơ chế , bộ máy, phát hiệ n, đào tạ o và sử dụ ng nhân tài
Đây là khâu quan trọng hàng đầu quyết định tính hiệu quả của công tác quy hoạch cán bộ. Phải có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từng đơn vị phải có kế hoạch tạo nguồn cán bộ, xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng cho từng thời gian cụ thể. Thông qua phong trào, qua hoạt động thực tiễn các cấp uỷ đảng, các ban ngành, đoàn thể và địa phương để phát hiện, lựa chọn cán bộ dự bị cho các chức danh lãnh đạo. Việc phát hiện, lựa chọn cán bộ dự nguồn cho các chức danh lãnh đạo, quản lý về kinh tế có thể tập trung vào những cán bộ được đào tạo cơ bản đang công tác ở các lĩnh vực khác nhau, đã có kinh nghiệm trong lãnhđạo, quản lý, có thành tích xuất sắc, có trìnhđộ và năng lực thực tiễn.
Việc lựa chọn cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch là công việc quan trọng trong công tác quy hoạch cán bộ. Muốn lựa chọn đúng phải rà soát, đánh giá đúng cả đội ngũ và từng cán bộ, phải thật sự khách quan. Phải nắm vững tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt về kinh tế, đặc biệt chú ý đến bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, đường lối của Đảng có tính quyết đoán, khả năng tổ chức, lãnh đạo và quản lý, khả năng ứng xử kịp thời, chính xác các tình huống, luôn gương mẫu, là tấm gương cho cấp dưới và quần chúng noi theo. Cán bộ trẻ trong diện quy hoạch nhất thiết phải đào tạo chính quy. Hiện nay, cần quan tâm đến việc đưa vào nguồn những cán bộ đã được đào tạo cơ bản, không nên để đến khi được quy hoạch vào nguồn rồi mới đưa đi đào tạo. Cần quan tâm tới những cán bộ tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ. Cần phân biệt rõ việc đào tạo, bồi dưỡng trước và sau khi đưa vào nguồn quy hoạch. Khi đã lựa chọn cán bộ để đưa vào quy hoạch, công tác bồi dưỡng, kiểm tra và quản lý cán bộ là khâu rất quan trọng. Chất lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có vai trò trực tiếp quyết định kết quả thực hiện quy hoạch.
- Về nhận thức, cần thấy vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ chủ chốt trong đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Từ đó phát hiện, bồi dưỡng nguồn cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.
- Về cơ chế:
+ Hoàn thiện tốt cơ chế cạnh tranh giữa các cán bộ trong diện quy hoạch, thực hiện thi tuyển vào các chức danh cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh để lựa chọn những cán bộ tốt nhất, phù hợp nhất. Khắc phục tư tưởng tuần tự, chiếu cố, vận dụng, trọng về thành phần, cơ cấu, vì người xếp việc trong xây dựng quy hoạch.
+ Thực hiện cơ chế khuyến khích quần chúng phát hiện nhân tài, khuyến khích cơ chế tiến cử, đề cử người tài để dưa vào quy hoạch.
4.2.2.2. Xây dự ng căn cứ quy hoạ ch cán bộ chủ chố t về kinh tế cấ p tỉ nh đáp ứ ng yêu cầ u thờ i kỳ hộ i nhậ p quố c tế
Mục đích quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là để chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ chung và cán bộ dự bị, kế cận các chức danh cán bộ chủ
chốt về kinh tế của tổ chức, chính quyền. Trọng tâm trước mắt là chuẩn bị nguồn cán bộ phục vụ nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020, trên cơ sở đó, dự báo nhu cầu để xây dựng quy hoạch cán bộ thời kỳ 2020 - 2030.
Quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập quốc tế của tỉnh, của từng sở, ban, ngành và các huyện; căn cứ vào cơ cấu tổ chức, bộ máy; căn cứ tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh những năm qua.
Quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phải bảo đảm tính liên tục, kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ trong đội ngũ cán bộ của các sở, ban, ngành và các huyện, danh sách cán bộ được quy hoạch phải được rà soát, bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và khả thi.
4.2.2.3. Xây dự ng nộ i dung quy hoạ ch cán bộ chủ chố t về kinh tế cấ p tỉ nh phù hợ p vớ i yêu cầ u thờ i kỳ hộ i nhậ p quố c tế
Quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các sở, ban, ngành và các huyện giai đoạn 2015 - 2020 và các năm tiếp theo để phục vụ tốt cho công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử Hội đồng nhân dân và Đại hội Đảng các cấp của tỉnh khoá XVI. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, chủ động quy hoạch nhân sự phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh hàng năm, và khi có nhu cầu điều động, luân chuyển cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đột xuất. Mỗi chức danh cán bộ, cần phải quy hoạch từ hai đến ba cán bộ dự bị, kế cận, có danh sách trích ngang cán bộ được quy hoạch.
Từng cán bộ được quy hoạch dự bị, kế cận các chức danh chủ chốt về kinh tế của tỉnh phải được đánh giá chi tiết và tổng thể những mặt mạnh, mặt yếu, trên cơ sở đó xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng nhóm cán bộ chủ chốt về kinh tế. Cần chú trọng bồi dưỡng những kiến thức về quản lý kinh tế, kỹ năng lãnh đạo, thương thuyết và khả năng ngoại ngữ theo yêu cầu hội nhập quốc tế.
Nguồn cán bộ quy hoạch dự bị, kế cận các chức danh cần xác định trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một cơ quan, đơn vị, một sở, ngành, địa phương. Chú trọng những cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ có thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới, dưới 45 tuổi đang công tác trong các sở, ban, ngành khối kinh tế và các huyện của tỉnh. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực, cán bộ nữ, cán bộ được rèn luyện, thử thách ở những nơi, những đơn vị có nhiều khó khăn.
4.2.2.4. Thự c hiệ n quy hoạ ch cán bộ chủ chố t về kinh tế cấ p tỉ nh - Quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận các chức danh chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh cần phải:
+ Lựa chọn cán bộ nguồn chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh
Từng chức danh cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong mỗi sở, ban, ngành và huyện phải có nhiều cán bộ dự nguồn. Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và nhiệm vụ tổ chức để lựa chọn cán bộ dự nguồn lãnhđạo cho từng thời kỳ.
+ Quy trình lựa chọn quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cùng với bộ phận tham mưu nghiên cứu, đề xuất, nhận xét, đánh giá cán bộ.
Cấp uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện tổ chức để cán bộ, đảng viên giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt về kinh tế.
Tập thể cấp uỷ hoặc Ban Thường vụ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo ban, ngành và huyện xem xét, lựa chọn cán bộ dự nguồn.
Tổng hợp danh sách cán bộ dự nguồn theo mẫu quy định của Ban Tổ chức Trung ương và của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.
- Về thực hiện các bước quy hoạch cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Cần có kế hoạch thực hiện tốt các bước quy hoạch theo một quy trình chặt chẽ, trước hết là đối với cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt cho từng thời gian:
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
+ Thực hiện quy trình điều chỉnh, luân chuyển cán bộ theo kế hoạch.
Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích luỹ kinh nghiệmở các vị trí công tác khác nhau.
+ Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.