Trong cuôc̣ chiến tranh bảo vê ̣Tổ quốc , văn hóa luôn g iữ môṭ vi ̣trí cưc kỳ
quan trong , nó không phải là nơi diễn ra những trận đánh sinh tử trong đạn bom khói lửa nhưng tác động vào lòng người , vào ý chí con người , nổi lên trước lẽ phải , công lý , lương tri và nâng cao phâm giá con người . Văn hóa tham gia vao khang chiến vừa trưc tiếp, vừa gian tiếp, theo nhiều cach khac nhau với nhưng cung bâc̣ rất riêng mà chỉ có văn hóa mới có đươc. Văn hóa góp phần nuôi dương lòng yêu nước ,
khởi dâỵ maṇ h mẽ c hủ nghĩa anh hùng cách mạng , đông viên, hối thúc tinh thần xả
thân vì nước, hy sinh vì vâṇ mêṇ h của đất nước.
Các nhà chiến lược Mỹ tính rằng, với sức mạnh công phá của không quân và hải quân hiện đại, chỉ trong một thời gian ngắn có thể làm tê liệt đời sống kinh tế và văn hóa của nhân dân miền Bắc, phá hoại tiềm lực quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đế quốc Mỹ đã tính toán mọi điều, nhưng có một điều cơ bản mà họ lại chưa tính đến và không lường trước đó là "sức mạnh" dân tộc Việt Nam- một dân tộc đã dạn dày trong đấu tranh cách mạng, từng chiến đấu không khuất phục và chiến thắng oanh liệt những kẻ thù mạnh nhất để giữ vững bảo tồn nền độc lập thiêng liêng với tinh thần ý trí kiên cường và sáng tạo.
Chính sức mạnh vật chất, tinh thần đã đưa miền Bắc trở thành một lũy thép kiên cường, chẳng những đứng vững trước hàng triệu tấn bom đạn của đế quốc Mỹ mà còn không ngừng cung cấp sức người sức của cùng đồng bào miền Nam đánh giặc giữ nước. "Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tư tưởng quyết đánh, quyết thắng, tinh thần tiến công cách mạng, lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng" [27; tr. 54] đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, kết hợp với sức mạnh vật chất tạo thành sức mạnh tổng hợp cần và đủ để chiến thắng. Trong khói lửa của chiến tranh, nhân dân Việt Nam trên dưới một lòng đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng, một dạ làm tròn nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam bất chấp mọi sự đe dọa và mọi hành động tàn bạo của kẻ thù. Đó chính là sức mạnh của truyền thống bất khuất của dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn kết hợp với lòng yêu CNXH.
Xây dựng miền Bắc đủ sức gánh vác vai trò hậu phương chiến lược của cả nước trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ, Đảng LĐVN đã khơi dậy và phát huy sức mạnh tinh thần to lớn của dân tộc thông qua xây dựng văn hóa. Lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do vốn tồn tại, tiềm ẩn trong nhân dân, ẩn giấu trong mỗi cá nhân, trong từng gia đình, làng xóm, từng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị…, để sức mạnh ấy trỗi dậy, kết thành
"làn sóng" mạnh mẽ "cuốn phăng bè lũ cướp nước và bán nước", phương thức huy động, phát huy sức mạnh của nhân dân là hết sức quan trọng. Phương
thức ấy, trước hết nằm ở lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng để phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Công tác tuyên truyền đã khơi gợi, thổi bùng lên ngọn lửa thiêng của lòng yêu nước, rèn rũa ý chí không chịu khuất phục kẻ thù, làm nóng sự hăng say cống hiến, sẵn sàng hy sinh, chịu đựng gian khổ vì miền Nam ruột thịt.
Trong dòng ch ảy lịch sử của dân tộc , văn hóa không nằm ngoài mà là môṭ
phần tất yếu của dân tộc , của tiến trình phát triển đất nước . Khi Tổ quốc có chiến
tranh, mọi lĩnh vực đều chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh, đều chịu ảnh hưởng của nhiệm vụ chính trị . Do vâỵ , điều hết sức quan trong là phai nhâṇ thức , đanh giá
đúng để có thể phat huy cao nhất sức maṇ h mà văn hóa đem laị cho cach maṇ g .
Để tạo ra được sức mạnh tinh thần thì việc thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vừa là mục đích vừa là quy luật phát triển. Để
đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, thoả mãn nhu cầu vật chất của người dân. CNXH có mục đích cao là đem lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho mỗi người được phát triển toàn diện, ngày càng được nâng cao về tâm hồn, tình cảm và nhân cách. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân mà cụ thể là hướng vào phục vụ nhân dân, nhân dân được hưởng thụ và sáng tạo văn hóa chính là từng bước thực hiện mục tiêu cao cả đó.
Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975) điện ảnh cách mạng bước vào thời kỳ thăng hoa. Thường thì ở các quốc gia khác, khi đất nước có chiến tranh việc sản xuất phim truyện bị ngưng trệ hoặc giảm sút đến mức tối thiểu. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, để
phục vụ nhân dân, khơi dậy sức mạnh tinh thần, hoạt động sản xuất phim
ảnh không những giảm sút mà trái lại còn phát triển và gặt hái thành côngĐặc biệt, từ . năm 1965 đến cuối năm 1974 tại Hà Nội đã sản xuất được 40 phim truyện và 7 phim sân khấu, được trao tặng 7 giải Bông sen Vàng, 11 giải Bông sen Bạc, 11 giải đạo diễn khá nhất, 1 giải nữ diễn viên xuất sắc nhất, 1 giải quay phim khá nhất, 1 giải học sĩ khá nhất của ba cuộc Liên hoan phim Việt Nam I, II, III. Cũng trong thời gian này Việt Nam đạt được một số giải ở Liên hoan phim Quốc tế cho phim truyện như 1 Huy chương vàng, 1 giải chính, 2 giải nhất, 1 giải đặc biệt của Ban Giám khảo, 1 giải nữ diễn viên xuất sắc nhất.
Ngành phim truyện, phim hoạt hình cũng được đông đảo công chúng đánh giá cao như các phim truyện Nổi gió, Người chiến sỹ trẻ, Đường về quê mẹ, Nguyễn Văn Trỗi, Truyện vợ chồng anh Lực, Em bé Hà Nội, Đến hẹn lại lên…
Phim hoạt hình như Mèo con, Chuyện ông Gióng, Con sáo biết nói…
Dưới mưa bom bão đạn, điều kiện hết sức khắc nghiệt, khó khăn thiếu thốn như tại những nơi sơ tán ở nông thôn, trong những căn hầm tránh bom, những người làm phim, sáng tác, sản xuất phim điện ảnh đã cho ra đời những tác phẩm đầy tâm huyết và ý nghĩa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, các rạp chiếu
phim phục vụ nhân dân với giá ưu đãi. Tại các địa phương khác, kể cả những vùng cao như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, khu Tây Bắc, các đội chiếu bóng lưu động không quản khó khăn phục vụ đồng bào các dân tộc người Dao, Mông, Tày, Nùng.
Hoạt động chiếu phim phục vụ quần chúng diễn ra ở các địa điểm hết sức đặc biệt có khi ở các chiến hào hay dưới hầm địa đạo . Trong nguy hiểm , khó khăn, những người làm công tác văn hóa nghệ thuật vẫn quyết tâm đưa văn hóa đế n với nhân dân, đến với những người lính đang ngày đêm chiến đấu vì từng tấc đất thiêng của
Tổ quốc. Tính trung bình suốt thời gian chiến tranh, mỗi năm có khoảng 70 - 100 triệu lượt người xem chiếu bóng trên một nước dân số khoảng 20 triệu [12; tr.2].
Hồ Chí Minh nhìn thấy vai trò to lớn của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động trong việc sáng tạo văn hoá. Văn hoá không phải là sự sáng tạo riêng của các vĩ nhân, các nghệ sĩ, nghệ nhân, của giai cấp thống trị..., mà trước hết là của nhân dân và do nhân dân sáng tạo ra. Hồ Chí Minh khẳng định: Quần chúng không chỉ là người sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội mà còn là người sáng tác, kiểm nghiệm và có quyền hưởng thụ các giá trị văn hoá. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ văn hóa "cần phải giúp những sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý. Muốn làm như thế thì cố nhiên là phải có chính trị, có kỹ thuật, thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và đẹp" [107;
tr.250]. Theo Hồ Chí Minh, động lực của sự phát triển văn hoá nằm chính trong nhân dân.
Công tác xây dựng văn hoá phải quán triệt và thực hiện tốt quan điểm sáng tạo văn hoá là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Trên tinh thần ấy, phong trào văn nghệ quần chúng trong giai đoạn này có sức mạnh lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện khí thế hào hùng, nếp sống lạc quan yêu đời của quân và dân Việt Nam trong những năm chiến tranh, tiêu biểu như phong trào "Tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong một thời gian ngắn phát động phong trào ca hát đã đem
lại cho nhân dân một sinh khí mới, môṭ quang cảnh mới trên đồng ruông, trong xóm làng, trong trường hoc̣ , trong xí nghiêp̣ , trong các lưc lương vũ trang. Vừa chiến đấu,
vừa san xuất, vừa hat ca, môṭ cuôc̣ sống tran đầy tinh thần lac̣ quan , vưng vàng, tin tưởng, cùng với nhân dân miền Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Xây dựng văn hóa không chỉ nhằm phát huy sức mạnh tinh thần, mà còn phát huy sức mạnh vật chất cho xây dựng CNXH và chiến đấu vì độc lập, tự do. Đó là cơ sở để
Đảng LĐVN đảm bảo được nhu cầu thiết yếu để chiến đấu, xây dựng và ổn định đời sống nhân dân. Đối phó với âm mưu đẩy lùi miền Bắc Việt Nam về "thời kỳ đồ đá", Đảng LĐVN đã chủ trương chuyển hướng trên tất cả các mặt từ kinh tế đến văn hóa. Nền kinh tế vẫn được duy trì, có mặt phát triển đảm bảo những yêu cầu của quốc phòng và đời sống nhân dân. Tổng sản phẩm xã hội năm 1975 gấp trên 2,3 lần năm 1960; thu nhập quốc dân gấp gần 1,9 lần; giá trị tổng sản lượng công nghiệp gấp trên
3,4 lần [133; tr.229]. Về chi viện cho miền Nam về sức người và sức của, chỉ tính riêng trong năm 1968 số lượng nhân lực huy động từ hậu phương miền Bắc cho các chiến trường ở miền Nam là 141.081 người, năm 1972 là 152.974 người [22; tr.403]. Ngoài ra phần lớn vũ khí, trang thiết bị quân sự, thuốc, dụng cụ y tế đến lương thực, thực thực phẩm, chỉ tính 7 tháng mùa khô 1967- 1968 đã chuyển 63.024 tấn vật chất giao cho các chiến trường.
Đến mùa khô năm 1971- 1972 là 64.785 tấn hàng [22; tr.404].
Có được những kết quả nêu trên là do đã khơi dậy và phát huy được sức mạnh vật chất và tinh thần trong một cao trào chống Mỹ cứu nước. Đó còn là sự kết hợp giữa sản xuất và chiến đấu, chiến đấu với sản xuất, thực hiện tay cày tay súng, tay búa tay súng, đẩy mạnh phong trào thành niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang, tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, góp phần ngày càng to lớn vào thắng lợi chung của cả nước, với ý chí quật cường tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đế quốc Mỹ ngày càng mở rộng và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thì tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, yêu CNXH càng trở lên mạnh mẽ. Tinh thần kiên quyết chiến đấu, lao động sản xuất và ý chí chiến thắng của nhân dân nhày càng được củng cố và nâng cao, khối đoàn kết dân tộc ngày càng vững chắc và rộng rãi.