Đất cồn cát (Arenosols)

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 20 - 24)

Phần 2. Các loại đất chính ở huyện Bắc Bình

2.2. Tính chất của một số loại đất chính

2.2.1. Đất cồn cát (Arenosols)

2.2.1.1. Đất cát trng khô hn (Haplic Luvic Arenosol) Đây là nhóm đất khá phổ biến, có dạng địa hình lượn sóng cồn hay đụn cát. Các cồn cát, đụn cát ở Hòa Thắng đang diễn ra hiện tượng di động do gió mạnh mẽ, gây nên hiện tượng lấp dần hồ Bàu Ông, hồ Bàu Bà. Hiện tượng sa mạc hóa là mối lo ngại hiện nay.

Hiện tại, cây điều được trồng chủ yếu trên loại đất này. Tuy nhiên do điều kiện quá khô hạn nên tỷ lệ tạo quả cho năng suất rất kém. Theo nhận định trước hết là giống điều chưa được lựa chọn thật chuẩn khi trồng, nông dân trồng tự phát, tự lựa chọn giống. Do vậy cây tuy sinh trưởng rất tốt nhưng khả năng phát dục và thụ phấn kém.

Hơn nữa ở đây gió khá mạnh, không khí khô hạn, vào mùa hoa có thể làm rụng hoa, rụng quả, hạn chế đến năng suất.

Ngoài ra còn có khoai mì, cây ăn quả khác như mãng cầu, xoài, v.v... cũng được trồng trên loại đất này.

Về chế độ dinh dưỡng: đất chua, nghèo, mất cân đối giữa các chất dưỡng chất đa lượng và vi lượng cho cây.

Thí nghiệm về yếu tố hạn chế, kết quả thu được đất rất nghèo đạm (N), kali (K) và cả lân (P), nghèo vi lượng như môlipden (Mo), đồng (Cu). Nông dân lại ít đầu tư, chăm sóc, chỉ khai thác độ phì tự nhiên vốn có của đất để sản xuất. Cộng với điều kiện khí hậu khô hạn, nóng, lại không chủ động được nước tưới cho cây, lúc ra hoa thường gặp mưa, hạn chế sự thụ phấn của hoa.

Đặc trưng hình thái phẫu diện nhóm đất này có thể minh họa bằng phẫu diện LS1 (Ảnh 4), có tọa độ: 11o 14' 961'' vĩ độ bắc; 108o 21' 239'' kinh độ đông, thuộc thôn Lương Bình, xã Lương Sơn.

Cây trồng ở khu vực đào phẫu diện gồm có khoai mì, điều, đậu phộng. Có dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Đất cồn cát rời rạc, rất khô không kết cấu.

Độ sâu (cm) Mô tả tầng

0 - 18 Xám trắng nhạt, khô. Kết cấu rời rạc, không kết dính, rất ít rễ cỏ nhỏ, dễ đào, cát mịn.

18 - 30 Trắng xám, cát khô mịn, không kết cấu, cát rời rạc.

30 - 50 Trắng, cát mịn, hơi ẩm hơn trên, không có rễ cây.

50 - 100 Trắng, cát, không dính kết, không dẻo.

Loại đất này được đặc trưng bởi những tính chất hóa học cơ bản ở bảng 7. Đất có phản ứng ít chua, pH 4,6 - 4,67.

Hàm lượng hữu cơ tổng số và đạm tổng số rất nghèo.

Thành phần cơ giới là cát khô thô nên hàm lượng dinh dưỡng cả tổng số lẫn dễ tiêu đều nghèo đến rất nghèo. Các cation trao đổi có Ca2+, Mg2+ và dung tích hấp thu (CEC) rất thấp. Thậm chí ở tầng mặt chỉ phát hiện ở dạng vệt.

Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng hấp thụ và giữ dinh dưỡng trong đất. Các cation trao đổi và CEC cao thì đất có khả năng hấp thụ và giữ dinh dưỡng tốt, phân bón ít bị rửa trôi. Ngược lại, các chỉ tiêu này thấp chứng tỏ khả năng hấp thụ và giữ dinh dưỡng kém.

Bảng 7. Tính chất hóa học đất cát trắng khô hạn (LS1), thôn Lương Bình, xã Lương Sơn

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0 - 18 18 - 30 30 - 50

.pHKCl 4,67 4,60 4,60

Hữu cơ tổng số, (%OC) 0,398 0,402 0,387

N tổng số, (%) 0,020 0,02 0,016

P2O5 tổng số (%) 0,007 0,017 0,011

K2O tổng số (%) 0,018 0,018 0,019

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) 0,47 0,52 0,46 K2O dễ tiêu, (mg/100gđ) 1,51 1,12 1,21 Ca2+trao đổi, (lđl/100gđ) Vệt 0,74 1,04 Mg2+trao đổi, (lđl/100gđ) Vệt 0,58 0,83

CEC, (lđl/100gđ) 2,00 2,03

nh 4. Cnh chung và phu din đất cát trng khô hn (LS1)

nh 5. Cnh chung và phu din đất cát trng khô hn trng điu (Phu din SB8)

Bảng 8. Tính chất hóa học đất cát trắng khô hạn (SB8)

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0 - 25 25 - 50 50 - 72 .pHKCl

Hữu cơ tổng số, (%OC) N tổng số, (%)

P2O5 tổng số (%) K2O tổng số (%)

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) K2O dễ tiêu, (mg/100gđ) Ca2+ trao đổi, (lđl/100gđ) Mg2+ trao đổi, (lđl/100gđ) CEC, (lđl/100gđ)

4,67 0,662 0,064 0,014 0,03 0,233

1,51 0,23 0,23 3

4,36 0,201 0,036 0,01 0,072 0,587 3,01

2,6 2,23

-

4,5 0,52 0,045 0,009 0,031 0,133 2,11 1,21 0,71 -

Đại diện cho loại đất cát trắng khô hạn, trồng cây ăn quả dài ngày, có thể lấy phẫu diện SB8 lấy ở vườn điều nhà anh Dũng, khu Bầu Dao, Sông Bình. Tính chất đất của phẫu diện này được nêu ở bảng 8.

Đất có phản ứng ít chua, rất nghèo hữu cơ (%OC) và đạm (%N) tổng số, đặc biệt nghèo lân, kali dễ tiêu. Hàm lượng các cation trao đổi (Ca2+, Mg2+), dung tích hấp thu (CEC) quá thấp.

2.2.1.2. Đất cát trng m

Đây là loại đất cát trắng phân bố địa hình thấp, có mực nước ngầm nông khoảng 1,5 - 2 m cách mặt đất. Tùy thuộc vào vị trí, địa hình mà loại đất này có những đặc trưng riêng. Trên đất này người ta sản xuất lúa - đậu phộng hàng năm, có vùng còn trồng được chuối và các loại rau màu khác.

Phẫu diện HT1, hiện trạng cây trồng là đậu phộng, lấy ở cánh đồng Cải Tiến, thôn Hồng Thắng, xã Hoà Thắng (Bảng 9). Đất có tính chất chua mặn thể hiện ở độ pH rất thấp và tổng số muối tan tương đối cao. Tuy nhiên, chưa quá mặn, vẫn còn canh tác được. Vấn đề là cần có nước ngọt để tưới và thau chua, rửa mặn cho đất, nếu không nguy hiểm vẫn có thể xảy ra khi đất bị hạn. Lúc đó cây trồng có thể bị chết vì hàm lượng muối tăng cao do bốc hơi từ nước ngầm lên.

Đất cát thô, nhưng có mức nước ngầm nông, chỉ khoảng 45 - 50 cm, khả năng thoát nước kém, cũng là một trong những hạn chế đối với sản xuất ở vùng đất này.

Bảng 9. Tính chất hóa học đất cát trắng ẩm (HT1), thôn Hồng Thắng, xã Hòa Thắng

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0-10 10-20 20-35 .pHKCl , (1/5)

Al3+ trao đổi, (lđl/100gđ) Độ chua trao đổi, (lđl/100gđ) Tổng muối tan, (%)

Tổng số Cl- (%) Hữu cơ tổng số, (%OC) N tổng số, (%)

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) K2O dễ tiêu, (mg/100gđ)

4,31 0,25 0,30 0,46 0,023

0,61 0,06 3,87 7,50

4,37 0,13 0,13 0,45 0,001

1,48 0,08 3,88 2,50

4,20 0,25 0,38 0,48 0,002

1,19 0,06 3,47 2,50

2.2.1.3. Đất cát đỏ khô hn

Đất cát đỏ phân bố ở các xã Hòa Thắng, Hồng Phong, Bình Tân, Lương Sơn và Phan Rí Thành. Đây là diện tích đang bị quá trình hoang mạc hóa nghiêm trọng, không kém gì loại đất cát trắng khô hạn. Đất rất khô, cát thô và di chuyển do gió, xói mòn do gió và do nước xảy ra mạnh và thường xuyên. Điển hình xói ṃòn do nước có thể thấy ở các xã Hòa Thắng (vùng Hồng Thắng, Hồng Lâm), xã Hồng Phong. Có nơi xuất hiện rãnh xói mòn sâu 2 - 3 mét, rộng hàng chục mét và dài hàng trăm mét chảy thẳng ra biển, mặc dù địa hình ở đây không quá dốc lắm, độ dốc bình quân chung chỉ khoảng 8 - 15o.

nh 6. Quang cnh chung đất cát đỏ, Bc Bình, (LS12)

Hình thái phẫu diện đất được mô tả ở phẫu diện LS12, khu Dốc Hầm, Nóc Trú, xã Lương Sơn. Vị trí phẫu diện lấy ở tọa độ 11o 09’ 302’’ vĩ độ bắc và 110o 9’ 302’’

kinh độ đông, thuộc Dốc Hầm. Thảm thực vật là khoai mì KM94 phát triển kém.

Bảng 10. Tính chất hóa học đất cát đỏ khô hạn (LS12), đồi Dốc Hầm, Nóc Trú, xã Lương Sơn

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0 - 15 15 - 45 > 45 pHKCl, (1/5)

Hữu cơ tổng số,(%OC) N tổng số, (%)

P2O5 tổng số (%) K2O tổng số (%)

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) K2O dễ tiêu, (mg/100gđ) Ca2+ trao đổi, (lđl/100gđ) Mg2+ trao đổi, (lđl/100gđ)

5,62 0,717 0,062 0,015 0,036 1,39 4,52 1,35 0,82

5,04 0,294 0,039 0,014 0,030 0,64 1,51 1,35 0,67

4,98 0,220 0,032 0,011 0,031 0,53 1,23 0,82 0,52

Đất chua toàn phẫu diện, độ pH thay đổi trong phạm vi 4,9 - 5,62. Hàm lượng chất hữu cơ tổng số cao hơn đất cát trắng. Thành phần cơ giới cát thô đồng nhất toàn phẫu diện, địa hình dốc thoát nước nhanh nên càng khô hạn. Tổng số cacbon hữu cơ (OC) trong các tầng đất thay đổi 0,22 đến 0,72%. Các chất dinh dưỡng khác như đạm, lân, kali tổng số đều rất nghèo. Nghèo nhất là lân dễ tiêu. Hàm lượng lân dễ tiêu ở tất cả các tầng đều thấp hơn 1 mg P2O5/100g

đất. Xem xét sức sinh trưởng và màu sắc lá, số lá còn tồn tại trên cây sắn ở thời kỳ khảo sát tháng 12 năm 2004, tại nơi lấy phẫu diện cho thấy triệu chứng thiếu đạm, lân và kali trên lá cây thể hiện rõ cả 3 yếu tố.

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)