Phần 5. Quản lý đất để sản xuất bền vững
5.3. Bón phân hợp lý tăng năng suất cây trồng
5.3.1. Hiệu quả của phân bón đối với cây đậu đỗ
5.3.1.1. Hiệu lực của phân bón đối với đậu phộng
* Tác động của phân bón đối với năng suất đậu phộng xen Thực nghiệm 1: Nghiên cứu về tác đụng của phân hữu cơ, vôi và phân khoáng đối với đậu phộng trồng xen điều, đã tiến hành tại ruộng nhà ông Huệ, xã Lương Sơn. Vị trí địa lý có tọa độ 11o 11’ 842’’ vĩ độ bắc và 108o20’330’’
kinh độ đông. Các thực nghiệm có lượng bón cho 1 sào (1.000 m2)như sau:
1. KT ND (20 kg NPK 20 : 20 : 15 + 5 kg urê)
2. NT1: 20 kg NPK + 5 kg urê + 50 kg vôi + 1.000 kg PC 3. NT2: 10 kg urê + 56 kg lân supe + 15 kg KCl + 50 kg vôi + 1.000 kg PC (45 N + 90 P2O5 + 90 K2O/ha) 4. NT3: 13 kg urê + 75 kg lân supe + 20 kg KCl + 50 kg vôi + 1.000 PC (60 N + 120 P2O5 + 120 K2O/ha)
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
Bảng 35. Tính chất đất thí nghiệm đậu phộng xen điều
pH (1:5) N P205 K20 P205 K20 Độ sâu
(cm) KCl % mg/100gđ
0 - 20 20 - 40
4,26 4,46
0,084 0,045
0,037 0,017
0,039 0,356
11,78 12,39
5,28 3,01
Đất thí nghiệm là vườn điều trên 20 năm tuổi, cây điều sinh trưởng khá tốt, nhưng năng suất điều thấp. Đất thuộc nhóm đất cát trắng, có tính chất hóa học ở bảng 35.
Đất chua nhiều, rất nghèo đạm, lân và kali tổng số.
Hàm lượng lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu nghèo.
Kết quả thí nghiệm trình diễn do nông dân thực hiện đối với cây đậu phộng xen điều trên đất cát trắng ở nhà ông Huệ được trình bày ở bảng 36.
Bón phân theo kinh nghiệm nông dân (NT1), đậu phộng được bón lượng phân tương đương 63 kg N, 40 kg P2O5
và 30 kg K2O/ha, không bón vôi và phân chuồng. Kết quả năng suất đậu phộng quả thu được 26,42 tạ/ha (thu thuần), hay 13,2 tạ/ha (quy xen).
Bảng 36. Năng suất đậu phộng quả xen điều trên đất cát trắng
Năng suất
trồng thuần Hệ số
thu hoạch Năng suất quy trồng xen Nghiệm
thức
(tạ/ha) % (tạ/ha) %
NT1 26,42 100 0,50 13,21 100
NT2 27,35 103,5 0,49 13,68 103,5
NT3 38,52 145,8 0,52 19,26 145,8
NT4 27,64 104,6 0,48 13,82 104,6
LSD 0,05 1,072
Với mức bón các phân khoáng (N, P, K) như nông dân, thêm 5 tạ vôi bột và 1 tấn phân chuồng/ha (NT2) kết
quả năng suất thu được 27,35 tạ/ha đậu phộng quả trên diện tích thuần, quy ra xen được 13,8 tạ/ha. Như vậy bón phân chuồng và vôi kết hợp đã tăng năng suất đậu phộng quả lên 3,5%. Cả hai phương thức bón này vẫn chưa đảm bảo tính cân đối giữa N, P và K, nên hiệu quả chưa cao. Ở mức bón của nông dân, đối với cây họ đậu thì lượng N bón quá cao, lân và kali thấp, nên điều chỉnh, giảm N và tăng kali, lân lên để cân đối hơn.
Bón cân đối lại NPK (45 N, 90 P2O5, 90 K2O/ha) kết hợp bón phân chuồng và vôi, năng suất đậu phộng quả thu được 38,52 tạ/ha (thuần), 19,26 tạ/ha (quy xen), tăng so với nghiệm thức 1 là 45,8%, cho thấy vai trò của việc cân đối NPK, kết hợp với phân chuồng và bón vôi cho đậu phộng.
0 10 20 30 40
1 2 3 4
1- ĐC; 2- DC + Vôi + PC; -3 NPK + V i + PC 4 NPK cao ô ; - Năng suất lạc xen điều
Đồ thị 6. Năng suất đậu phộng dưới ảnh hưởng của phân bón
Tăng lượng phân khoáng lên 60 N, 120 P2O5, 120 K2O/ha, năng suất đậu phộng chỉ thu được 27,64 tạ/ha đậu phộng quả (thuần), 13,82 tạ/ha (quy xen), tăng 4,6% so với đối chứng, nhưng giảm so với nghiệm thức 3. Như vậy, bón cân đối ở liều lượng vừa phải (NT3) sẽ tiết kiệm được phân bón và cho năng suất cao hơn cả.
Như vậy, trong điều kiện đất cát, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đất rất kém, nếu bón quá cao phân vô cơ sẽ hạn chế hiệu quả kinh tế, thậm chí có thể gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm, nhất là đối với đạm.
* Hiệu quả kinh tế của bón phân cho đậu phộng xen điều Bảng 37. Hiệu quả kinh tế của bón phân
cho đậu phộng xen điều (triệu đ/ha)
Khoản mục NT1 NT2 NT3 NT4
Tổng chi (C ) 8,64 11,89 12,92 13,67
Tổng thu (B) 5,94 6,15 8,67 7,46
Tỷ số B/C 0,7 1,4 1,8 1,2
So sánh (Ti-T1) 0 0,21 2,72 1,52
Kết quả phân tích hiệu quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng 37 cho thấy bón theo nông dân, chi phí là 8,64 triệu đồng/ha. Bón theo phương thức thí nghiệm, chi phí là 11,89 - 13,67 triệu/ha. Kết quả thu được 5,94 triệu/ha ở nghiệm thức 1; 6,15 triệu/ha ở NT2; 8,67 triệu/ha ở NT3 và 7,46 triệu/ha ở NT4.
So sánh với kỹ thuật nông dân, thì bón phân cân đối, kết hợp vôi và phân chuồng có thể tăng thu nhập lên 0,21 - 2,72 triệu/ha/vụ và vượt đối chứng 3,5 - 45,8%. Lãi cao nhất là nghiệm thức 3. Tỷ lệ hoàn vốn (B/C) ở đối chứng là 0,7 trong khi đó các công thức bón nâng cao đạt 1,2 - 1,8.
Bón cân đối NPK ở mức 45 N, 90 P2O5, 90 K2O/ha, kết hợp vôi và phân chuồng (NT3) cho khả năng hoàn vốn nhiều nhất (1,8). Nếu bón NPK với mức cao hơn (NT4) thì lãi và hệ số hoàn vốn giảm xuống, kém hiệu quả kinh tế.
* Hiệu lực của phân bón đối với đậu phộng trên đất cát chuyên màu
Bảng 38. Lượng phân bón trong mô hình ở Hòa Thắng, đậu phộng vụ Thu, năm 2001
Lượng bón (kg/ha) Công thức
PC N P2O5 K2O Vôi
1. KT Nông dân 2. NPK + vôi 3. NPK + PC + vôi
0 0 5000
18,4 36,8 36,8
12,8 75,2 75,2
0 60 60
0 500 500
Kết quả điều tra đất cho thấy đất chua, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng dễ tiêu, cây trồng chủ yếu là đậu phộng, nông dân không sử dụng vôi và phân chuồng bón ruộng, lân cũng không được chú ý đúng mức. Để giúp cho nông dân nhận biết được vai trò phân chuồng, vôi đối với đồng đất ở đây, mô hình trình diễn được hướng dẫn để nông dân tự họ thực hiện và đánh giá. Thông qua việc thực hiện mô
hình, nông dân nhận thức được cả tác dụng của mỗi loại phân, đồng thời hiểu cách làm và đánh giá để tự họ phát triển về sau. Mô hình được thực hiện bởi chính nông dân, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của cán bộ Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Bắc Bình.
Kết quả mô hình thu được ở bảng 38. Nông dân chỉ sử dụng phân hỗn hợp NPK và urê bón cho đậu phộng, với lượng quy đổi như công thức 1. So với đối chứng, cây đậu phộng sinh trưởng tốt hơn ở các công thức thực nghiệm. Các chỉ tiêu như số cành/cây, số quả/cây và quả chắc/cây đều tăng lên (Bảng 39).
Bảng 39. Yếu tố cấu thành năng suất đậu phộng (TB của 10 hộ)
Công thức Số cành/cây Quả/cây Số quả chắc/cây 1. KT Nông dân
2. NPK + vôi 3. NPK + PC + vôi
19 22 25
30 50 74
18 38 59
LSD 0,05 1,76 12,90 12,71
Số cành/cây tăng lên từ 15,8 đến 31,6%; số quả/cây tăng 66,7 - 146,7% và số quả chắc/cây tăng 111 - 228% so đối chứng. Nghiệm thức 2 cho thấy vai trò của vôi, nghiệm thức 3 nói lên vai trò của phân chuồng kết hợp với vôi. So sánh nghiệm thức 2 với nghiệm thức 3 cho thấy tác dụng của phân chuồng.
Bảng 40. Năng suất đậu phộng trong thực nghiệm (Bình quân 10 hộ)
Thân lá Quả
Phân bón
t/ha % t/ha %
1. KT Nông dân 2. NPK + vôi 3. NPK + vôi + PC
2,48 3,85 5,49
100 155 222
0,83 1,37 2,07
100 166 249
LSD 0,05 0,78 0,31
Bảng 40 trình bày kết quả sau khi thu hoạch đậu phộng. Trên đất cát khô hạn ở Hòa Thắng, bón vôi hay kết hợp vôi với phân chuồng đã làm tăng năng suất có ý nghĩa thống kê. Bón vôi tăng sinh khối (năng suất thân lá) từ 2,48 tấn/ha lên 3,85 tấn/ha (tăng 55%). Năng suất đậu phộng qủa tăng từ 0,83 tấn/ha lên 1,37 tấn/ha (66%). Khi bón kết hợp phân chuồng với vôi tăng năng suất thân lá đậu phộng lên 5,49 tấn/ha (vượt 122% so với đối chứng và 66% so với bón vôi). Năng suất đậu phộng quả lên đến 2,07 tấn/ha (tăng 149% so với đối chứng và 83% so với bón vôi nhưng không bón phân chuồng).
* Kết quả mô hình mở rộng đậu phộng Xuân, 2002 ở Hòa Thắng Mô hình đã mở rộng trong 21 hộ, ruộng mỗi hộ được chia ra 1 ô nhỏ bón theo kinh nghiệm của gia đình, phần lớn còn lại bón theo thực nghiệm. Lượng phân bón theo kinh nghiệm và thực nghiệm được tổng kết ở bảng 41. Từ lượng bón trên, tính ra lượng dinh dưỡng đã bón cho đậu
phộng vụ xuân ở mô hình bình quân là 81 N, 86 P2O5, 98 K2O kg/ha và 71 N, 63 P2O5, 75 K2O kg/ha ở mức của nông dân. Bên cạnh phân vô cơ, lượng phân chuồng ở mức bón thực nghiệm được thực nghiệm cao gấp đôi mức đầu tư của nông dân. Thực ra nông dân ở đây cũng đã học tập kinh nghiệm từ mô hình năm trước. Trước đây nông dân ở vùng này đã không dùng phân chuồng cho cây đậu phộng.
Ngoài phân chuồng, còn thực nghiệm sử dụng vôi với lượng bình quân 267 kg/ha/vụ, một lượng rất khiêm tốn.
Bảng 41. Mức bón ở mô hình trình diễn về bón phân cho đậu phộng trên đất cát ở Hòa Thắng (21 hộ, 31 ha, năm 2002)
Lượng phân bón, (kg/ha)
Mức Urê Lân Kali Vôi PC NPK
Bón theo thực nghiệm (TN)
Trung bình 97 309 117 267 3667 185
Thấp 20 100 20 100 1500 60
Cao 300 500 300 500 7000 400
Bón theo nông dân (ĐC)
Trung bình 95 221 90 0 1714 138
Thấp 40 100 30 0 500 50
Cao 200 400 200 0 2500 300
Kết quả mô hình thu được ở bảng 42. Năng suất đậu phộng thu được từ 90 đến 200 kg đậu phộng quả/sào (1 sào = 1.000 m2) ở mức bón theo nông dân và 120 - 350 kg/sào ở mức bón theo thực nghiệm. Bón theo mô
hình thực nghiệm đã tăng năng suất so với đối chứng từ 30 - 150 kg đậu phộng/sào (tăng 57-75%).
Bảng 42. Kết quả năng suất đậu phộng ở mô hình (21 hộ, 31 ha)
Nghiệm thức Tăng
Mức đạt
ĐC TN kg/sào %
Cao Thấp Trung bình
200 90 125,6
350 120 187,7
150 30 62,1
57 75 67 Ghi chú: ĐC: đối chứng, TN: bón theo thực nghiệm.
* Vai trò của phân bón và giống đậu phộng mới trên đất cát đỏ khô hạn
Bắc Bình là vùng khô hạn, ngoài việc áp dụng chế độ phân bón hợp lý để góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất, việc lựa chọn giống chịu hạn cũng hết sức quan trọng đối với địa phương.
Vụ Mùa năm 2002, dự án đã áp dụng thử nghiệm giống đậu phộng chịu hạn MD7, đưa vào địa phương. Thử nghiệm đã tiến hành trên 1,2 ha ở 3 hộ nông dân nhằm so sánh giống MD7 với giống địa phương.
Về kỹ thuật bón phân, nông dân đã bón cho đậu phộng trên đất cát đỏ khô hạn 12,5 - 18 kg NPK (20 : 20 : 15) và 20 - 25 kg urê/sào. Tương ứng là 114,4 kg N/ha, 44,7 kg P2O5/ha và 30 kg K2O/ha. Theo thực nghiệm, lượng phân đạm được điều chỉnh, giảm bớt xuống còn 8 kg urê/sào,
bổ sung 12 kg lân/sào, 5 kg KCl/sào, 500 kg phân chuồng/sào và 50 kg vôi/sào. Tương ứng là 36,8 kg N/ha, 19,2 kg P2O5/ha và 30 kg K2O/ha, kết hợp với phân chuồng và vôi. Tức là giảm tiền mua đạm để mua thêm phân lân, phân chuồng và vôi để bón cho cây. Như vậy sẽ cân đối hơn NPK và có phân hữu cơ cải thiện mùn đất, vôi cải thiện độ chua của đất. Mặt khác canxi của vôi cũng rất cần thiết cho đậu phộng. Tục ngữ phía Bắc có câu “không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”.
Ảnh 14. Thăm và đánh giá mô hình ở Hòa Thắng
Mức phân bón bình quân của 3 hộ (kg/ha):
CT N P2O5 K2O PC Vôi
ND 114,4 44,7 33,5 0 0
TN 36,8 19,2 30 5,000 500
Kết quả được nông dân thu hoạch và đánh giá ở bảng 43. Bón phân theo thực nghiệm, số cây sống cho đến thời kỳ thu hoạch, số cành/cây cao hơn so với mức bón của nông dân ở cả 2 giống đậu phộng. Năng suất đậu phộng quả tăng lên 130,8% ở giống MD7 và 115,7% ở giống địa phương. Tính bình quân năng suất của cả 2 phương thức cho mỗi giống, có kết quả là 438,5 kg đậu phộng quả/sào, 220 kg đậu phộng nhân/sào (giống MD7) và 268,5 kg đậu phộng quả/sào (giống địa phương).
Năng suất lạc nhân bình quân 220 kg/sào (giống MD7) và 134,5 kg đậu phộng nhân/sào (giống địa phương).
Bảng 43. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu phộng trên đất cát đỏ
Năng suất (kg/sào) Giống
đậu phộng Phân
bón Cây
sống/m2 Cặp
cành/cây Đậu quả Đậu nhân
MD7 TN 9,0 7,0 497 250
ND 6,7 5,7 380 190
TN so với ND % 134,3 122,8 130,8 131,6 Địa phương TN 12,0 7,7 288 144
ND 9,3 5,0 249 125
TN so với ND % 129,0 154,0 115,7 115,2
Ảnh 15. Thu hoạch và đánh giá kết quả mô hình tại ruộng
Ảnh 16. Tác dụng của phân bón và vôi đến sự tạo quả Trái: bón PC, vôi, lân; Giữa: 0 PC, 0 vôi; Phải: bón PC, lân, 0 vôi.
Đối với giống địa phương, bón theo thực nghiệm tăng năng suất 115%.
Như vậy trong vụ mùa giống đậu phộng MD7 cho năng suất cao hơn giống địa phương là 170 kg đậu phộng quả/sào và 85,5 kg đậu phộng nhân/sào. Thực tế giống đậu phộng chịu hạn MD7 đã được phổ biến để áp dụng ở đây trong 2 năm 2002 - 2003. Năm 2004, thì diện tích trồng đậu phộng giống MD7 bị giảm xuống và hiện nay hầu như không được áp dụng. Phỏng vấn nông dân cho biết rằng đậu phộng MD7 năng suất cao nhưng tỷ lệ dầu thấp hơn giống đậu phộng địa phương, vỏ cứng, bóc hay bị vỡ nên rất khó bán đậu nhân ở thị trường. Điều này khẳng định rằng, ngoài việc áp dụng kỹ thuật thâm canh, chọn giống cây chịu hạn, thích hợp với điều kiện khí hậu, thì yêu cầu thị trường cũng rất quan trọng.