Xây dựng con người mới, đạo đức mới, nếp sống mới

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 105 - 114)

Chương 3. SỰ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VĂN HOÁ Ở MIỀN BẮC CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

3.2. Sự chỉ đạo thực hiện

3.2.5. Xây dựng con người mới, đạo đức mới, nếp sống mới

Công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN ở miền Bắc (1954 - 1964) bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nền kinh tế, văn hoá XHCN đã hình thành và phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt thành thị và nông thôn có những thay đổi rõ nét, lối sống mới đang dần được hình thành, nhận thức, tác phong của những con người mới XHCN trong lao động sản xuất, chiến đấu và trong mọi quan hệ xã hội có những tiến bộ. Phong tục tập quán lạc hậu từ xã hội cũ để lại đang bị đẩy lùi và xoá bỏ, nhường chỗ cho những thuần phong mỹ tục mới, tiến bộ xuất hiện trong chế độ xã hội mới.

Bước sang giai đoạn mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa là tiếp tục xây dựng những con người mới XHCN trên cả ba

phương diện chính trị - tư tưởng, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật, tình cảm XHCN trong sáng. Theo quan điểm của Đảng, con người mới XHCN ra đời từ chế độ XHCN, được rèn luyện, nuôi dưỡng và lớn lên trong quá trình cách mạng. Do đó, con người mới XHCN là sản phẩm tổng hợp của ba cuộc cách mạng song song

tiến hành, xây dựng con người mới XHCN là trách nhiệm của tất cả các lĩnh vực , trong đó văn hóa đóng vai trò rất quan trọng.

Thực hiện Chỉ thị số 104 (7- 1965) của Đảng LĐVN , việc xây dựng nền văn hoá mới đã góp phần tạo nên những con người mới XHCN - những con người chan chứa tình yêu nước và chí căm thù giặc, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, ngày càng nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ cách mạng và nghĩa vụ của mình đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với khí thế mạnh mẽ, phát huy hết bản lĩnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, những con người mới XHCN được tôi luyện trong lò lửa chống Mỹ, cứu nước đã lập nên những chiến công phi thường, ghi tạc dấu ấn vào lịch sử.

Xây dựng con người XHCN không phai xây dựng một cách chung chung , mà quá trình đó thể hiêṇ ở những hành động hết sức cụ thể , đầy sáng tạo. Kết quả là những con người mới có măṭ hầu hết ở tất cả nhưng ngành , giới, thể hiêṇ hào khí của một dân tộc anh hùng , sục sôi tinh thần chống Mỹ , bảo vệ Tổ quốc . Ở hậu

phương cũng như ngoài tiền tuyến, trong chiến đấu hay trong sản xuất, ngày càng có nhiều nam nữ thanh niên đạt danh hiệu "dũng sĩ diệt Mỹ", "dũng sĩ bắn máy bay Mỹ",

"kiện tướng làm thủy lợi, làm phân bón". Hơn ai hết , họ hiểu rõ hơn về con đường đi lên CHXN ở miền Bắc, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về đường lối xây dựng CNXH của Đảng , góp sức vun đắp cho sự nghiệp ấy . Đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc chi viện cho miền Nam, cùng với cố gắng to lớn trong công tác tuyên truyền giáo dục của Đoàn thanh niên và các cấp, các ngành, phong trào thanh niên xung phong tòng quân diễn ra sôi nổi và liên tục.

Đi bộ đội, ra chiến trường trở thành nguyện vọng tha thiết của tuổi trẻ. Anh hùng Lê Mã Lương là một trong những tấm gương tiêu biểu "nước còn giặc còn đi đánh giặc",

"cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù". Trong 4 năm (1965 - 1968), đã có 888.641 thanh niên nhập ngũ, trong đó có 336.941 người vào Nam chiến đấu [9; tr.275].

Một số hoạt động tuyên truyền trong giai đoạn này hướng vào việc cổ vũ phong trào bắn máy bay Mỹ bằng những vũ khí có trong tay. Khẩu hiệu "nhằm thẳng quân thù mà bắn"

của anh hùng Nguyễn Viết Xuân được cổ vũ mạnh mẽ, đã trở thành hành động của hàng vạn chiến sĩ bộ đội và dân quân tự vệ.

Giữa lúc công cuô ̣ c khôi phuc̣ kinh tế và văn hóa của nhân dân miền Bắc đươc đẩy maṇ h , cuôc̣ kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ở miền Nam gi ành những

thắng lơị to lớn , ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh qua đời . Không lâu sau sự kiện này ,

cuối năm 1969 và đầu năm 1970, Đảng chỉ đạo tiến hành đơṭ sinh hoaṭ chính tri ̣ "học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ". Tháng 3-1971, Bô ̣ Chính

trị ra nghị quyết , mở cuôc̣ vâṇ đông phát huy dân chủ , tăng cường chế độ làm chủ

tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn , đẩy mạnh sản xuất nông nghiêp , phát triển toàn diên, mạnh mẽ, vưng chắc

Thông qua cac cuôc̣ vâṇ đông , hoạt động sản xuất nông nghiệp hướng vào viêc̣ xây dưng tinh thần làm chủ tập thể XHCN, trọng tâm là phát triển nông nghiệp, cổ vũ maṇ h mẽ các phong trào các hơp tác xã nông nghiêp̣ thi đua cải tiến quản lý ,

cải tiến kỹ thuật , thưc hiêṇ điều lê ̣mới , đây maṇ h sản xuất , phấn đấu đaṭ và vươṭ

mục tiêu "5 tấn thóc/ha, 2 con lợn/ha gieo trồng" . Xây dưng tinh thần làm chủ tâp̣ thể đã trở thành một trong những giá trị hàng đầu về phẩm chất , đạo đức con người

mới XHCN.

Bên caṇ h đó , các tiêu chí mới về đạo đức, nếp sống mới đã thấm sâu trong mỗi con người, mọi người dân sống , lao động , học tập và chiến đấu với tinh thần

"mình vì mọi người , mọi người vì mình" , tất cả cho tiền tuyến , tất cả để chiến thắng. Năm 1970, sản lượng lương thực toàn miền Bắc đạt 5,3 triêụ tấn , tăng 500.000 tấn so với năm 1969. Tỉnh Thái Bình, ngoại thành Hà Nội và 30 huyêṇ đaṭ

và vượt mục tiêu 5 tấn thóc/ha. Phát huy tinh thần làm chủ tập thể trong lao động sản xuất, miền Bắc đã chi viện hàng chục tấn lương thực, hàng tiêu dùng cho quân và dân miền Nam, hàng triệu thanh niên đã xung phong vào Nam chiến đấu, hàng vạn thanh niên tham gia công tác vận tải, dân công hoả tuyến, hàng nghìn cán bộ, nhân viên kỹ thuật đã xung phong vào Nam xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá ở

những vùng giải phóng. Tuy nhiên, công tác quản lý hơp tác xã và phát huy quyền

làm chủ tập thể của xã viên còn yếu . Ở môṭ số hơp tác xã , tư tưởng xã viên không ổn định vì sản xuất thụt lùi , thu nhâp̣ giảm sút , quyền làm chủ xã viên bi ̣vi p hạm,

nảy sinh hiện tượng tiêu cực.

Trong chiến tranh , Đang LĐVN vẫn luôn quan tâm tới viêc̣ xây dưng đời sống văn hóa cho đồng bao miền núi . Chỉ thị số 114- CT/TW, ngày 6-12-1965 của Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp , các ngành, các đoàn thể phải kiên quyết , thâṇ trong, khân trương tiến hành cuôc̣ vâṇ đông cải taọ nếp sống cũ , xây dưng nếp sống mới ở

miền núi. "Chú trong nghiên cứu những nếp sống mới tiến bô ̣, thích hợp với các dân tôc̣ và thích hơp với tình hình hiêṇ nay" [60; tr.469]. Đó là nếp sống hơp vê ̣sinh ,

lành mạnh , vui tươi , tiến bô ̣, không còn sự bất binh đẳng giưa nam và nữ , giải phóng người phụ nữ khỏi ràng buộc hết sức nặng nề của chế độ phong kiế n để xây dưng đời sống văn hóa mới phong phú, lành mạnh, văn minh tiến bô,̣ mang đâm dấu

ấn văn hóa dân tộc , làm cho đồng bào tin tưởng , phấn khởi, nâng cao tinh thần lac̣

quan cách maṇ g . Phong trào xây dưng nếp sống mới đã gó p phần nâng cao dân trí, cổ vũ nhân dân các dân tộc miền núi tích cực tham gia các lớp bình dân học vụ, từng bước thanh toán nạn mù chữ cho đồng bào.

Ngày 13-7-1967, Chính phủ ra quyết định số 111- CP "Về đẩy mạnh công tác văn hoá, văn nghệ phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước". Sau khi phân tích rõ những thành tựu và hạn chế trong công tác văn hoá, văn nghệ, nêu lên những nguyên nhân của tồn tại, yếu kém, Chính phủ chỉ rõ mục tiêu của công tác văn hoá trong những năm trước mắt: Tiếp tục phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới, xây dựng nông thôn mới, thành thị mới với nếp sống văn minh trong thời chiến.

Cần kiện toàn công tác tổ chức ngành văn hoá ở cơ sở, nhất là các phân xưởng sơ tán ở xa nhau. Tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho các ngành văn hoá.

Cụ thể hóa chủ trương của Đảng và quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, hoạt động văn học, nghệ thuật đã tuyên truyền tác dụng phổ biến khoa học - kỹ thuật cho quần chúng nhân dân. Thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật, những kinh nghiệm quý báu , những gương điển hình trong lao động sản xuất , chiến đấu và

trong xây dựng nếp sống mới đã đươc tuyên truyền đến người dân .

Các hoạt động văn hoá đã góp phần giáo dục tinh thần đoàn kết trong nhân dân, giương cao ngọn cờ chống Mỹ, cứu nước, làm cho đồng bào có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức , nếp sống , tập quán , nâng cao cảnh giác cách mạng và trách nhiệm đối với Tổ quốc . Trong chiến tranh ác liệt miền Bắc đã thể hiện đươc vai trò của hậu phương XHCN, vừa sản xuất, vừa chiến đấu song đời sống nhân dân vẫn ổn định. Một hậu phương chi viện ngày cành nhiều sức người sức của cho tiền tuyến lớn với phương châm "thóc không thiếu một cân , quân không thiếu một người". Một hậu phương đầy tinh nghia , vững vàng kiên cố, không rối loạn, hoang mang, náo núng trước sức đanh phá ác liệt của kẻ thù.

Văn học, nghệ thuật miền Bắc trong giai đoạn này gắn liền với vấn đề đạo đức, góp phần xây dựng đạo đức con người mới XHCN thông qua vẻ đẹp đặc thù của nghệ thuật, thông qua cái chân - thiện - mỹ, văn học, nghệ thuật đã góp phần

giáo dục đạo đức con người, giúp con người biết phân biệt chinh nghia và phi nghia, biết sống có lý tưởng , biết yêu Tổ quốc và nhân dân lao động, đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng, hình thành nhân cách con người mới XHCN - đây cung là

môṭ net rất riêng trong văn hoc̣ nghê ̣thuâṭ . Hoạt động văn nghệ, chiếu phim, diễn kịch, múa trong nhân dân đã có những bước phát triển mạnh mẽ dưới sự hướng dẫn, bồi dưỡng của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Về văn học đã xuất hiện những tác phẩm văn xuôi viết bằng tiếng dân tộc, đi từ những mẩu chuyện người thật việc thật tiến lên viết truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong nghệ thuật, xuất hiện nhiều vở kịch nói, kịch dân ca bằng tiếng dân tộc, nhiều bài hát ngắn mang màu sắc dân ca, những bài đối ca, điệu múa, bức tranh đẹp, lành mạnh đã ra đời.

Tuy là một ngành "Nghệ thuật thứ bảy" non trẻ, nhưng điện ảnh lập tức đã có những đóng góp to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những sự kiện, những con người, những phút giây hào hùng của cuộc kháng chiến, những con người bình dị nhưng có những hành động anh hùng trở thành đối tượng truyền tải chủ yếu của nền điện ảnh cách mạng. Những người làm phim thời sự, phóng sự, tài

liệu, phim khoa học và phim truyện… đều cầm máy quay phim ghi chép những hình ảnh chiến đấu , phục vụ chiến đấu và sản xuất tại những trọng điểm đánh phá

của không quân Mỹ hoặc trên những chiến trường vô cùng ác liệt . Qua hai lần liên hoan phim (1965- 1968 và 1969- 1972), xuất hiện nhiều bô ̣ phim có giá trị cao về tư tưởng và nghê ̣thuâṭ , đaṭ các giải thưởng cao : Phim: "Lũy thép Vĩnh Linh" ca ngơị

lòng yêu nước và tinh thần cách mạng quật cường của quân và nhân dân bên bờ sông Hiền Lương đã đạt giải Bông sen vàng . Tương tự, phim "Trận điạ mặt đường", "Nhưng cô gái Ngư Thủy" phản ánh hình ảnh giản dị của nhưng chàng trai, cô gái đất Việt xẻ doc̣ Trường Sơn đi cứu nước , xả thân vì Tổ quốc không một mảy

may tính toán cũng đạt giải cao. Những năm tháng chống Mỹ, cứu nước, dưới mưa bom bão đạn và thử thách nặng nề, nhiều văn nghệ sĩ đã ngã xuống trong khi đang làm nhiệm vụ. Nhưng bom đạn của kẻ thù không thể đẩy lùi được nền điện ảnh Việt Nam, mà trái lại, nền điện ảnh ấy còn vươn lên mạnh mẽ với khối lượng phim tăng nhanh, chất lượng cao hơn hẳn so với mọi thời kỳ trước đây. Điện ảnh Việt Nam sản xuất một khối lượng phim ảnh lớn với nội dung và chất lượng tốt. Tính riêng từ năm 1965 đến năm 1972, đã có 801 bộ phim được phát hành, trong đó có 389 bộ thời sự, 223 bộ tài liệu, 131 bộ khoa học, 26 bộ hoạt hình, 32 bộ phim truyện - đó là chưa kể một số lượng phim lớn của các ngành chuyên môn khác [145; tr.68].

Những ca khúc cách mạng vượt thời gian -những bản tình ca mang nội dung tiến bộ, lành mạnh, trong sáng, ca ngợi sự nghiệp xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ca ngợi những chiến công của dân tộc. Tính chất trữ tình và lý tưởng cách mạng đã làm cho các ca khúc ấy sống mãi theo thời gian, có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn sẵn sàng xả thân vì đất nước. Sau khi Mỹ liều lĩnh và trắng trợn đánh phá miền Bắc, các nhạc sĩ, ca sĩ Việt Nam đã lập tức cất lên tiếng thét phẫn nộ qua các bài hát Giặc đến nhà, ta đánh, Thề quyết bảo vệ Tổ quốc, Đánh du kích, Sẵn sàng bắn… Một lần nữa, nhạc sĩ, ca sĩ lại ba lô lên vai, tay đàn, tay súng, vượt mọi gian nan, tỏa đến với mũi nhọn xung kích của cuộc sống chiến đấu và sản xuất. Hàng loạt tác phẩm và tiết mục biểu diễn xuất sắc đã ra đời trong và sau những chuyến đi sôi nổi đó: Đào công sự, Anh vẫn hành quân, Khúc hát đảo quê hương, Chào sông Mã anh hùng, Thanh niên vui mở đường, Đường cày đảm đang, Bài ca 5

tấn, Những cô gái quê hương quan họ, Quảng Bình quê ta, Hà Nội niền tin và hy vọng, Chiếc gậy Trường sơn, Bước chân trên dải Trường sơn, Ta tự hào đi lên- Ôi! Việt Nam … tất cả đã làm nên những kỳ tích trong âm nhạc Việt Nam.

Thành quả cách mạng đấu tranh lâu dài của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là xây dưng đươc chế đô ̣ XHCN . Do vâỵ , bảo vệ chế độ XHCN là lẽ sống thiêng liêng của dân tôc̣ . Trước hanh đông leo thang ra miền Bắc lần thứ hai và cu ̣ thể hóa Nghi ̣quyết 220 NQ/TW, ngày 15-7-1972, Bô ̣ Văn hóa đã ra Chỉ thi ̣số 66 VH-VHQC "Về xây dựng nếp sống thời chiến". Đây là môṭ chỉ thi ̣hết sức kip̣ thời trong hoan cảnh miền Bắc phải chuyên hướng lần thứ hai . Chỉ thị đã đề cập đến hai vấn đề rất chủ yếu:

Một là, xây dưng bồi dưỡng tinh thầnthái độ, tác phong sinh hoạt thời chiến. , Hai là, tổ chức đời sống cho phù hơp với thời chiến.

Nếp sống mới phải tạo ra những tập quán , thói quen, tác phong tốt đẹp trong nhân dân, biểu lộ lòng mến phục, kính trọng những người có công với cách mạng, toát lên tinh thần bảo vệ Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chế độ XHCN. Nếp sống mới ấy còn thể hiện trong việc tham gia giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở mỗi người dân đúng với tinh thần: "Tuân theo pháp luật, ủng hộ việc thi hành pháp luật là nghĩa vụ của mọi người công dân, đồng thời là nội dung của đạo đức mới, nếp sống mới" [68; tr. 421].

Nguồn gốc để hình thành lên những hành động tốt đẹp đó là từ trong xây dưng nếp sống mới XHCN. Cụ thể: trong việc bảo vệ của công, coi tài sản chung là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mình, tích cực đấu tranh chống những hiện tượng tham ô, lãng phí. Từ nếp sống văn hoá lành mạnh mà mở rộng tư tưởng, bồi dưỡng trí tuệ và phẩm chất, phát triển toàn diện con người, xác lập những quan hệ xã hội hoàn chỉnh

nhất giữa con người với con người , xây dựng lên những kiểu mẫu mới về quan hệ tình cảm gia đình với tình đằm thắm giữa cha mẹ và con cái, về lòng chung thuỷ chân chính giữa vợ chồng, về tình anh, đồng chi,́ bè bạn, xóm giềng…

Đảng cũng chỉ rõ rằng , chỉ có thể xây dưng đươc nếp sống mới XHCN từ trong thực tiễn lao động, học tập và chiến đấu của nhân dân. Nếp sống mới chỉ đươc

nhân dân đón nhâṇ khi nó đươc hình thành từ thực tiễn cách mạng của quần chúng , trước hết là từ trong lao động , học tập và chiến đấu , là những nghĩa vụ cơ bản của

nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chính vì vậy, miền Bắc chuyển sang thời chiến, với bản lĩnh của một dân tộc đã dày dạn trong đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhân dân miền Bắc bình tĩnh bước vào cuộc chiến đấu mới với nhiều sáng kiến của các địa phương, các ngành các đoàn thể được phát huy. Từ phong trào thi đua "hai giỏi"

của Quảng Bình và một số tỉnh khác phát triển thành "báo công,

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa ở miền bắc việt nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Trang 105 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w