Xây dựng văn hóa phải gắn với bảo tồn, kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 133 - 137)

Xây dựng nền văn hóa mới không có nghĩa là phủ nhận, xóa bỏ toàn bộ những giá trị văn hóa trong quá khứ, văn hóa được thử thách qua thời gian, tinh góp những truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam như tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần yêu thương đùm bọc, tương thân tương ái... Đó là sản phẩm của một quá trình chung lưng đấu cật, làm ăn sinh sống, chống thiên tai và ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Văn hóa gắn chặt với dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử, do nhân dân sáng tạo ra;

vì thế xây dựng văn hóa không phủ định sạch trơn mà luôn phải kế thừa và phát huy. Kinh nghiệm cho thấy, nếu không quan tâm đến việc, lưu truyền, kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc sẽ để lại những "hệ lụy" to lớn.

Xây dựng nền văn hóa mới dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc toàn bộ di sản văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại là phù hợp với quy luật phát triển. Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc là một vấn đề lớn, không riêng gì đối với Việt Nam, là sự quan tâm của nhiều quốc gia, dân tộc, nhất là với các quốc gia phải trải qua cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chống lại ách áp bức, đô hộ của các thế lực bên ngoài. Trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách hiểm nghèo của thiên tai và giặc ngoại xâm, thời kỳ mất nước gần một nghìn năm Bắc thuộc, gần một trăm năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp… Vậy mà, dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, phát triển, vẫn giữ gìn được bản sắc văn hoá của mình,

tiếp nhận một cách sáng tạo những thành tựu văn hoá bên ngoài và tạo nên một nền văn hoá rực rỡ. Những giá trị văn hoá trong lịch sử như truyền thống yêu nước , đoan kết dân tôc̣ , ý thức tự lực tự cường; cần cù, sáng tạo trong lao động; lối ứng xử mềm mỏng, lối sống thanh cao, giản dị; tinh thần nhân ái, khoan dung… đã trở thành tinh thần, cốt cách dân tộc Việt Nam.

Những giá trị đó được thế hệ sau lựa chọn, tiếp nhận và phát huy trong quá trình xây dựng, đấu tranh vì sự phát triển của dân tộc.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc được thể hiện nhất quán trong đường lối văn hoá của Đảng. Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, cùng với những thành tựu trong xây dựng, phát triển kinh tế, nền văn hoá XHCN đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Xây dựng nền văn hoá mới XHCN ở miền Bắc luôn quan tâm với việc sưu tầm , gìn

giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc , xoá bỏ những tàn

tích của nền văn hoá cũ , đồng thời chống các quan điểm văn hoá phan khoa học, không phù hơp với truyền thống lic̣ h sử - văn hóa của dân tôc̣ Viêṭ Nam.

Những giá trị văn hoá tiêu biểu cho truyền thống dân tộc là cơ sở, nền tảng bảo đảm cho sự phát triển của nền văn hoá trên con đường tiến lên CNXH. Do đó, Đảng chủ trương "phát huy truyền thống yêu nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao đông cần cù của nhân dân ta " [56; tr.558], coi đó là một nội dung căn bản, quan trong của xây dựng nền văn hóa mới XHCN. Nói cách khác, mẫu số

chung, điểm tương đồng chính của mọi người Việt Nam là lòng yêu nước, tinh thần, ý thức dân tộc - đó đồng thời cũng là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam, là cơ sở để dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Sẽ không thể hình dung và lý giải

đầy đủ sức sống bền bỉ, mãnh liệt của văn hóa Viêṭ Nam nếu không đề cập tới lòng yêu nước, tinh thần dân tộc với tư cách là một trong những giá trị truyền thống của văn hoá dựng nước và giữ nước Việt Nam.

Trong kháng chiến chống ngoại xâm, truyền thống yêu nước được phát huy cao độ với ý chí "nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ", "không có

gì quý hơn độc lập tự do". Truyền thống yêu nước phát triển, trở thành chủ nghĩa yêu

nước khi nó thưc sự là động lưc tinh thần lớn nhất của moị người dân trong cuô ̣ c kháng chiến. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng là bản chất tinh thần lớn lao nhất của thời đaị đươc phát triển tới nh ững tầm cao và chiều sâu , đươc

thể hiêṇ hết sức phong phú đa daṇ g thông qua con ngườimới XHCN với những hành đông cu ̣ thể, thiết thưc. "Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết tâm bảo vệ miền Bắc

và hết lòng hết sức ủng hộ đồng bào miền Nam, tinh thần tự lực cách sinh, kiên quyết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, những phẩm chất vô cùng cao quý đó đang được phát huy mạnh mẽ trong mọi lứa tuổi, khắp mọi nơi trên các mặt trận sản

xuất và chiến đấu"[27; tr.41]. Truyền thống văn hóa đã góp phần khơi sâu lòng căm

thù của nhân dân Việt Nam đối với kẻ đi xâm lược, cổ vũ tinh thần yêu nước, giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bồi dưỡng khả năng chiến đấu và sản xuất của nhân dân Việt Nam, nâng cao sinh hoạt tinh thần của quần chúng, xây dựng một nền văn hóa xứng đáng với dân tộc, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Nếu giá trị bền vững của của dân tôc̣ Viêṭ Nam là đoan kết dân tôc̣ thì đoan kết, thống nhất là môṭ chuẩn mưc của văn hóa Viêṭ Nam . Để duy trì khối đoan kết

thống nhất , người Viêṭ Nam luôn đặt quyền lơị cá nhân trong quyền lơị của công

đồng, phục tùng quyền lơị của cả dân tôc̣ . Nhằm động viên nhân dân xây dựng khối đoàn kết toàn dân , Đang LĐVN đã đề ra hàng loạt nghị quyết , chỉ thị như Nghị quyết Đaị hôị Đảng toan quốc lần thứ III (1960), Chỉ thị số 104 (1965), Chỉ thị 114

(1965), Nghị quyết 220 (1972) nhằm mục tiêu khơi dâỵ và phát huy truyền thống yêu nước , tinh thần đoan kết của dân tôc̣ Viêṭ Nam . "Sự nhất trí về chính trị và tư tưởng trong nhân dân, tinh thần đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo" [27; tr.41] đã làm lên sức mạnh, để miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và đi qua khói lửa của cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước.

Chính lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết dân tộc đã thúc giục "người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua", các phong trào thi đua sôi nổi đang dấy lên và lan rộng khắp ở các địa phương miền Bắc. Trong công nghiệp có phong trào thi đua với nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), trong nông nghiệp có phong trào thi đua theo gương hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình). Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh:

"Ngành giáo dục phải dạy thật tốt, học thật tốt" chính vì vậy ngành giáo dục cũng phát động một phong trào thi đua "Hai tốt". Trong quân đội có phong trào thi đua "Ba nhất"

nhằm đẩy mạnh việc xây dựng quân đội chính qui, hiện đại để bảo vệ miền Bắc, chi viện cho miền Nam.

Sức mạnh của văn hóa, của truyền thống dân tộc đã góp phần làm nên một hậu phương chi viện ngày càng nhiều sức người, sức của cho tiền tuyến lớn với tinh thần

"thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người". Sự đánh phá ác liệt

của kẻ thù nhưng nhân dân miền Bắc vẫn luôn vững vàng , kiên cố , không hề rối loạn, hoang mang, nao núng. Miền Bắc luôn luôn sâu nặng tình nghĩa mà ở đó mọi người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong gian khổ hoạn nạn, thử thách, là niềm tin, niềm thôi thúc chồng con, anh em lớp lớp nối tiếp nhau ra tiền tuyến sát cánh cùng đồng bào và chiến sĩ miền Nam ngày đêm chiến đấu. Đi bộ đội, ra chiến trường trở thành nguyện vọng tha thiết của tuổi trẻ. Đến năm 1963 số quân thường trực ở miền Bắc có 173.500 người, chiếm khoảng 1% dân số miền Bắc. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức rộng khắp với số lượng lên tới 1,4 triệu người. Số người đăng ký quân dự bị gồm 1,2 triệu người trong đó có 18 vạn quân dự bị loại 1 được quản lý chặt chẽ, sẵn sàng chấp hành lệnh động viên để mở rộng số quân thường trực lên gấp đôi trong thời gian ngắn [22].

Ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường trong truyền thống dân tộc được hướng vào sự đoàn kết, nhất trí trong ý thức hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, đoàn kết nhất trí trong xây dựng CNXH, hướng vào tinh thần làm chủ tập thể XHCN. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động được phát huy cao độ trong xây dựng tinh thần yêu lao động XHCN.

Truyền thống đoàn kết dân tộc là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam đứng vững trước thiên tai và các thế lực xâm lược, làm nên những trang sử chói lọi.

Trong xây dựng CNXH ý thức dân tộc, tính cộng đồng được kế thừa và phát huy lên tầm cao mới, không chỉ là cộng đồng làng xã, cộng đồng gia tộc mà là cộng đồng dân tộc, cộng đồng quốc tế, không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ. Lối sống tha nh cao, giản dị tiếp tụ c đư ợc kế thừ a và phát hu y trở thành lối sống XHCN

"mình vì mọi người, mọi người vì mình".

Truyền thống tương thân, tương ai đã đươc khơi dâỵ và phat huy maṇ h mẽ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bằng những hành đông hết sức cu ̣ thể , thiết thưc,

nhân dân đã tích cực giúp đỡ nhau trong đời sống lao đông và sản xuất ; hoăc̣ giữa những vùng trọng điểm bị đánh phá với những vùng ít bị đánh phá của không quân Mỹ; hay viêc̣ chăm sóc giúp đỡ những gia đình thương binh, liêṭ si,̃ gia đình có người đi chiến đấu về moị măṭ đã trở thành viêc̣ làm thương xuyên , tự nguyêṇ , đầy trách nhiêm của các cấp chính quyền và toàn thể xã hôi.̣ Ngoài ra, Đảng, Nhà nước, từng bô ̣

ngành, điạ phương đã có những chính sách hết sức cu ̣ thể đối với những đối tương đươc ưu tiên. Đây chính là nguyên nhân của những tinh thần hăng hái gia nhâp̣ lưc lương vũ trang của hầu hết nam giới từ nông thông đến thành thi ̣ , từ miền xuôi đến

miền núi, họ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần để cầm súng chiến đấu chống giăc̣ ngoại xâm. Không chỉ có vâỵ , với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến", nhân dân miền

Bắc đã dồn sức , dốc lòng sản xuất và tiết kiêm để có môṭ lương của cải nhiều nhất

giành cho tiền tuyến miền Nam đánh thắng Mỹnhất là chi viện nguồn lực con người: , Về sức người , năm 1959, miền Bắc bắt đầu thưc hiêṇ nghĩa vu ̣ chi viêṇ cho miền Nam , với 542 cán bộ, chiến sĩ thì đến năm 1964 đã lên tới 17.475 người. Khi quân và dân ta ở miền Nam thưc hiêṇ nhưng đòn tiến công chiến lươc quyết điṇ h thì số lương nhân lưc huy đông từ

hâụ phương miền Bắc tăng cường cho cac hướng chiến trường ở miền Nam là 141.081 người (1968), 152.974 người (1972) và đến 1975- năm cuối của cuôc̣ khang chiến chống Mỹ , tổng số người huy đông

cho quốc phòng chiếm 30% lưc lương lao đông xã hôị ở miền Bắc ; trong đó 60- 65% phục vụ trong lực lượng vũ trang [22; tr.174].

Giai đoaṇ 1973- 1975, 50% quân số chủ lưc Quân giai phóng miền Namà từ hậu l phương miền Bắc tăng cườngchỉ riêng "4 tháng đầu năm1975, số lương can bô ̣ chiến sĩ

,

đươc lêṇ h hanh quân thần tốc vao miền Nam đã lên110.000 người"[22; tr.174]. tới Trong điều kiện chiến tranh hết sức khốc liệt, một mặt, Đảng LĐVN vẫn quan tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc ít người, xây dựng và củng cố sự nhất trí về chính trị, tinh thần của nhân dân các dân tộc ở miền núi;

mặt khác, vận động đồng bào miền núi cải tạo nếp sống cũ, bài trừ mê tín

dị đoan, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống mới và đời sống văn hóa mới phong phú, lành mạnh, văn minh, tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ , cứu nước của nhân dân Viêṭ Nam là môṭ cuộc kháng chiến đầy th ử thách , ác liệt mà một dân tộc nhỏ phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lươc tan baọ chưa từng thấy của chủ nghia đế quốc

̣̀ . Nhưng đây

cũng là một giai đoạn đầy vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm oanh liêṭ của dân tôc̣ . Hơn lúc nao hết , truyền thống dân tôc̣ đươc tiếp nối , nuôi

dương, bồi đắp và phat huy cao đô ̣ , trở thanh biểu tương của sự nghiêp̣ đấu tranh giải phóng dân tộc , thống nhất đất nước ..

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w