Hạn chế dinh dưỡng trong đất cát

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 35 - 41)

Sự sinh trưởng của cây bắp bị hạn chế đáng kể khi không bón một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N, P, K). So với đối chứng (bón đầy đủ) với khi không bón lân (-P), chiều cao cây giảm 52,5%, không bón đạm (-N) giảm 44,8% và không bón kali (-K) giảm 35,9%.

Năng suất chất khô của cây (năng suất sinh khối) bị giảm từ 18 đến 48 % so đối chứng khi bón loại trừ một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Kết quả giảm mạnh nhất là nghiệm thức 2, khi không bón đạm (-N). Sự thiếu hụt tiếp theo là lân (P) đến kali (K). Thứ tự mức thiếu hụt của các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là: N > P > K.

Bảng 22. Ảnh hưởng của bón loại trừ đến sinh trưởng của cây trên đất cát đỏ ở Hòa Thắng

Chiều cao cây Năng suất chất khô cây Bón loại trừ

.cm % g/cây %

Bón đủ 54,3 100 3,3 100

-N 30,0 55,2 1,7 51,5

-P 25,8 47,5 2,0 60,6

-K 34,8 64,1 2,7 81,8

-Ca 34,8 64,1 2,9 87,9

-Mg 31,5 58,0 3,1 93,9

-S 46,8 86,2 3,1 93,9

-Fe 49,5 91,2 2,5 75,8

-Cu 53,0 97,6 2,8 84,8

-Zn 41,5 76,4 2,1 63,6

-B 36,3 66,9 0,9 27,3

-Mo 38,8 71,5 1,0 30,3

-Mn 51,0 93,9 3,3 100

-Ni 50,5 93,0 2,9 87,9

-Co 53,3 98,2 3,1 93,9

LSD 0,05 5,3 0,78

nh 11. Yếu t hn chế chính đất cát đỏ Yếu tố hạn chế trong đất cát đỏ khô hạn

Cao cây Khối lượng cây

Cao cây, (cm) Khối lượng, (g/cây)

Đồ th 3. nh hưởng ca bón loi tr đến sinh trưởng ca cây trên đất cát đỏ Hòa Thng

Nhng nguyên t dinh dưỡng trung lượng:

Các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg và S) cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây đáng kể khi thiếu một trong các nguyên tố đó. Khi bón thiếu hụt canxi (-Ca) hoặc magiê (-Mg), chiều cao cây bị giảm nhiều hơn so với bón thiếu lưu huỳnh (-S). So sánh với đối chứng, chiều cao cây bị giảm đi 35,9% khi không bón Ca và giảm 42% khi không bón Mg.

Năng suất chất khô của cây giảm 6 - 12%, khi một trong các nguyên tố trung lượng không được bón. Năng suất chất khô của cây thấp nhất thu được ở nghiệm thức 7, không bón Ca. Tiếp đến là không bón Mg và S. Thứ tự mức thiếu hụt của các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là Ca > Mg > S.

Nhng nguyên t dinh dưỡng vi lượng:

Các nguyên tố vi lượng cũng thể hiện vai trò ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng của cây khá rõ. Khi bón thiếu hụt nguyên tố bo (-B) và molipden (-Mo) chiều cao cây và năng suất chất khô giảm nhiều nhất, tiếp đến là bón thiếu kẽm (-Zn).

Ngược lại, khi không bón một trong các nguyên tố (mangan - Mn, nickel - Ni và cobalt - Co), thì chiều cao cây và năng suất chất khô không giảm. Điều này cho thấy các nguyên tố này không cần bón, mà có thể là nguyên tố hạn chế thừa đối với cây trong đất cát đỏ.

Mức độ thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng xếp theo thứ tự: B > Mo > Zn.

3.2.2. Hạn chế dinh dưỡng trong đất cát trắng khô hạn

Kết quả ở bảng 23 và đồ thị 4 thể hiện tác động của bón thiếu hụt dinh dưỡng đối với sinh trưởng của cây.

Ở nghiệm thức đối chứng (bón đầy đủ), chiều cao cây là 55 cm, năng suất chất khô bình quân là 3,8 g/cây.

Yếu tố hạn chế trong đất cát trắng khô hạn

Cao cây Khối lượng cây

Cao cây, (cm) Khối lượng, (g/cây)

Đồ th 4. nh hưởng ca bón loi tr đến sinh trưởng ca cây trên đất cát trng

Nhng nguyên t dinh dưỡng đa lượng:

So với đối chứng (bón đủ các nguyên tố dinh dưỡng), thì chiều cao cây chỉ thu được 42,5 cm (77,3%) khi bón thiếu đạm (-N), 44,3 cm (80,5%) khi bón thiếu lân (-P) và 45,3 cm (82,4%) khi bón thiếu kali (-K). Bón loại trừ từng

nguyên tố dinh dưỡng, sinh khối của cây cũng thu được thấp hơn là 50 - 55,3% so với bón đủ. Mức độ thiếu hụt của các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng theo thứ tự là P > N > K.

Bảng 23. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây trên đất cát trắng, Hoà Thắng, Bắc Bình

Chiều cao cây Năng suất chất khô cây Yếu tố

.cm % g/cây %

Bón đủ 55,0 100 3,8 100

-N 42,5 77,3 1,9 50,0

-P 44,3 80,5 1,7 44,7

-K 45,3 82,4 1,8 47,4

-Ca 35,5 64,5 2,4 63,2

-Mg 32,5 59,1 1,6 42,1

-S 47,3 86,0 2,5 65,8

-Fe 48,3 87,8 3,2 84,2

-Cu 56,5 102,7 2,9 76,3

-Zn 39,8 72,4 1,6 42,1

-B 34,3 62,4 1,8 47,4

-Mo 49,0 89,1 2,3 60,5

-Mn 50,5 91,8 2,7 71,1

-Ni 48,5 88,2 2,0 52,6

-Co 39,8 72,4 1,9 50,0

LSD 0,05 3,67 0,23

Nhng nguyên t dinh dưỡng trung lượng:

Xét về tác động của các nguyên tố trung lượng cho thấy rằng: Khi bón loại trừ lưu huỳnh (-S), chiều cao cây giảm 14%, nhưng bón thiếu can xi (-Ca) giảm chiều cao cây 35,5%, bón thiếu magiê (-Mg) giảm 40,9%. Năng suất chất khô của cây giảm khi không bón trung lượng từ 34,2 đến 57,9%. Sự sụt giảm khả năng sinh trưởng của cây khi bón loại trừ trung lượng được xếp theo thứ tự Ca > Mg > S.

Sự thiếu hụt Ca, Mg lần nữa khẳng định vai trò của vôi đối với cây trồng trên loại đất này rất rõ. Loại đất này rất cần thiết bón vôi để khử chua của đất, để tạo môi trường thuận lợi cho các cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

nh 12. nh hưởng ca bón loi tr đến sinh trưởng ca cây bp trên đất cát trng (T trái sang phi: bón đủ, -N, -P và -K)

Nhng nguyên t dinh dưỡng vi lượng:

Khi không bón một số nguyên tố vi lượng như kẽm (-Zn), bo (-B), chiều cao cây bắp giảm xuống, sinh khối của cây cũng giảm tới trên 50% so với công thức bón đầy đủ.

Ngược lại, khi không bón đồng (-Cu) hay mangan (-Mn), thì chiều cao cây không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Sinh khối cây tăng lên 24% khi không bón Cu, tăng 29% khi không bón Mn. Như vậy, nguyên tố vi lượng có những nguyên tố biểu hiện hạn chế thiếu và cũng có nguyên tố biểu hiện hạn chế thừa.

Các nguyên tố hạn chế thiếu xếp theo thứ tự:

B > Mo > Zn.

Nhìn chung, đất cát ven biển Bắc Bình, có phản ứng chua mạnh, nghèo dinh dưỡng. Thí nghiệm bón loại trừ trong chậu chứng tỏ rằng bắp trồng trên các loại đất cát này có phản ứng khác nhau về liều lượng của từng nguyên tố dinh dưỡng.

1. Yếu tố dinh dưỡng hạn chế được xếp theo mức độ giảm dần như sau:

- Trong đất cát đỏ: N > P > K và B > Mo > Zn - Trong đất cát trắng: P > N > K và B > Mo > Zn 2. Nguyên tố hạn chế thừa xếp theo thứ tự:

- Trong đất cát đỏ: Mn > Ni > Cu

- Trong đất cát trắng Mn được phát hiện là yếu tố hạn chế thừa đối với sinh trưởng của cây.

3.2.3. Hạn chế dinh dưỡng trong đất phù sa nhiễm mặn Đất phù sa nhiễm mặn trồng lúa ở đồng Ma Tá, được lấy về làm thí nghiệm bón loại trừ xác định yếu tố hạn chế. Theo khảo sát năm 2002, cánh đồng này chỉ trồng lúa vụ Thu, vụ Đông Xuân bỏ hóa do quá khô hạn. Mùa khô hạn đất phía dưới rất cứng, nhưng bề mặt lại rất nhiều cát bụi, cát bay do gió thổi thường xuyên.

Nhng nguyên t dinh dưỡng đa lượng:

Khi bón loại trừ một trong các nguyên tố dinh dưỡng cho thấy phản ứng của cây khá rõ. Khi không bón lân (-P) chiều cao cây đo được 31,3 cm, bằng 31%, khi bón loại trừ đạm (-N), chiều cao cây đạt 43,5 cm (77,7%) và bón loại trừ kali (-K) chiều cao cây đo được 46 cm, đạt 82,1%

so với đối chứng. Khi bón loại trừ thì năng suất chất xanh cây cũng giảm xuống. Không bón lân (-P), năng suất chất xanh cây chỉ đạt 35,3% so với đối chứng. Bón thiếu đạm (-N) hay kali (-K) thì năng suất chất xanh của cây chỉ đạt 35,3 - 50% so với đối chứng. Tức là đă giảm từ 50 đến gần 70%. Mức độ thiếu hụt của các nguyên tố có thể xếp theo thứ tự P > N > K.

Nhng nguyên t dinh dưỡng trung lượng:

Khi bón loại trừ các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng cũng có biểu hiện hạn chế đối với cây bắp trên đất

phù sa nhiễm mặn này. Chiều cao cây giảm 14,6 - 18,7%

khi bón loại trừ. Năng suất chất xanh cây cũng giảm xuống đáng kể. Khi không bón lưu huỳnh (-S), năng suất chất khô cây chỉ đạt 58,8% so với đối chứng. Không bón Ca năng suất chất xanh cây chỉ đạt 67,6% và không bón Mg đạt 79,4% so với đối chứng. Thứ tự thiếu hụt của các nguyên tố trung lượng xếp như sau: S > Ca > Mg.

Nhng nguyên t dinh dưỡng vi lượng:

Trong các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố kẽm (Zn), bo (B) và molipden (Mo) có ảnh hưởng hạn chế đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây bị giảm xuống 18,2 -23,6%

khi bón thiếu một trong 3 nguyên tố kể trên.

Năng suất chất xanh của cây giảm xuống 38,2% khi không bón Mo, và giảm 17,6 đến 20,6% khi không bón bo và kẽm tương ứng. Khi không bón mangan (-Mn), coban (-Co) và nickel (-Ni) kết quả gần như không ảnh hưởng đến chiều cao của cây. Điều này chỉ ra rằng các nguyên tố vi lượng này chưa biểu hiện sự thiếu hụt mà thậm chí có thể dư thừa trong đất đối với cây. Chúng chưa cần được bón cho lúa ở đất này.

Mức độ thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng xếp theo thứ tự Mo > B > Zn; khả năng dư thừa Co > Mn > Ni.

nh 13. Dinh dưỡng hn chế đến sinh trưởng ca cây trên đất phù sa nhim mn, Phan Hòa

Yếu tố hạn chế trong đất phù sa nhiễm mặn

0 10 20 30 40 50 60

All

-N -P -K -Ca-Mg -S -Fe -Cu -Zn -B-Mo -Mn

-Ni -Co

0,0 1,0 2,0 3,0 4,0

Cao cây Khối lượng cây

Cao cây, (cm) Khối lượng, (g/cây)

Đồ th 5. Tác động ca bón loi tr đến sinh trưởng ca cây trên đất phù sa nhim mn, Phan Hòa

Bảng 24. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng của cây bắp trên đất phù sa nhiễm mặn, Phan Hòa

Chiều cao cây Năng suất chất khô cây Nguyên tố

cm % g/cây %

Bón đủ 56,0 100 3,4 100

-N 43,5 77,7 1,7 50,0

-P 31,3 55,9 1,2 35,3

-K 46,0 82,1 2,2 64,7

-Ca 47,8 85,4 2,3 67,6

-Mg 48,3 86,3 2,7 79,4

-S 45,5 81,3 2,0 58,8

-Fe 49,8 88,9 2,2 64,7

-Cu 47,3 84,5 2,5 73,5

-Zn 45,8 81,8 2,7 79,4

-B 45,0 80,4 2,8 82,4

-Mo 42,8 76,4 2,1 61,8

-Mn 55,3 98,8 2,5 73,5

-Ni 52,0 92,9 2,5 73,5

-Co 53,5 95,5 2,8 82,4

LSD 0,05 2,4 0,4

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)