Chương 3. SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975
3.1. Miền Bắc trước thử thách mới và chủ trương xây dưng văn hóa của Đảng
3.1.1. Miền Bắc trước thử thách mới
Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ ở miền Nam Việt Nam phát triển
đến mức cao nhất căn bản bị thất bại. Để cứu vãn tình thế, ngày 1 - 4 - 1965, Tổng thống L.Giônxơn chủ trì cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia quyết định tăng cường lực lượng yểm trợ của Mỹ ở Việt Nam từ 18.000 lên 20.000 quân, triển khai 4 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ từ phòng giữ các căn cứ sang yểm trợ tấn công; thăm dò cấp bách khả năng tham chiến của một số nước đồng minh. Như vậy, từ đầu năm 1965, Mỹ chuyển sang "chiến lược chiến tranh cục bộ" , ồ ạt đưa quân viễn
chinh Mỹ và các quân đồng minh vào trưc tiếp tham chiến ở miền Nam ; đồng thời, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc hòng bẻ gãy ý chí kháng chiến , hủy hoại tiềm lực về mọi mặt của miền Bắc , ngăn chặn sự chi viện của hâụ phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam . Quy mô và cường độ đánh phá miền Bắc gia tăng cùng với sự phát triển chiến tranh ở miền Nam. Với tư duy của kẻ nắm ưu thế tuyệt đối về vũ khí tối tân, hiện đại, giới quân sự Mỹ tin rằng,
"dưới bom đạn Mỹ, Bắc Việt Nam không chịu nổi vài tuần" và "Hà Nội phải quỳ gối trong vòng 2 đến 6 tháng"
Tiến hành chiến tranh , nhận thấy rõ miền Bắc là căn cứ địa của cách mạng Việt Nam, hậu phương lớn của phong trào cách maṇ g miền Nam ; vì vậy , ngay từ đầu và trong tất cả các thời kỳ của cuộc chiến tranh , Mỹ luôn tìm cách đánh phá miền Bắc , ngăn trăṇ nguồn sống của cách maṇ g miền Nam . Mỹ tiế n hành chiến tranh tâm lý , tung biêṭ kích , thám báo ra miền Bắc để móc nối với gián điệp nằm
vùng, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và ngăn trặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam .
Cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mỹ đã biến cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau . Sớm dự kiến âm mưu , nắm bắt kip̣ thời hanh đông của Mỹ , toàn Đảng , Chính phủ VNDCCH thống nhất quan điểm : Xây dưng và bao vê ̣ miền Bắc là sự nghiêp̣ của toan dân ; miền Bắc không chỉ là hâụ phương lớn chi viêṇ cho chiến trường miền Nam mà còn là hâụ
phương taị chỗ , chống laị cuôc̣ chiến tranh phá hoaị của Mỹ . Thưc hiêṇ nhiêm vu ̣ năṇ g nề nay , trên tất cả cac linh vưc từ kinh tế , chính trị đến văn hóa xã hội cần có
́̃
sự chuyên biến về chất.
Sau một chặng đường xây dựng, "miền Bắc đã tiến những bước dài chưa
từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới" [109; tr.224].
Các thành phố không ngừng được mở rộng; nhiều nhà máy, xí nghiệp theo tiêu chuẩn hiện đại ra đời, các hợp tác xã bậc cao phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội lần thứ nhất (1961-1965), nhân dân miền Bắc đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ, thu được những thắng lợi quan trọng trong công cuộc xây dựng CHXN. Lĩnh vực văn hóa đã đạt được những thành tựu đáng kể: Giáo dục và khoa học - kỹ thuật, văn học nghệ thuật, báo chí nhanh chóng phát triển . Số lượng học sinh , sinh viên tăng lên, hàng loạt các trường đại học , cao đẳng được thành lập . Bên cạnh đó , các hoạt
động văn hoá, nghệ thuật phản ánh ngày càng trung thực những thành tựu của công cuộc cải tạo xây dựng CNXH. Những thành tựu trên lĩnh vực văn hoá góp phần quan trọng hoàn thành những mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ủng hộ và cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam.
Công cuộc xây dựng CNXH nói chung, sự nghiệp xây dựng văn hoá nói riêng ở miền Bắc diễn ra trong hoàn cảnh có chiến tranh, chịu sự chi phối của chiến tranh. Cách mạng miền Bắc lúc này có sự thay đổi về nhiệm vụ, nhân dân miền Bắc không những tiếp tục tiến hành cuộc CMXHCN trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá - tư tưởng , mà còn phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ . Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng văn hoá không chỉ nhằm mục tiêu xoá bỏ mọi tàn tích của nền văn hoá phong kiến , thực dân, nâng cao trinh đô ̣ văn hóa của nhân dân để góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng trên lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, mà còn tiếp tục phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của toàn dân tộc, góp phần làm thất bại mọi âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của nhân dân Việt Nam ở miền Bắc. Các hoạt động văn hoá gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học - kỹ
thuật cho cán bộ và quần chúng nhân dân, chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đối phó với mọi hoạt động phá hoại của Mỹ. Điều đó đòi hỏi Đảng LĐVN phải có những chủ trương chính sách xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá phù hợp với thay đổi của hoàn cảnh lịch sử.
Tháng 3- 1965, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 11 họp bàn về đường lối cách mạng Việt Nam. Sau khi nêu lên những thắng lợi của cuộc kháng chiến của
nhân dân miền Nam , Hôị nghi ̣vạch rõ âm mưu của Mỹ trong chiến lược mới :
"Chúng đang từng bước đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ và chư hầu vào miền Nam…Đồng thời, chúng mở rộng hoạt động không quân, ném bom, bắn phá miền Bắc" [60;
tr.104]. Hội nghị đưa ra những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng cả nước:
Ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh đặc biệt của Mỹ, chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng trong cuộc chiến tranh cục bộ; tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc trước mọi hoạt động chiến tranh phá hoại của Mỹ, động viên lực lượng của miền Bắc chi viện cho miền Nam; ra sức giúp đỡ cách mạng Lào. Hội nghị cũng đã xác định nhiệm vụ cụ thể, cấp
bách của cách mạng miền Bắc là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho hợp với tình hình mới [60; tr.110].
Ngày 27-12-1965, Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 12 nhấn mạnh những thành tựu xây dựng CNXH ở miền Bắc, khẳng định vai trò của hậu phương miền Bắc đối với cách mạng miền Nam: "Vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, động viên sức người, sức của tăng cường chi viện miền Nam, ra sức giúp đỡ cách mạng Lào, tích cực chuẩn bị đánh
thắng địch nếu chúng mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước" [60; tr.644- 645].
Những biến động lịch sử của đất nước đặt ra yêu cầu đối với một Đảng cầm quyền phải thể hiện rõ vai trò lãnh đạo trên mọi lĩnh vực, trong đó có văn hóa, kịp thời chuyển hướng trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục; văn học - nghệ thuật và báo chí tuyên truyền. Như vậy, đầu năm 1965, đẩy chiến tranh Việt Nam lên nấc thang mới, Mỹ không chỉ tăng cường lực lượng, vũ khí hiện đại mà còn ráo riết thực thi nhiều thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam. Bước vào "cuộc đụng đầu lịch sử" đầy cam go với đế quốc Mỹ, sứ mệnh nặng nề trong xây dựng và chiến đấu đặt lên vai Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân Việt Nam.
3.1.2. Chủ trương xây dựng văn hóa của Đảng
Chịu tác động trực tiếp của chiến tranh và phải đối mặt với những hành động leo thang chiến tranh mới của Mỹ, nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc lúc này phải kịp thời chuyển hướng về mọi mặt. Việc đưa miền Bắc đang trong thời bình sang thời chiến là một công việc đầy khó khăn thử thách , đòi hỏi sự nỗ lực trong sản xuất và quyết tâm cao trong chiến đấu . Trước một thực tế lịch sử không có sự lựa chọn khác, đất nước đang ngập chìm trong bão lửa chiến tranh, hơn lúc nào hết, đòi hỏi Đảng phải có chủ trương, đường lối đúng đắn nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu văn hóa đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế trong xây dựng nền văn hóa XHCN giai đoạn 1954- 1964.
Ngay sau khi có chủ trương "chuyển hướng" của Đảng được thông qua hai Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và 12 (12- 1965), BBT đã ban hành các chỉ thị về công tác văn hóa, văn nghệ: Chỉ thị số Chỉ thị số 104 - CT/TW, ngày 28 -
7 -1965, "Về công tác văn hoá, văn nghệ trong tình hình mới"; Chỉ thị số 114- CT/TW ngày 6-12-1965 của BBT "Về việc tăng cường lãnh đạo công tác văn hoá, văn nghệ ở miền núi trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước hiện nay" đã đề ra yêu
cầu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng văn hóa ở miền Bắc như sau:
Thứ nhất, công tác văn hóa, văn nghệ có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, vạch trần âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, động viên nhân dân ra sức chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, cùng nhân dân miền Nam quyết tâm đưa cuộc kháng chiến
chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng
Thứ hai, động viên nhân dân, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, bồi dưỡng khả năng sản xuất và chiến đấu của nhân dân để đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của quần chúng, xây dựng một nền văn hoá xứng đáng với nhân dân, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Thứ ba, các hoạt động văn hoá tiếp tục góp phần tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí nhằm đẩy nhanh cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, phục vụ quốc phòng, thoả mãn các nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.
Thứ tư, tiến hành cuộc vận động cải tạo nếp sống cũ ở miền núi, bài trừ mê tín, dị đoan, đồi phong bại tục, xây dựng nếp sống mới hợp vệ sinh, vui tươi, lành mạnh và tiến bộ.
Thứ năm, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho công cuộc xây dựng nền văn hoá XHCN trên phạm vi cả nước khi cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn
Trên cơ sở đường lối xây dựng văn hoá XHCN được đề ra từ năm 1954- 1964, căn cứ vào thực tiễn, đối chiếu với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc. Chỉ thị 104 - CT/TW, Chỉ thị số 114- CT/TW đánh đấu bước
tiến quan trong trong nhận thức của Đảng về văn hoá. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng đã kịp thời đề ra yêu cầu, nhiệm vụ cho các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, tạo ra sự chuyển biến sâu sắc, đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng CNXH, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quốc Mỹ, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
Trong khi Trung ương Đảng chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy 1968, tháng 1-1968, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCT Trung ương Đảng, Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ tư nhóm họp. Trong thư gửi Đại hội, BCHTƯ Đảng đánh giá cao thành tựu sáng tạo của văn nghệ. Bên cạnh đó, Trung ương Đảng cũng chỉ ra một số khuyết điểm hạn chế của văn nghệ như phát triển chưa tương xứng với
cách mạng và lòng mong đợi của quần chúng nhân dân, "tư tưởng và tình cảm của nhiều anh chị em văn nghệ sĩ chưa ngang với tầm tư tưởng của Đảng và tình cảm của quần chúng" [146; tr.35]. Đối với nhiệm vụ của văn nghệ trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Đảng đặc biệt nhắc nhở phải kết hợp chặt chẽ giữa văn nghệ chuyên nghiệp và văn nghệ quần chúng; đồng thời, phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng lực lượng trẻ. Nói chuyện tại Đại hội, Trường Chinh đã phác qua lịch sử lãnh đạo văn nghệ, nhấn mạnh những quan điểm cơ bản làm cơ sở cho đường lối văn nghệ của Đảng: Văn nghệ phải có tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, phải kế thừa văn nghệ cũ và tiếp thu văn nghệ nước ngoài một cách có chọn lọc; văn nghệ phải có mục đích góp phần đào tạo con người mới và phát triển càng mạnh văn nghệ XHCN phù hợp với sự phát triển kinh tế và chính trị.
Về thực chất, nội dung XHCN thể hiện ở tư tưởng XHCN, ở lý tưởng XHCN.
Do vậy, trong phê bình, sáng tác, nghiên cứu văn nghệ, cần tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, có tính chất chiến đấu và tính thuyết phục cao. Hiện thực miền Bắc là hiện thực CMXHCN thể hiện trên ba cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng tư tưởng - văn hóa, cách mạng khoa học - kỹ thuật trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Để miền Bắc trở thành hậu phương lớn, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng cả nước, là hy vọng của miền Nam, những hiện thực cách mạng đó phải được thể hiện bao trùm trong tác phẩm văn nghệ mới. Những nhân vật trung tâm mà các văn nghệ sĩ miêu tả, ca ngợi khẳng định vai trò và vị trí của họ trong xã hội mới là những con người đang lao động quên mình vì CNXH, những con người không tiếc sức mình xả thân vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Họ là công nhân, xã viên, trí thức, họ là những người bộ đội có giác ngộ cao, hiểu rõ vị trí và mục đích chiến đấu của mình, họ là những người cán bộ trung thành với sự nghiệp của Đảng, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dân chủ bàn bạc, làm tròn trách nhiệm của mình. Đó chính là những con người, bất cứ ở trong cuộc CMDTDCND hay CMXHCN, bao giờ cũng vì một lý tưởng - lý tưởng XHCN. Những con người đó với những hoạt động cụ thể, với những tâm tư tình cảm chung và riêng, với những ưu điểm và khuyết điểm là đối tượng miêu tả và phục vụ của văn hóa - nghệ thuật.
Trong văn nghệ, tác dụng lớn nhất là tạo nên được những điển hình, những hình tượng nghệ thuật mang tính chân thật và nghệ thuật cao, có sức sống và sức thuyết phục. Sức mạnh của văn nghệ là thông qua những hình tượng nghệ thuật nêu lên những vấn đề của xã hội và góp phần giải quyết những vấn đề ấy. Nền văn nghệ XHCN phải luôn làm tốt chức năng tìm hiểu, khám phá và sáng tạo: "Văn học, nghệ thuật là một mặt hoạt động của con người nhằm hiểu biết, khám phá và
sáng tạo thực tại xã hội, chủ yếu là con người, đời sống và cuộc chiến đấu của con người" [70; tr.73].
Công tác báo chí, xuất bản là một công cụ truyền bá quan trọng cùng với công tác tư tưởng xác lập vững chắc hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong cán bộ, nhân dân, tăng cường niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng tuyệt đối và chấp hành nghiêm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng giữ vững sự ổn định về chính trị - xã hội trước những sự đánh phá ác liệt của Mỹ, đấu tranh chống các luận điệu, quan điểm tư tưởng phản động, chống phá công cuộc xây dựng XHCN của nhân dân miền Bắc. Ngoài ra, báo chí, xuất bản còn góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nếp sống văn hoá mới, nâng cao trình độ làm chủ, đem lại kiến thức bổ ích trong nhân dân. Do đó, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các báo, đặc biệt là khắc phục việc phê bình và tự phê bình trên báo chí trong điều kiện cả nước đang có chiến tranh, còn có mặt bị hạn chế, BCT ra Chỉ thị số 197 - CT/TƯ (13-3-1972) "Về mở rộng
phê bình trên báo chí". Đây là sự tiếp nối của Nghi ̣qu yết số 60- NQ/TW, ngày 8- 12- 1958 "Về công tác báo chi" và cũng là lần đầu tiên Đảng ra một chỉ thị riêng về công tác tư tưởng trong sinh hoạt phê bình. Chỉ thị đã đánh giá những ưu điểm và một số hạn chế của phê bình và tự phê bình trên báo chí , chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế; từ đó, đưa ra môṭ số quy định cho công tác phê bình trên báo , nội dung phê bình, trách nhiệm của người làm báo và người bị phê bình trên báo, phạm vi phê bình của các báo.
Chiến tranh đang diễn ra vô cùng khốc liệt, Mỹ ngày càng leo thang đánh phá miền Bắc mạnh hơn, hòng "gây áp lực không thương xót" đối với miền Bắc Việt Nam. Trong giáo dục, bổ túc văn hóa có vai trò trọng yếu, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân để
từ đó nhân dân có thể tiếp thu những kiến thức về chính trị và khoa học- kỹ thuật. Vì vậy, cần có những biện pháp cụ thể thúc đẩy để nhân dân có kiến thức đem áp dụng vào thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 18 - 5-1965, Đảng ra Chỉ thị số 97- TC/TW "Về việc đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa", khẳng định: "Công tác bổ túc văn hóa lúc này cần được đặc biệt coi trọng và lãnh đạo chặt chẽ nhằm đạt được mục đích là nâng cao trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục chính trị và khoa học kỹ thuật" [17; tr.74]. Để đưa công tác bổ túc văn hóa chuyển biến và phát triển kịp thời với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, Chỉ thị yêu cầu các cấp các ngành cần nhận rõ ý nghĩa cũng như xác định được đối tượng, nội dung chương trình, "kết hợp chặt chẽ văn hóa, kỹ thuật và chính trị, vừa bảo đảm những kiến thức khoa học cơ bản cần thiết, vừa gắn liền với thực tiễn sản xuất, chiến đấu, công tác và đời sống" [17; tr.77].