Việc đánh giá thích nghi đất dựa vào rất nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và con người. Đó là sự thích nghi của các yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, chế độ tưới, lao động và mức đầu tư đến sự sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây trồng cũng như các phối hợp, luân canh, xen canh trong một hệ thống canh tác khép kín của vùng điều tra. Một số yếu tố và mức độ quan trọng của chúng tới sự thích nghi của cây trồng là loại đất, địa hình, khả năng tưới tiêu, thành phần cơ giới, tính chất đất, xói mòn và độ dày tầng đất.
4.4.1. Loại đất
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng và thích nghi sinh thái của mỗi loại cây trồng thì mỗi loại cây trồng có thể phát triển rất tốt ở một loại đất nào đó và phát triển không tốt ở một loại đất khác. Trong khi đó mỗi loại đất cũng có
một đặc trưng phát sinh học, lý học và hóa học khác nhau với các đặc tính về độ dày, thành phần cơ giới, độ ẩm, độ mùn và khả năng giữ và cung cấp các chất khoáng. Loại đất này thì có thể thích hợp với một vài loại cây trồng nhất định và có thể cho năng suất và chất lượng cao, nhưng lại không phù hợp với loại cây trồng khác.
Trong trường hợp vùng điều tra thì loại đất chiếm hầu hết là đất cát (cát trắng và cát đỏ). Nếu đánh giá mức độ thích nghi với cây đậu phộng thì đất này được xếp vào loại thích nghi (S1) vì cây đậu phộng phát triển tốt trên các loại đất cát, cát pha và thịt nhẹ. Song đối với cây điều thì có 7/26 đơn vị đất có mức thích nghi vừa (S2) và 19/26 đơn vị đất không thích nghi. Điều này có thể giải thích vì cây điều là cây ăn trái có rễ ăn sâu, rộng và nhu cầu dinh dưỡng lớn, trong khi khả năng đáp ứng của đất cát là rất thấp.
4.4.2. Độ dốc
Độ dốc được phân cấp thành các loại độ dốc khác nhau: 0 - 8, 8 - 15, 15 - 25 và trên 25o. So sánh với các yêu cầu sinh trưởng của cây trồng tại Hoà Thắng là cây điều, cây đậu phộng, dưa và một số cây màu khác, kết quả cho thấy rằng với cây màu như đậu phộng, bắp và các cây họ đậu trong 26 đơn vị đất có 14 đơn vị đất đạt mức độ thích nghi S1, 11 đơn vị đạt mức độ thích nghi S2 và 1 đơn vị đạt mức độ thích nghi S3. Trong khi đó với sự phát triển của cây điều thì tất cả 26 đơn vị đất đều có độ dốc đạt mức độ thích nghi S1, tức là độ dốc này trồng điều rất thuận lợi.
4.4.3. Điều kiện tưới tiêu
Tưới tiêu là tiêu chuẩn quan trọng số một và ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, chỉ tiêu tưới tiêu được phân loại thành ba hình thức. Chủ động tưới với độ thích nghi cao nhất, đến không chủ động tưới có độ thích nghi trung bình và canh tác nhờ nước trời có độ thích nghi kém nhất với hầu hết các loại cây trồng hoặc không thích nghi với một số loại cây trồng. Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên như các nguồn nước tưới, địa hình và các chỉ tiêu kinh tế của xã như hệ thống tưới, trạm bơm thì chỉ tiêu tưới tiêu được phân loại thành một cấp duy nhất đối với tất cả các loại cây trồng, đó là kém thích nghi. Điều này cho thấy điều kiện thủy lợi ở đây hoàn toàn không phù hợp cho việc thâm canh nông nghiệp cũng như cây ăn quả.
4.4.4. Độ dày tầng đất
Độ dày tầng đất thể hiện lịch sử phát triển và phong hóa của đá mẹ và lớp chuyển tiếp, dưới ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa. Đất càng dày càng tốt, đặc biệt đối với các loại cây trồng có bộ rễ dày như rừng, cây ăn quả. Nhìn chung đất Hòa Thắng có độ dày tương đối lớn và tất cả các đơn vị đất đều đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng của cây nông nghiệp như đậu phộng, bắp, khoai mì, dưa cũng như điều.
4.4.5. Thành phần cơ giới
Thành phần cơ giới là một trong những chỉ tiêu lý học đất quan trọng nhất trong việc bố trí cây trồng vì chỉ
tiêu này quy định độ xốp, khả năng giữ và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đối với đất Hòa Thắng thì tất cả các đơn vị đất đều có thành phần cơ giới là cát, thậm chí cát thô. Đối chiếu đặc tính này với nhu cầu sinh trưởng của cây trồng thấy tất cả các đơn vị đất đều đạt tiêu chuẩn thích nghi cao với đậu phộng và dưa. Trong khi đó lại thích nghi rất kém với điều.
4.4.6. Xói mòn đất
Xói mòn đất là quá trình đất mặt bị bào mòn do gió hoặc nước mưa kéo theo sự mất đất mặt và các chất dinh dưỡng trong nó làm suy giảm sức sản xuất của đất. Có hai dạng xói mòn xảy ra tại khu vực nghiên cứu:
- Xói mòn do gió: Vùng ảnh hưởng nhiều nhất là Hòa Thắng, nằm dọc theo bờ biển. Trong các năm gần đây độ che phủ của rừng suy giảm, các dải chắn gió không phát huy được vai trò bảo vệ của mình, kết hợp với tốc độ sa mạc hóa quá nhanh. Sự di động của các cồn cát này càng trở lên mạnh mẽ. Dẫn chứng là nhiều hecta đất rừng và đất canh tác đã bị lùi dần để nhường chỗ cho những đồi cát trắng mênh mông ở phía bờ đông của hai hồ nước (Bàu Mím). Hàng năm hai hồ nước này không những đang bị lấn át thu hẹp diện tích mà cả chiều sâu của chúng cũng đang bị nông dần. Hậu quả này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dự trữ và cung cấp nước cho dân cư trong xã.
Trong thời gian gần đây quá trình di động và bồi lắng của cát đã diễn ra trên cả bờ tây của hồ và có xu hướng tiến sâu vào khu đất canh tác của thôn Hồng Chính.
- Xói mòn do nước: Tuy Hòa Thắng nằm trong vùng mưa ít, với lượng mưa khoảng 700 - 1000 mm/năm song lượng mưa rất tập trung vào trong khoảng một đến hai tháng trong năm. Kết hợp với độ che phủ của đất thấp dẫn đến dòng chảy mặt lớn. Do đất cát có độ kết dính kém nên khả năng bị cắt xoáy bởi dòng chảy mặt mạnh. Do đó xói mòn do mưa trong vùng xảy ra chủ yếu ở dạng xói mòn xẻ rãnh. Chỉ trong mùa mưa của năm 2001 đã hình thành một số rãnh lớn với kích thước khoảng 5 m rộng, 5 m sâu và dài tới vài kilômét.
4.4.7. Tổng hợp đánh giá thích nghi đất
Tổng hợp đánh giá tất cả các yếu tố thích nghi đất như loại đất, độ dốc, khả năng tưới tiêu, tầng dày đất và thành phần cơ giới đất. Tùy theo mức độ thích nghi của mỗi chỉ tiêu mà chỉ tiêu đó được gán với một số điểm nhất định từ 0 đến 100, phản ánh tính thích nghi tăng dần. Tùy vào mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu đối với sự sinh trưởng và quá trình sản xuất của cây trồng hay công thức luân canh mà chúng được gán với một giá trị về trọng số khác nhau. Trong đó yếu tố loại đất vẫn là chỉ tiêu có trọng số cao nhất. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị đất đối với cây đậu phộng và điều được tổng hợp ở bảng 27: mức độ thích nghi được phân loại thành các cấp như rất thích nghi (S1), thích nghi trung bình (S2), ít thích nghi (S3) và không thích nghi (N).
Ngoài ra mức độ thích nghi kém hoặc không thích nghi còn được chỉ rõ nguồn gốc của các yếu tố hạn chế như loại đất (gn), độ dốc (s), tưới tiêu (i).
Bảng 27. Đánh giá mức độ thích nghi đối với cây đậu phộng
Chỉ tiêu đánh giá theo đơn vị đất Mức
thích
nghi Nhóm
đất Độ dốc Chế độ tưới
Tầng dày
Thành phần
cơ giới Chung
S1 26 12 26 26 26 11
S2 0 12 0 0 0 15
S3 0 2 0 0 0 0
Tổng 26 26 26 26 26 26
Kết quả tổng hợp từ bảng 27 cho thấy có 11 đơn vị đất thích nghi cao với trồng đậu phộng, 15 đơn vị thích nghi trung bình, không có đơn vị nào kém thích nghi và không thích nghi.
Bảng 28. Đánh giá mức độ thích nghi đối với cây điều
Chỉ tiêu đánh giá theo đơn vị đất Mức
thích nghi Nhóm đất Độ
dốc Chế độ
tưới Tầng
dày Cơ
giới Chung S1
S2 S3 N
0 7 0 19
27 0 0 0
0 0 27
0
27 0 0 0
0 27
0 0
0 7 19(gn)
0
Tổng 26 26 26 26 26 26
Đối với cây điều (Bảng 28) có 7 đơn vị đất thể hiện thích nghi trung bình và 19 đơn vị đất thể hiện thích nghi kém với trồng điều. Các yếu tố kìm hãm trồng điều chủ yếu là loại đất.
4.4.8. Bản đồ thích nghi cây trồng
S1 S2 S3 S3gn Hồ
Bản đồ phân bố thích nghi đối với cây đậu phộng
Không điều tra S1 S2 S3 S3gn Hồ nước
Bản đồ phân bố thích nghi cây điều
Quá trình đánh giá đất và mức độ thích nghi cây trồng cho từng đơn vị đất đai trong vùng nghiên cứu được tiến hành bởi hàng loạt các bước theo đúng thủ tục. Kết quả này được biểu thị ra ngoài bằng cách trình bày tất cả các đơn vị đất đai trên một bản đồ. Như vậy người nông dân địa phương có thể thấy rõ và hiểu được kết quả công việc cũng như bản chất của đất đai mà họ đang sản xuất.
Theo kết quả thích nghi này thì tỷ lệ diện tích các mức thích nghi của cây đậu phộng như sau:
Bảng 29. Tổng hợp thích nghi cây đậu phộng
Mức thích nghi Diện tích (ha) % so tổng số S1
S2 S3
1542,36 2252,00
0
40,64 59,36
0
Tổng diện tích 3794,36 100
Như vậy tất cả quỹ đất điều tra đều thích nghi trồng đậu phộng, trong đó 40% là thích nghi cao, còn lại là thích nghi trung bình do có độ dốc chưa được hợp lí (Bảng 29).
Với cây điều thì không có đơn vị đất nào thích nghi cao và 70% diện là không thích nghi do loại đất không thích hợp, thành phần cơ giới quá nhẹ và chế độ nước không đảm bảo (Bảng 30).
Bảng 30. Tổng hợp thích nghi cây điều
Mức thích nghi Diện tích (ha) % so tổng số S1
S2 S3gn
0 1114,66 2679,43
0 29,38 70,62
Tổng 3794,19 100
Kết quả đánh giá trình bày trong các bản đồ phương án 1 và 2 cho thấy mức độ thích nghi của cây đậu phộng và cây điều trong vùng nghiên cứu một cách riêng rẽ, không chịu tác động lẫn nhau. Trong thực tế người nông dân vẫn phát triển cả hai loại cây trồng cùng nhau, có nơi xen canh và có nơi độc canh.
Căn cứ vào đặc điểm đất đai, độ phì nhiêu thực tế và đặc điểm sinh trưởng của cây, cây đậu phộng được bố trí ở hầu hết những đơn vị đất có độ phì nhiêu còn cao, còn cây điều thì được bố trí vào những vùng có điều kiện độ phì nhiêu kém hơn. Tuy nhiên, điều là cây ăn quả nên điều kiện tối thiểu cho đánh giá thích nghi với cây này là độ dày tầng đất phải trên 1 m.
Trong điều kiện xã Hòa Thắng, đất đai nghèo dinh dưỡng, điều kiện thời tiết khí hậu mưa ít. Vùng đất này đang đối mặt với điều kiện xói mòn gió, sa mạc hóa với sự di động của cát lấn chiếm các khu canh tác, vùng đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy một trong những yêu cầu của công tác quy hoạch là vừa tạo được vùng sản xuất nâng cao thu nhập, vừa phải đảm bảo bảo vệ đất chống xói mòn và ngăn chặn sự di động của cát.
Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng ta có thể xem xét đến một lựa chọn thứ hai là sử dụng cây điều là những cây chắn gió, chặn cát di động, bằng cách bố trí tại những đơn vị đất cạnh hồ nước, tại các đơn vị đất ở trên cao, bố trí cây đậu phộng ở những đơn vị đất thấp hơn, có độ ẩm đất cao hơn. Chi tiết được biểu thị trong bản đồ phương án 2.
Không điều tra
§iÒu
§Ëu phéng Hồ nước
Bản đồ phân bố thích nghi và quy hoạch cây đậu phộng và cây điều (Phương án 1)
Không điều tra
§iÒu
§Ëu phéng Hồ nước
Bản đồ phân bố thích nghi và quy hoạch cây đậu phộng - điều theo mục đích bảo vệ đất chống xói mòn gió và cát di động
(Phương án 2)
Bảng 31. Tổng hợp thích nghi đối với điều và đậu phộng
Điều Đậu phộng
PA1 PA2 PA1 PA2
1114,66 1784,82 2679,43 2009,26