Chương 3. SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975
3.2. Sự chỉ đạo thực hiện
3.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
Qua thưc tiễn sinh đông , Đảng nhận thức phải thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, đặc biệt phải có chính sách khuyến khích, ưu đãi nhân tài, bởi đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hóa luôn là đội quân tiên phong trong công cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc. Giải quyết tốt vấn đề công tác cán bộ là cơ sở quan trọng đối với thắng lợi của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa trong thời điểm cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, ngày 13-7-1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 111- CP, yêu cầu Bộ Văn hóa nghiên cứu trình Chính
phủ những chế độ cần thiết để bồi dướng sức khỏe cho cán bộ văn hóa, văn nghệ.
Để khuyến khích năng lực sáng tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, quần chúng hoạt động văn hoá, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã mở các trường văn hoá - nghệ thuật, đầu tư kinh phí cho các đoàn nghệ thuật, các hội sáng tác nghệ thuật. Ngành văn hoá đã có một hệ thống các trường đào tạo cán bộ văn hoá trên tất cả các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sân khấu, phát thanh, điện ảnh như Trường ca kịch Việt Nam ,
Trường múa Việt Nam, Trường Văn hoá nghệ thuật Việt Bắc… Dưới sự chỉ đa ̣o của Đảng, Bộ Văn hoá phối hợp với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức đào tạo cán bộ cho các ngành bảo tồn, bảo tàng, thư viện, báo chí, xuất bản… những lĩnh vực chưa thành lập được trường đào tạo riêng. Cụ thể: Năm 1967, Trường Kỹ thuâṭ in đươc nâng cấp thành Trường trung hoc̣ Kỹ thuâṭ in, từ năm 1974, Trường có thêm hê ̣
đao taọ công nhân kỹ thuâṭ in ; năm 1968, Trường Trung hoc̣ nghê thuâṭ sân khấu đươc tai lâp̣ với nhiêm vu ̣ đao taọ diễn viên T uồng, Chéo, Cải lương, Kịch; đầu năm
̣́
1970, do tinh hinh Bô ̣ Văn hóa phai trưc tiếp quan lý nhiều trường Văn hóa Nghê ̣ thuâṭ và nhu cầu đòi hỏi phai tăng cường số lương đao taọ , nên Phòng Đao taọ đươc
tái lập vẫn nằm trong Vụ Tổ chức Cán bộ. Cuối năm 1970, Phòng Đào tạo được tách ra khỏi Vu ̣Tổ chức Can bô ̣ và trở thanh Vu ̣ Đao taọ.
Về quản lý đội ngũ làm văn hóa - một bộ phận quan trong của đội ngũ trí thức, Ban Khoa học giáo dục Trung ương phối hợp cùng Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương để giúp Trung ương Đảng quản lý thống nhất toàn bộ đội ngũ này [66]. Cụ thể: Ban Khoa giáo Trung ương có trách nhiệm cùng Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương nghiên cứu và đề nghị với Trung ương Đảng các phương hướng, chủ trương, biện pháp lớn về công tác quản lý chung trong từng thời gian. Về mặt bồi dưỡng, Ban Tuyên huấn Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương có trách nhiệm cùng nhau phối hợp để nghiên cứu và đề nghị với Trung ương Đảng những phương hướng và chủ trương lớn về giáo dục chính trị và tư tưởng trong từng thời gian. Những phương hướng và chủ trương về bồi dưỡng chuyên môn sẽ do Ban Khoa giáo Trung ương phối hợp cùng các ban và các ngành liên quan nghiên cứu và đề nghị với Trung ương Đảng; sau đó, hướng dẫn các ngành, các cấp nghiên cứu và thực hiện cụ thể.
Về mặt sử dụng và đãi ngộ, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương có trách nhiệm cùng nhau phối hợp để nghiên cứu và đề nghị với Trung ương Đảng và Chính phủ những phương hướng, chủ trương, và chính sách chung và sau khi được thông qua, sẽ hướng dẫn các ngành, các cấp trong việc nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, chính sách cụ thể của từng ngành.
Đào tạo đội ngũ cán bộ làm văn hóa nói riêng, đội ngũ trí thức nói chung, Đảng LĐVN hết sức coi trọng công tác giáo dục lý luận, chính trị và tư tưởng. Trên quan điểm
"cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và mọi khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội còn diễn ra lâu dài và rất gay go, phức tạp", Đảng yêu cầu trí thức phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa lòng yêu nước, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần cách mạng tiến công, dũng cảm hy sinh, ý thức độc lập, tự chủ và những hiểu biết mới về chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, năng lực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đủ sức gánh vác những nhiệm vụ to lớn của đất nước. Do vậy, cần khẩn trương giáo dục, bồi dưỡng cán bộ -trí thức một cách toàn diện về chính trị, văn hóa, kinh tế, kỹ thuật, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới và nhiệm vụ đó phải được tích cực tiến hành với quy mô lớn, bằng những biện pháp có hiệu lực.
Nhờ những nỗ lực nói trên, Đảng và Nhà nước đào tạo được một đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, cán bộ khá đông đảo, có trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ, bước đầu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới. Trong khói lửa của chiến tranh hay trong lao động sản xuất , đội ngũ cán bộ văn hóa được tôi luyện ,
bám sát sản xuất và cuộc sống chiến đấu hào hùng của dân tộc để sáng tác , để sẵn sàng phục vụ đồng bào và chiến sỹ , dìu dắt thế hệ trí thức , văn nghệ sĩ trẻ tuổi hơn tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước trở thành những chiến sỹ văn hóa . Các đội
văn công không quản ngaị khó khăn , thiếu thốn sẵn sàng ra tuyến lửa phục vụ đồng
bào và chiến sỹ ngày đêm chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trên thực tế, Đảng tập hợp được một đội ngũ nhưng người lam công tac văn hóa hùng hậu , phát huy tối đa lòng nhiệt thành cách mạng, trí tuệ và tài năng, sử dụng họ vào việc xây dựng nền văn hóa mới. Dưới ánh sáng của đường lối văn hóa của Đảng, văn nghệ sỹ có phương hướng, có lý tưởng trong sáng tác và sự sáng tạo trong nghệ thuật.
Ngoài ra, Đảng cũng đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường đội ngũ cán bộ văn hoá, văn nghệ ở miền núi, đặc biệt coi trọng việc đào tạo cán bộ văn hoá, văn nghệ người dân tộc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá không những phải chú trọng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ và trình độ chính trị, mà phải chú ý đến việc nâng cao đạo đức cách mạng, tác phong đi sâu, đi sát nắm vững đường lối chính sách dân tộc của Đảng.
Phát triển đội ngũ làm công tác văn hóa, Đảng, Nhà nước đồng thời tập trung phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường đại học. Nhằm xây dưng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, ngày 27-5-1968, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 53/TTG "Về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các trường đại học". Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy phải đi trước một bước so với nhiệm vụ đào tạo cán bộ. Trước mắt phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về số lượng, tốt về chất lượng, hoàn chỉnh về ngành nghề, đúng với đường lối chính sách cán bộ của Đảng để đáp ứng yêu cầu phát triển của trường, lớp đại học. Đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học - kỹ thuật cho các ngành, hệ thống giáo dục đại học bao gồm 36 trường và phân hiệu với tổng số 8 vạn sinh viên hoạt động tích cực. Đến năm 1970, miền Bắc đã có một đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật gồm 5 vạn người tốt nghiệp đại học, hơn 16 vạn người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, ngoài ra còn có hàng chục vạn công nhân kỹ thuật.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất và chiến đấu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Tháng 6 - 1966, BCT ra nghị quyết "Về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế", nêu quyết tâm miền Bắc phải đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ tương đối hoàn chỉnh về ngành, nghề, trình độ cho các ngành khoa học cơ bản;
các ngành điều tra cơ bản (thăm dò địa chất, điều tra về thổ nhưỡng, sinh vật, đo đạc bản đồ, khí tượng, thuỷ văn, về rừng, về biển…) nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các
ngành quản lý kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao…. trong đó, đặc biệt chú trọng cán bộ các ngành khoa học cơ bản.
Ngoài việc đào tạo ở trong nước, Đảng, Chính phủ còn chú trọng đưa học sinh giỏi, trí thức trẻ có nhiều thành tích và triển vọng đi đào tạo nước ngoài ở các bậc cao học và những ngành kinh tế, kỹ thuật then chốt. Thông tri số 162-TT/TW, ngày 29/5/1965 của BBT Khoá III Về việc chọn người đi học khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài nêu rõ:
"Đi đôi với việc ra sức đào tạo cán bộ ở trong nước, chúng ta cần gấp rút lựa chọn hàng ngàn người cho đi học khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài để đào tạo thành cán bộ có trình độ đại học và cao hơn đại học" [60; tr.196]. Khi lựa chọn, cần chú ý "các tiêu chuẩn về chính trị, văn hoá, nghiệp vụ, sức khoẻ, nhất là tiêu chuẩn chính trị. Đối với nghiên cứu sinh cần chọn những người có phẩm chất chính trị tốt, đã tốt nghiệp đại học, có triển vọng và khả năng nghiên cứu khoa học" [60; tr.196]. Ngày 31-12-1973, Hội đồng Chính phủ ra Nghị quyết số 199-CP "Về việc cải tiến và tăng cường công tác lưu học sinh ở các nước xã hội chủ nghĩa", khẳng định: "Trong thời gian qua, công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ
thuật, kinh tế bằng con đường gửi lưu học sinh ra các nước xã hội chủ nghĩa đã thu được một số thành tích, đã góp phần từng bước hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật của ta về mặt cơ cấu ngành
nghề" [16; tr.116]. Sau khi đào tạo ở các nước XHCN trở về, một bô ̣ phâṇ quan trong kỹ sư thuộc các chuyên ngành kỹ thuật, quân sự đươc bổ sung cho chiến trường miền
Nam. Đội ngũ cán bộ khoa hoc̣ - kỹ thuật đã góp công sức của mình trong việc nghiên cứu, đối phó hiêụ quả với vũ khí, phương tiêṇ chiến tranh hiêṇ đaị của Mỹ và
dùng những vũ khí, phương tiêṇ thu đươc của Mỹ để đánh My.̃
Xác định xây dựng nền văn hoá XHCN là một nhiệm vụ khó khăn, gian khổ,
Đảng nêu yêu cầu xây dưng một đội ngũ cán bộ văn hoá có lập trường tư tưởng vững vàng, luôn nắm rõ quan điểm, đường lối văn hoá của Đảng, luôn trau dồi trình độ sáng tác nghệ thuật, gắn chặt mọi hoạt động của mình với thực tiễn chiến đấu, sản xuất của nhân dân trên mọi miền đất nước. Nhiều nhà văn, nhà thơ, phóng viên báo chí, quay phim, nhiếp ảnh, nhạc sĩ dấn thân vào những vùng chiến sự ác liệt để lấy cảm hứng, tư liệu sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị, thể hiện sâu sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng; cổ vũ, động viên to lớn quân dân hai miền Nam, Bắc.
Thông qua những biện pháp tích cực và chủ động, Đảng LĐVN đã thiết lập được bộ máy làm công tác văn hóa có đủ năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng nền văn hoá XHCN , đồng thời còn chủ đông tạo nguồn cán bộ văn hoá để có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng khi cả nước kết thúc chiến tranh bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.