Địa hình của xã Hòa Thắng không quá phức tạp như địa hình của các xã miền núi. Đây là xã trung du ven biển, vừa có đồi vừa có đất bằng. Sự biến đổi của địa hình tương đối bằng đều, độ dốc thay đổi từ 5 - 10o.
Nếu lấy một trục thẳng chạy qua trung tâm của xã theo hướng đông bắc tây nam thì địa mạo của Hòa Thắng được chia làm hai phần chính, đó là đồi cát nằm phía tây bắc và bãi biển phía đông nam, nửa phía tây bắc của xã là
phần đồi cao (độ cao trung bình 150 m so với mặt nước biển) có độ dốc xấp xỉ 10o. Phía đông nam của xã là phần đất thấp hơn, trung bình 20 - 39 m so với mặt nước biển và độ dốc thoải hơn (dưới 5o).
B
Địa hình xã Hòa Thắng qua không gian 3 chiều (mét so với mặt nước biển)
Địa chất của Hòa Thắng được chia làm 3 phần chính:
- Cồn cát đỏ: chiếm 75%, trải dài từ phía bắc của xã đến trục đường từ thôn Hồng Chính sang thôn Hồng Thắng.
- Cồn cát trắng và bãi biển kỷ Đệ tứ chiếm 23%, phân bố chủ yếu phần bãi biển phía nam.
- Đá macma axít chiếm 2%, phân bố rải rác tại một số núi trong xã như núi Bình Nhơn.
4.2.2. Đặc điểm thủy văn
Thủy văn của xã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự thay đổi của địa hình. Phần đồi cao hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, phần đất thấp thường ẩm nhưng dễ bị ngập vào mùa mưa, ít bị ảnh hưởng của nước thủy triều.
4.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Cũng như sự phát triển của địa chất, lớp phủ thổ nhưỡng của Hòa Thắng cũng được chia làm 3 loại chính, đó là đất cát đỏ - Rhodic Arenosols (75%), đất cát trắng và vàng - Luvic Arenosols (23%) và đất Ferralit phát triển trên đá macma axít - Acrisols (2%). Từ ba nhóm chính này dưới các điều kiện địa hình, chế độ canh tác, lớp phủ thực vật và chế độ nước mà phát triển thành một số lớp phụ như sau:
- Nhóm đất cát đỏ (Rhodic Arenosols) gồm:
+ Nhóm cát đỏ điển hình (Haplic Arenosols), thường phân bố dưới rừng.
+ Nhóm cát đỏ chua (Dystric Arenosols), thường được canh tác đậu phộng, dưa.
- Nhóm đất cát trắng và vàng (Luvic Arenosols) gồm:
+ Cát trắng và vàng điển hình (Haplic Arenosols), phân bố trên các cồn cát có độ cao trên 20 m,
không bị ảnh hưởng bởi thủy triều, thường bỏ hóa hoặc cây bụi.
+ Cát nhiễm mặn (Salic Arenosols), phân bố nhiều ở ven biển xứ đồng Tiên Tiến thuộc thôn Hồng Thắng.
+ Nhóm cát trắng mới biến đổi (Cambic Arenosols), phân bố dưới thấp, có các hoạt động canh tác, thường ẩm.
+ Nhóm cát glây (Gleyic Arenosols), được trồng lúa và các bãi sú, tràm.
4.2.4. Tình hình kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp
Xã Hòa Thắng được chia làm 3 thôn. Thôn Hồng Chính nằm phía nam của xã, Hồng Lâm nằm dọc hai bên đường đi Chợ Lầu, Lương Sơn và chạy dọc hai hồ chứa nước (Bàu) và thôn Hồng Thắng nằm phía đông giáp biển, có độ cao trung bình 10 - 20 m so với mặt biển.
Theo quy hoạch của Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Bình và UBND xã Hoà Thắng, xã có kế hoạch quy hoạch toàn bộ khu đồng Cải Tiến thành vùng nuôi tôm xuất khẩu. Khu vực đầu thôn Hồng Thắng, giáp Bầu Mím cũng sẽ được quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến hải sản; do đó quỹ đất canh tác còn lại sẽ tập trung chủ yếu tại hai thôn Hồng Chính và Hồng Lâm (khoảng 3800 ha). Cây trồng chủ yếu là dưa hấu lấy hạt (1000 ha, gieo tháng 4, 5 thu hoạch tháng 10), cây đậu phộng hè thu (trên 1000 ha, gieo tháng 7, thu tháng 11) và cây điều với diện tích nhỏ.
Đất cát đỏ
Đất cát trắng
Đất ferralit/đá axit
Đơn vị đất thuộc vùng nghiên cứu được phát triển trên bản đồ đất tỉ lệ 1:50.000 năm 1994, kết hợp với đơn vị sử dụng đất vẽ
ngoài thực địa
Theo quy trình quy phạm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, điều tra thổ nhưỡng cấp xã phường phải được tiến hành trên bản đồ nền tỷ lệ 1:10.000, nếu không có thì trên tỷ lệ 1:25.000. Trong điều kiện xã Hòa Thắng thì bản đồ đất được chỉnh lý và xây dựng trên bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1:25.000 và bản đồ đất huyện Bắc Bình khu vực Hòa Thắng. Vùng điều tra là vùng sản xuất nông nghiệp của hai thôn Hồng Chính và Hồng Lâm với tổng diện tích là 3794,36 ha.
Các đơn vị đất được xây dựng và bổ sung dựa trên bản đồ đất cũ kết hợp dã ngoại điều tra thực địa. Các tiêu chí để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai như sau:
- Loại đất theo phát sinh học đất - Loại hình sử dụng đất
- Độ dốc
- Thành phần cơ giới đất
Kết quả điều tra dã ngoại trong vùng nghiên cứu đã xác định được 25 đơn vị đất khác nhau (xem bản đồ đơn vị đất) trên hai nguồn gốc phát sinh chính là đất cát trắng và đất cát đỏ.