Phần 5. Quản lý đất để sản xuất bền vững
5.3. Bón phân hợp lý tăng năng suất cây trồng
5.3.1. Hiệu quả của phân bón đối với cây đậu đỗ
5.3.2.1. Hiệu quả của phân bón cho bắp trên đất phù sa
1. Đối chứng: (20 kg NPK 20 : 20 : 15 + 10 kg urê/sào) (86 N, 40 P2O5, 30 K2O kg/ha)
2. NT1: 20 kg NPK + 10 kg ure + 50 kg vôi + 1 tấn PC 3. NT2: 35 kg urê + 50 kg lân supe + 15 kg KCl + 50 kg vôi + 1 tấn PC (150 N + 80 P2O5 + 90 K2O kg/ha)
4. NT3: 44 kg urê + 75 kg lân supe + 20 kg KCl + 50 kg vôi + 1 tấn PC (200 N + 120 P2O5 + 120 K2O kg/ha).
Thực nghiệm được bố trí trên 2 cơ cấu cây trồng: bắp xen xoài và cơ cấu bắp-bắp.
Các mô hình được nông dân trực tiếp thực hiện với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới.
* Hiệu lực của phân bón cho bắp xen xoài trên đất phù sa Bắp là một trong những cây lương thực quan trọng ở địa phương. Bắp được trồng trên đất phù sa sông và đất xám bạc màu. Trong các vườn cây ăn quả lâu năm, những năm đầu giai đoạn kiến thiết cơ bản, bắp cũng thường được trồng xen để “lấy ngắn nuôi dài”. Trong trường hợp đó, cây bắp cũng được quan tâm chăm sóc, bón phân để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây dài ngày với cây ngắn ngày, làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng chính là cây dài ngày. Thực nghiệm về phân bón cho bắp trong hệ thống xen canh với xoài, được thực hiện ở ruộng ông Nguyễn Ngọc Ân (xã Lương Sơn) với giống bắp NK54. Đất trồng là đất phù sa sông Lũy không được bồi có điều kiện tưới đầy đủ.
Đất thí nghiệm có phản ứng chua cả trong 2 tầng 0 - 20 và 20 - 40 cm. Tầng mặt chua hơn tầng 2. Hàm lượng đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Lân và kali dễ tiêu khá đến giàu (Bảng 47).
Bảng 47. Một số tính chất đất thí nghiệm (ruộng ông Ân)
Độ sâu, cm Chỉ tiêu
0 - 20 20 - 40 pHKCl (1:5)
pHH2O (1:5) N tổng số, (%) P2O5 tổng số, (%) K2O tổng số, (%)
Lân dễ tiêu, (mg P2O5 /100 gđ) Kali dễ tiêu, (mg K2O/100 gđ)
4,88 5,16 0,134 0,126 0,446 19,29 33,14
5,21 5,56 0,09 0,121
0,06 17,35 21,09
Chiều cao cây ngô xen xoài
157 160 168 173
145 150 155 160 165 170 175
1 2 3 4
ChiÒu cao (cm)
Đồ thị 8. Tác động của phân bón đến chiều cao của cây bắp xen xoài
Sự sinh trưởng của cây bắp xen xoài phản ứng mạnh mẽ đối với liều lượng phân bón vào. Thay đổi mức đầu tư,
chiều cao cây bắp thay đổi đáng kể. Chiều cao cây lúc thu hoạch đạt 157 cm công thức đối chứng đã tăng lên 160 - 173 cm ở các công thức thực nghiệm, vượt 1,9 - 10,3%
(Đồ thị 8).
Điều này chứng tỏ kỹ thuật bón phân đã kích thích sự sinh trưởng của bắp rất rõ. Đây là cơ sở để tăng năng suất cây trồng.
Bảng 48. Năng suất bắp xen xoài ở đất phù sa (ruộng ông Ân)
Năng suất bắp hạt Phân bón
(kg/ha) tạ/ha % HI
1. ĐC (80N, 40P, 30K/ha) 43,33 100 0,32 2. 80N, 40P, 30K, 500 vôi + 1000 PC 51,20 118,2 0,35 3.150N, 80P, 90K, 500 vôi + 1000 PC 54,36 125,5 0,36 4. 200N, 120P, 120K, 5000 vôi, 1000 PC 55,17 127,3 0,36
LSD 0,05 1,520
Thí nghiệm này thực hiện năm 2005, có trở ngại rất lớn cho vụ bắp xuân này là vào thời kỳ tung phấn, ong từ các nơi về với mật độ quá cao. Mật độ ong quá đông này đã không thuận lợi cho quá trình thụ phấn mà ngược lại đã cản trở sự thụ phấn của bắp, làm giảm năng suất đáng kể.
Kết quả thí nghiệm có thể thu hoạch 4,3 tấn/ha đến 5,5 tấn/ha/vụ. Đối chứng của nông dân chỉ bón phân hỗn hợp NPK (20 : 20 : 15), năng suất thu được 4,3 tấn/ha, với hệ số thu hoạch (HI) của bắp là 0,32.
Các nghiệm thức bón phân theo thực nghiệm tăng năng suất 18 - 27,3% so với đối chứng. Năng suất thu được từ 5,12 đến 5,51 tấn/ha. So sánh công thức 1 với 2 cho thấy vai trò của phân chuồng và vôi. Lượng bón và dạng phân bón như nghiệm thức 1, nhưng có bổ sung phân chuồng và vôi, năng suất bắp tăng lên 18,2%. Khi đầu tư thêm N, P vào với mức cao:150 N, 80 P2O5, 90 K2O kg/ha kết hợp vôi và phân chuồng, năng suất tăng lên 25,5% so với đối chứng. Khi tăng phân vô cơ lên cao hơn tới mức 200 N, 120 P2O5, 120 K2O kg/ha thì hiệu quả không cao, chỉ tăng lên 2% so với nghiệm thức 3. Như vậy đối với đất này, không nên tăng cao hơn lượng phân đã bón ở nghiệm thức 3.
* Tác dụng của phân bón đối với bắp trong cơ cấu bắp - bắp trên đất phù sa
Đất thí nghiệm ở ruộng ông Nguyễn Trung Thực có phản ứng chua đến chua nhẹ, đạm tổng số nghèo, lân và kali dễ tiêu khá (Bảng 49).
Thực nghiệm với các nghiệm thức như sau:
NT1: 20 kg NPK, 15 kg urê/sào (ND - đối chứng) (109N, 40P2O5, 30K2O/ha)
NT2: 20 kg NPK, 10 kg urê, 50 kg vôi, 1 tấn PC/sào (86N, 40P2O5, 30K2O, 500 kgvôi, 10 tấn PC/ha)
NT3: 35 kg urê, 50 kg supe, 15 kg KCl, 50 kg vôi, 1 tấn PC/sào (150N, 80P2O5, 90K2O, 50 kg vôi, 10 tấn PC/ha) NT4: 44 kg urê, 75 kg supe, 20 kg KCl, 50 kg KCl, 1 tấn PC/sào (200N, 120P2O5, 120K2O, 50 kg vôi, 10 tấn PC/ha)
Trong điều kiện tưới, năng suất ở phương thức bón theo nông dân cho năng suất bắp hạt 5,916 tấn/ha, thân lá thu được 5,448 tấn/ha. Nghiệm thức 2 bón bổ sung 500 kg vôi và 1 tấn phân chuồng/ha, năng suất thu được 7,142 tấn/ha bắp hạt (tăng 20,7%) và 5,926 tấn thân lá/ha (tăng 8,8%).
Bảng 49. Một số tính chất đất trong cơ cấu bắp-bắp (ruộng ông Nguyễn Trung Thực)
Độ sâu (cm) Chỉ tiêu
0-20 20-40 pHKCl (1:5)
pHH2O (1:5) N tổng số, (%) P2O5 tổng số, (%) K2O tổng số, (%)
Lân dễ tiêu, (mg P2O5 /100gđ) Kali dễ tiêu, (mg K2O/100gđ)
5,16 5,79 0,078 0,109 0,051 21,02 17,33
5,20 5,44 0,107 0,107 0,237 14,48
-
Khi bón theo kỹ thuật của nông dân, bắp chỉ được bón urê và NPK, như vậy mới chỉ quan tâm nhiều đến đạm, còn lân và kali chưa chú ý nhiều. Đất chua, nhưng không được bón vôi, nghèo hữu cơ cũng không được bón
phân chuồng để cải thiện chất hữu cơ cho đất. Do vậy, cây sinh trưởng kém so với các nghiệm thức bón phân cân đối.
Các nghiệm thức được bón cân đối NPK, bổ sung vôi và phân chuồng đã tăng trưởng chiều cao cây đáng kể. Khi bón phân chiều cao cây bắp lúc thu hoạch từ 165 cm tăng lên 175 cm, tăng 1,2 - 6,1% so với đối chứng (Đồ thị 9).
Kết quả tăng năng suất có ý nghĩa thống kê ở mức 95%, so với đối chứng (Bảng 50). Các nghiệm thức 3 và 4 năng suất bắp hạt tăng 30 - 32%, năng suất thân lá tăng 4 - 7,4%
so với đối chứng.
160 165 170 175
1 2 3 4
Chiều cao cây ngô lúc thu hoạch
Cao c©y, (cm)
Đồ thị 9. Chiều cao cây bắp dưới tác động của phân bón
Bảng 50. Năng suất bắp trên cơ cấu bắp - bắp (ruộng ông Nguyễn Trung Thực)
N.suất bắp hạt N.suất thân lá Nghiệm thức
kg/ha % kg/ha % HI
NT1 5916 100 5448 100 0,52
NT2 7142 120,7 5928 108,8 0,55 NT3 7716 130,4 5852 107,4 0,57 NT4 7820 132,2 5664 104,0 0,58
LSD 0,05 308,7 371,9
Như vậy, trong điều kiện thí nghiệm này, lượng bón quá cao (nghiệm thức 4), năng suất chững lại, không tăng lên. Như vậy đối với đất này chỉ nên bón mức 86 N, 40 P2O5, 30 K2O, 500 kg vôi, 10 tấn phân chuồng/ha (NT2) hoặc 150 N, 80 P2O5, 90 K2O, 50 kg vôi, 10 tấn phân chuồng/ha (NT3) cho bắp.