Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý văn hóa và xây dưng các thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 85 - 89)

Chương 3. SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

3.2. Sự chỉ đạo thực hiện

3.2.1. Kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý văn hóa và xây dưng các thiết chế văn hóa

Công tác văn hoá, văn nghệ là công tác của toàn Đảng, toàn dân có phạm vi hoạt động rộng và bao gồm nhiều mặt. Bước vào thời kỳ lịch sử mới, khi đế quốc Mỹ

mở rộng chiến tranh ra cả nước, nhiệm vụ cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hoá càng trở nên nặng nề. Nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân vừa chống Mỹ, cứu nước, vừa tăng cường sản xuất nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Cùng với nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng cao, Đảng đã chủ trương phải đẩy mạnh công tác tổ chức và vận hành nền văn hoá. Ngày 30-1-1968, BCHTƯ Đảng ra Nghị quyết số 1584- NQ/TW "Về việc chia Ban Tuyên giáo Trung ương làm hai Ban" đó là Ban Tuyên huấn và Ban Khoa học giáo dục. Theo đó, Bộ Văn hóa, Tổng Cục thông tin, Việt Nam Thông Tấn xã, Đài tiếng nói Việt Nam thuộc sự quản lý của Ban Tuyên huấn.

Năm 1965, Ủy ban Khoa học nhà nước được tách thành hai cơ quan: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước quản lý thống nhất và tập trung công tác khoa học và kỹ thuật và trực tiếp thực hiện chức năng của một Viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học - kỹ thuật nhằm thực hiện cuộc cách mạng khoa học -kỹ thuật ở Việt Nam.

N g à y 1 9 - 1 - 19 7 0, B BT r a T hô n g t r i s ố 24 5 - TT / T W " V ề ch ức n ă ng , n h i ệm vụ và t ổ c hứ c c ủ a B a n T u yê n g i áo c á c k h u, th à nh , t ỉ nh , h u y ện , t hị x ã, khu phố về công tác khoa học giáo dục" mục đích để tăng cường sự lãnh đạo c ủ a cấ p ủ y đ ả n g đ ố i v ớ i c ôn g tá c k ho a học , g iá o d ục v à t hự c hi ệ n ch ức n ăn g "nghiên cứu, thống nhất hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện mọi đường lối, chủ trương của Đảng về công tác khoa học và giáo dục" [65; tr.23]. Cụ thể biểu hiện trên các mặt công tác như:

giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật… về các mặt như chuyên môn, công tác chính trị, tư t ư ởn g v à c ôn g t ác tổ ch ứ c .

Quan niệm "công tác khoa học và giáo dục ngày càng giữ vị trí quan trọng", ngày 13-3-1973, BBT Khóa III ra Thông tri số 289 TT/TW Về việc thành lập Ban Khoa giáo của các khu uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ và huyện uỷ, thị uỷ, đảng uỷ khu phố. Ban Khoa giáo các cấp "có chức năng nghiên cứu, thống nhất hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về công tác khoa giáo, bao gồm giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật, y tế và thể dục thể thao, trên cả ba mặt:

chuyên môn, chính trị và tư tưởng, tổ chức và xây dựng đảng" [68; tr.53].

Ngoài ra, việc kiện toàn công tác tổ chức đối với các hoạt động văn hoá, từ việc tổ chức thành lập các hội văn học , nghệ thuật , báo chí , mỹ thuật… đến kiện

toàn hệ thống tổ chức cán bộ làm công tác văn hoá và quản lý các hoạt động văn

80

hoá từ trung ương đến các địa phương đều do Đang chỉ đaọ . Chỉ thị 104 CT/TW yêu cầu: "Kiện toàn tổ chức của Bộ Văn hóa và các hội văn học nghệ thuật ở trung

ương. Tăng cường tổ chức văn hóa ở tỉnh, huyện xã và cơ sở sản xuất" [60; tr.330], để các tổ chức đó đủ sức hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa, tạo ra chuyển biến tích cực trong đời sống tinh thần của nhân dân. Tháng 12-1965, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam được thành lập, Hội Văn Nghệ dân gian, Hội Điện ảnh Việt Nam cũng lần lượt ra đời. Như vậy, ngoài Bộ Văn hoá còn có các hội chuyên ngành giúp Đảng và Nhà nước tổ chức thực hiện xây dựng

nền văn hoá, tham gia quản lý và đẩy mạnh phong trào văn hoá trong quần chúng.

Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mỹ đặt mục tiêu "đẩy lùi miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá" nhưng chính trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã phát triển vượt bậc trong đó có phong trào văn hóa quần chúng. Chỉ thị số 62 VH- CT, ngày 19- 6- 1972 của Bộ Văn hóa nhấn mạnh "ở đâu có quần chúng chiến đấu và sản xuất ở đó phải có phong trào văn hóa quần chúng" [144; tr.156- 157].

Phương châm hoạt động phân tán, gọn nhẹ, một loạt các câu lạc bộ nông thôn, câu lạc bộ xí nghiệp, câu lạc bộ thiếu nhi được phát triển rộng rãi, phong trào "tiếng hát át tiếng bom" cũng phát triển sôi động. Do vậy, Bộ văn hóa yêu cầu Vụ Văn hóa quần chúng, Cục biểu diễn nghệ thuật, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam, Hội Nhạc sĩ, Bộ Giáo dục, Tổng Công đoàn…tham gia vào hướng dẫn

nghiệp vụ, hướng dẫn phương pháp công tác cho phong trào văn hóa quần chúng.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào văn hóa quần chúng, năm 1974, Vụ Văn hóa quần chúng đã trình với Bộ Văn hóa đề án phát triển nhà văn hóa trong đó trước mắt là xây dựng nhà văn hóa cấp huyện.

Thư viện là một thiết chế văn hóa quan trong , đem sách báo đến với nhân dân, nâng cao hiểu, nhận thức và góp phần tích cực để nhân dân hưởng thụ văn hóa. Là một công cụ quan trọng giáo dục tư tưởng, nâng cao kiến thức, đấu tranh cách mạng, đồng thời là một phương tiện giải trí lành mạnh, bổ ích cho đông đảo quần chúng, thông qua hệ thống thư viện, sách báo là một trong những món ăn tinh thần quan trọng trong cuộc sống của quần chúng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm công tác xây dựng, mở rộng nhà thư viện, phòng đọc sách nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, phổ biến khoa học - kỹ thuật, giáo dục chính trị- tư tưởng cho nhân dân. Quyết định số 178 của Hội đồng Chính phủ, ngày 16-9- 1970 Về công tác thư viện chỉ rõ: "Sách báo là một công cụ quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thư viện là một tổ chức bảo đảm việc dùng sách báo hợp lý

nhất, tiết kiệm nhất. Nước ta còn nghèo, trình độ văn hóa, kiến thức khoa học còn chưa cao, nên chúng ta cần tổ chức và sử dụng tốt mạng lưới thư viện" [145; tr.183- 184].

Sau khi có Quyết định số 178 ngày 16-9-1970 Về công tác thư viện của Hội đồng Chính phủ, mạng lưới thư viện các cấp có sự phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu đọc sách và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Dưới thời Pháp thuộc, toàn miền Bắc chỉ có 1 nhà thư viện cộng đồng với 90.000 cuốn sách. Đến năm 1964, toàn miền Bắc mới chỉ có 84 nhà thư viện với 2.477.700 đầu sách, thì năm 1975 miền Bắc đã xây dựng được 221 nhà thư viện với tổng số 3.840.000 đầu sách [133; tr.669]. Hệ thống thư viện Nhà nước từ tỉnh, thành, khu đến các huyện thị xã và khu phố với những hình thức hoạt động phong phú, phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của Đảng, của địa phương, đặc biệt là phục vụ nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng một phần việc nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Qua hệ thống thư viện, đọc và làm theo sách được phát động thành phong trào khá sôi nổi, rộng rãi. Ngoài những tác phẩm trong nước, nhiều tác phẩm văn học nước ngoài của các nhà văn Nga, Trung Quốc, Đức, Mỹ, Anh có giá trị tư tưởng, nghệ thuật được chọn dịch sang tiếng Việt và xuất bản hàng vạn bản.... Ngược lại, một số tác phẩm văn học, nghệ thuật của Việt Nam cũng được giới thiệu với bạn bè quốc tế giúp thế giới thêm hiểu văn hoá, con người, lịch sử Việt Nam và hiểu đúng về cuộc kháng chiến mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành.

Các thư viện khoa học chuyên ngành phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn, càng cao của các ngành, của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật. Hầu hết các trường đại học và trung học chuyên nghiệp đều có thư viện để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Ngoài việc phát triển mạng lưới thư viện các cấp, hệ thống thư viện đã có nhiều hoạt động phong phú như phong trào: sách đi tìm người; cán bộ Thư viện là chiến sĩ, sách báo đã có mặt trên các đồng ruộng và trên mâm pháo, cùng các chiến sĩ hành quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Sách báo tập trung tuyên truyền phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho phong trào hợp tác hoá, cho phong trào người tốt, việc tốt, cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng CNXH.

Những tấm gương anh hùng, những kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu đã giúp nhân dân đứng vững, chiến thắng kẻ thù trên mặt trận quân sự và sản xuất đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.

Đài phát thanh và hệ thống truyền thanh trong thời gian này hết sức quan trọng;

do vậy, năm 1965, Tổng cục Thông tin được thành lập làm mũi nhọn tuyên truyền chống Mỹ, chủ động đề xuất phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông

tấn xã Việt Nam và được Chính phủ chấp nhận cho "tách phần quản lý kỹ thuật của phát thanh, truyền thanh, thu tin thông tấn xã ra khỏi Bưu điện và chuyển giao lại Truyền thanh cho Tổng cục Thông tin, Kỹ thuật phát thanh cho đài Tiếng nói Việt Nam, Thu tin thông tấn cho Thông tấn xã Việt Nam trực tiếp quản lý" [30; tr.42].

Trong chiến tranh ác liệt, văn hóa không chỉ hướng tới phục vụ tiền tuyến mà

còn chú trọng khai thác sức mạnh dân tộc trong nền văn hóa truyền thống để hướng về một tương lai sau khi giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Chỉ thị số 188- TTg ngày 24- 10-1966 và Chỉ thị 59- TTg của Thủ tướng Chính phủ "Về việc bảo tồn di tích chống Mỹ cứu nước" xác định bảo tồn những di tích điển hình trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước oanh liệt của dân tộc để "giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiện nay và mai sau"

[27; tr.66].

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w