Thực trạng chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 110 - 118)

Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT

3.2.1. Thực trạng chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt

3.2.1.1. Số lư ợ ng và cơ cấ u độ i ngũ cán bộ ch cht v kinh tế cp tnh Hòa Bình

* Về số lượng cán bộ công chức

Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình làm việc tại các sở và cơ quan tương đương bao gồm:

Một là, các giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế gồm: Cục thuế tỉnh, Cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước, Liên minh Hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các khu công nghiệp.

Hai là, các giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp trực thuộc tỉnh:

Điện lực Hòa Bình, Bưu điện tỉnh, Viễn thông Hòa Bình, Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ba là, các chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố trực thuộc tỉnh (gồm 10 huyện và thành phố Hòa Bình).

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnhở Hoà Bình có bước phát triển mới về cả chất lượng, số lượng và cơ cấu, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hoà Bình. Được rèn luyện, thử thách và trưởng thành qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có chất lượng khá toàn diện so với những năm trước đây, đã có bước trưởng thành và phát triển ngày càng cao hơn cả về cơ cấu và chất lượng.

Số lượng cán bộ chủ chốt về kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2013 có 103 người, được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới; độ tuổi từ 35 - 60 tuổi.

Trong đó, số lượng cán bộ chủ chốt dưới 40 tuổi chỉ có 05 đồng chí, chiếm 4,85%; cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh độ tuổi 40 - 50 là 32 đồng chí; cán bộ chủ chốt về kinh tế trong độ tuổi 50 - 60 tuổi là 66 đồng chí, chiếm 64,08%. Đây là cơ cấu cán bộ tương đối bất hợp lý xét về độ tuổi. Về cơ cấu giới tính, giai đoạn 2005 - 2013, cán bộ nữ chỉ có 11 đồng chí, chiếm 10,68%, trong đó có6 đồng chí dân tộc Kinh, 5 đồng chí dân tộc Mường. Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tếcấp tỉnh của Hòa Bìnhđều có trìnhđộ đại học và sau đại học, cụ thể là có 88 đồng chí có trìnhđộ đại học, chiếm 85,44%, 14 đồng chí có trình độ thạc sĩ, chiếm 13,59%; 01 đồng chí có trìnhđộ tiến sĩ, chiếm 0,97%.

Đối với cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình tính đến hết năm 2013 có 42 đồng chí, trong đó có 2 đồng chí ở độ tuổi dưới 40, 10 đồng chí ở độ tuổi 40 - 50 và 30 đồng chí độ tuổi từ 50 - 60. Tỷ lệ cán bộ chủ chốt về kinh tế là nữ chiếm 14,28% (06 đồng chí) trong tổng số 42

đồng chí cho thấy cơ cấu nữ vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Bng 3.6:Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình giaiđoạn 2005 - 2013

Đơn vị: người

Độ tuổi Cơ cấu giới tính

Trìnhđộ

chuyên môn Trìnhđộ lý luận Dân tộc

35-40 tuổi

40-50 tuổi

50-60

tuổi Nữ Tỷ lệ (%)

Đại học

Sau ĐH

Trung cấp

Cử nhân

Cao cấp

Kinh 2 7 15 4 9,53 19 6 0 0 24

Mường 1 1 15 2 4,76 14 3 0 6 11

Thái 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1

Tổng số 3 8 31 6 14,28 33 9 0 6 36

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình 2005 - 2013 [1].

Giai đoạn 2010 đến nay, cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh bao gồm đội ngũ cán bộ chủ chốt của các sở, ban, ngành và chủ tịch, phó chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là sự thay đổi về độ tuổi, trình độ lý luận của cán bộ.

Bng 3.7: Cơ cấu cán bộchủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: Người

Độ tuổi Cơ cấu giới tính

Trìnhđộ chuyên

môn

Trìnhđộ lý luận Dân tộc

30-40 tuổi

40-50 tuổi

50-60

tuổi Nữ Tỷ lệ (%)

Đại học

Sau ĐH

Trung cấp

Cử nhân

Cao cấp

Kinh 1 20 33 6 10,34 47 10 3 1 53

Mường 4 11 30 5 11,63 37 5 2 11 29

Thái 0 1 3 0 0 4 0 1 1 2

Tổng số 5 32 66 11 10,48 88 15 6 13 84

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].

Như vậy, so với các khoá trước, tuổi bình quân của cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã giảm dần: từ 55,3 tuổi (khoá XIII); 54,1 tuổi (khoá XIV)

xuống 51,47 tuổi (năm 2013). Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đa số đã trải qua thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thời kỳ đổi mới, đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vốn sống và hiểu biết thực tiễn phong phú, hầu hết được đào tạo cơ bản. Sự kế thừa, chuyển tiếp, đan xen giữa các độ tuổi là điều kiện để các thế hệ cán bộ phát huy, bổ sung cho nhau những mặt mạnh của mỗi độ tuổi trong công tác, như khả năng nhanh nhạy, nhiệt tình, sáng tạo, tiếp thu cái mới, kết hợp với khả năng bao quát, thận trọng, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Đó chính là điều kiện để các thế hệ cán bộ giúp nhau khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, điều hành như bảo thủ, quan liêu, trì trệ hoặc nóng vội, duy ý chí.

Tuy nhiên, phân tích cơ cấu về độ tuổi cho thấy, cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh của Hòa Bình chưa hợp lý giữa các độ tuổi. Số cán bộ ở độ tuổi dưới 40 tuổi đạt mức rất thấp, chỉ chiếm 3,81%, trong khi đó số cán bộ từ 51-60 tuổi 68,57% là rất cao. Cơ cấu cán bộ xét về độ tuổi bất hợp lý như vậy là hạn chế trong thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là khó khăn cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, nhất là đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức quản lý theo công nghệ hiện đại, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ nữ trong đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thấp. Với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH gắn với hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nhất thiết phải thay đổi theo hướng thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ (tuổi dưới 40), được đào tạo bài bản, chuyên sâu, có trình độ chuyên môn và kỹ năng, nghiệp vụ giỏi, đặc biệt độ tuổi có khả năng và ngoại ngữ để giao tiếp,...

Xét cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh giai đoạn 2010 - 2013 có 43 đồng chí người dân tộc Mường, chiếm 40,95%; 4 đồng chí người dân tộc Thái, chiếm 3,81%; 58 đồng chí dân tộc Kinh, chiếm 55,24%. Như vậy, cơ cấu cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao trong tổng số

cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh. Điều đó chứng minh chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số của Hòa Bình đã đạt những kết quả nhất định.

3.2.1.2. Ch t l ng i ng cán b ch ch t v kinh t c p t nh Hòa Bình

* Về trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hòa Bình Trong những năm qua, Hòa Bình đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế, do vậy chất lượng cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã được nâng lên rõ rệt.

Bng 3.8: Trìnhđộ đào tạo của cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành Hòa Bình (2005 - 2013)

Đơn vị: người Trìnhđộ chuyên môn Trìnhđộ lý luận

Năm Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Trung cấp Cử nhân Cao cấp

2005-2010 50 11 0 2 7 52

2010-2013 50 14 1 3 6 56

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình [1].

Số liệu bảng 3.8 cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học - công nghệ tương đối cao so với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói chung, đó vừa là nét đặc thù khối kinh tế, vừa là điều kiện và tiêu chuẩn bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh.

Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hoà Bình, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh 100% có trìnhđộ đại học và sau đại học, số lượng cán bộ có trình độ sau đại học có xu hướng tăng lên trong thời gian qua, chiếm tỷ lệ tương đối cao (18,3% giai đoạn 2005 - 2010, 23,07% giai đoạn 2010 - 2013) (Biểu đồ 3.2).

Đơn vị: Người

Biể u đồ 3.2: Trìnhđộ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnhở Hòa Bình

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].

Hầu hết đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành có trình độ lý luận từ cử nhân trở lên (chiếm 96,72% giai đoạn 2005 - 2010, 95,39% giai đoạn 2010 - 2013), trong đó, tỷ lệ cán bộ chủ chốt có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 86,15%. 100% cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế và kiến thức về quốc phòng.

Đơn vị: Người

Biể u đồ 3.3: Trìnhđộ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnhở Hòa Bình

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hòa Bình [1].

Từ các số liệu trên cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống, đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công việc. Đó chính là điều kiện quan trọng và là thế mạnh của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của tỉnh Hoà Bình trong giaiđoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng

* Về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ

Nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đã được rèn luyện, thử thách trong kháng chiến, nhất là trong sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Hoà Bình thời kỳ đổi mới, nên đại bộ phận có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng, đa phương hoá, chủ động hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, cũng có nhiều khó khăn, phức tạp, tác động tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm, lợi ích, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế vẫn phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu, tận tuỵ với công việc, giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch, gắn bó với nhân dân, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thế mạnh về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng lãnhđạo quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế đã góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lãnhđạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

* Về năng lực lãnh đạo, quản lý

Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình đã có bước trưởng thành khá toàn diện, nêu cao vai trò trách nhiệm, tích cực rèn luyện, nỗ

lực phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Thành tựu của công cuộc đổi mới gần 30 năm qua của tỉnh Hoà Bình đã chứng minh rằng, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt về kinh tế của tỉnh đã thực sự có chuyển biến mới, thể hiện trên các nội dung cơ bản sau:

Một là, năng lực quán triệt, tiếp thu, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế để hoạch định thành nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể, phù hợp trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Hoà Bình những năm qua.

Hai là, khả năng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, gắn nghị quyết của Đảng với cuộc sống của nhân dân. Trong công tác chỉ đạo, điều hành thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, chú trọng phân tích, tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những mặt còn hạn chế, khuyết điểm. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp quản lý, điều hành lãnhđạo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả hơn.

Ba là, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh được thể hiện ở khả năng nắm bắt và chỉ đạo thực tiễn, biến các ý tưởng, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh thành hiện thực trong từng thời kỳ cách mạng của tỉnh. Điều đó được chứng minh bằng những thành tựu to lớn mà nhân dân Hoà Bình đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là trong những năm thực hiện sự nghiệp đổi mới về kinh tế của Đảng bộ Hoà Bình.

Bốn là, khả năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý, điều hành quá trình xây dựng, phát triển kinh tế bằng các chương trình, kế hoạch, bước đi cụ thể, đã tạo ra bước chuyển biến mới và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế của tỉnh.

Năm là, khả năng nhạy bén, tiếp thu và vận dụng cái mới, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành để

nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của tỉnh Hòa Bình.

Một phần của tài liệu ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)