Đất phù sa nhiễm mặn trồng lúa

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 27 - 30)

Phần 2. Các loại đất chính ở huyện Bắc Bình

2.2. Tính chất của một số loại đất chính

2.2.2. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

2.2.2.3. Đất phù sa nhiễm mặn trồng lúa

Các điểm điều tra trên vùng trồng lúa tập trung của xã Phan Hòa, đó là xứ đồng Ma Tá 1 và Ma Tá 2. Đa số

diện tích trồng lúa của xã là đất phù sa được bồi bởi phù sa sông Lũy và chịu ảnh hưởng của sự bồi tụ từ các dãy núi xung quanh. Đặc điểm vùng này là đất thấp, có thể

gieo trồng lúa từ 1 đến 2 vụ ở những ruộng có nước tưới hoặc thấp đọng nước.

Khảo sát trên sườn cỏ bờ máng dẫn nước tiêu của cánh đồng Ma Tá 1, Phan Hòa, hiện tại nước còn rất ít, song có rất nhiều muối bốc lên và kết tinh lại trên mép nước hai bên bờ máng có màu trắng xóa. Số liệu phân tích cũng cho thấy tổng số muối tan rất cao ở mức mặn đến rất mặn, chứng tỏ ở đây có sự tích lũy muối gây mặn cho đất. Nó có thể gây hại cho cây trồng nếu lượng muối theo nước vào ruộng lúa hay theo nước ngầm bốc lên theo các mao quản đất trong mùa khô, tích đọng trên bề mặt đất. Đất có

phản ứng chua, mùn và các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (đạm, lân, kali) đều ở mức nghèo đến rất nghèo.

Cánh đồng này chứa đựng nguy cơ nhiễm mặn cao, do nguồn nước ngầm nhiễm mặn, hệ thống tiêu nước không đảm bảo.

Bảng 15. Tính chất hóa học đất phù sa (ruộng 1 lúa), đồng Ma Tá, xã Phan Hòa (PH2)

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0-15 15-60 60-120

.pHKCl , (1/5) Tổng muối tan, (%) Tổng số Cl-, (%) Hữu cơ tổng số, (%OC) N tổng số, (%)

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) K2O dễ tiêu, (mg/100gđ) Al3+ trao đổi, (lđl/100gđ) Độ chua trao đổi, (lđl/100gđ)

3,34 0,95 0,056

0,97 0,08 4,70 12,5 0,84 1,06

3,41 0,54 0,061

0,42 0,06 1,63 11,25

2,27 2,72

3,42 0,45 0,070

0,42 0,06 1,79 10,00

2,67 3,06

Bảng 15, thành phần hóa học đất của các phẫu diện PH2, lấy ở Ma Tá 1, đất bỏ hóa, khô hạn, không có nước tưới và đang chờ canh tác lúa hè thu. Phản ứng của đất ở cả 3 tầng là rất chua, đó là kết quả của đất bị ngập nước lâu ngày, quá trình glây chiếm ưu thế, nhiều phản ứng hóa học diễn ra trong môi trường khử giải phóng ra nhiều gốc H+ gây chua cho đất. Chất hữu cơ, đạm tổng số và lân dễ tiêu

trong đất rất nghèo và thiếu trầm trọng cho sự phát triển của cây trồng, chỉ có kali dễ tiêu là trung bình.

Tổng số muối tan tầng mặt ở mức mặn, xuống sâu thì hàm lượng muối tan giảm. Điều này cũng dễ hiểu vì với hiện trạng đất mặt rất khô, mực nước ngầm rất nông (ở độ sâu chưa tới 1 mét) thì quá trình bốc hơi bề mặt tăng, nước ngầm sẽ di chuyển lên mặt đất theo các ống mao quản của đất mang theo các hợp chất muối. Trong vụ sản xuất nếu gặp hạn thì nồng độ muối sẽ tăng cao gây ức chế quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây trồng. Mặt khác, nồng độ muối cao làm cho nước thẩm thấu ngược từ các mô tế bào rễ lúa ra ngoài, lúa trở nên hạn hơn và có thể bị chết.

Bảng 16. Tính chất hóa học đất phù sa (ruộng 2 lúa) đồng Ma Tá, xã Phan Hòa (PH7)

Độ sâu, cm Chỉ tiêu

0 - 15 15 - 30 > 60 pHKCl,(1/5)

Tổng muối tan, (%) Tổng số Cl-, (%) Hữu cơ tổng số, (%OC) N tổng số, (%)

P2O5 dễ tiêu, (mg/100gđ) K2O dễ tiêu, (mg/100gđ) Al3+ trao đổi, (lđl/100gđ) Độ chua trao đổi,(lđl/100gđ)

4,38 0,44 0,009

3,26 0,13 3,62 6,25 0,08 0,17

4,19 0,48 0,013

0,58 0,04 1,81 8,75 0,21 0,26

4,70 1,45 0,024

0,58 0,05 1,72 12,5 0,26 0,13

Tuy nhiên đất vùng Ma Tá ở Phan Hòa này rất khác nhau về tính chất tùy thuộc vào điều kiện địa hình. Phẫu diện PH7 (Bảng 16) được lấy trên ruộng lúa vụ đông xuân đang trong thời kỳ đứng cái. Địa hình thấp, đọng nước, đất tại đây là đất phù sa có ảnh hưởng dốc tụ do sản phẩm rửa trôi các chất từ dãy đồi cát bên cạnh.

Do địa hình trũng, thoát nước kém, bí và hầu hết xảy ra quá trình glây (sự khử) mạnh, đất có phản ứng rất chua.

Cũng do chứa các chất rửa trôi từ trên xuống mà hàm lượng chất hữu cơ trên tầng canh tác rất cao (> 3%OC), đạm tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo. Hàm lượng kali dễ tiêu ở mức nghèo ở tầng mặt, xuống dưới có khá hơn, nhưng cũng cần phải bổ sung nhiều. Tuy nhiên, điều kiện ruộng lúa ngập nước, hiện tượng bốc hơi rất hạn chế, nên hàm lượng muối tan bề mặt thấp hơn tầng sâu và so với phẫu diện PH2.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm nữa là nguồn nước tưới. Qua kiểm tra hai mẫu nước gần Ủy ban xã Phan Hòa (giếng khơi và giếng khoan) thì cả hai mẫu đều có tổng số muối tan vượt quá ngưỡng cho phép về độ mặn đối với nước dùng cho nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 725-2002 (> 0,7 g/lít với nước giếng khơi và 0,5 g/lít với nước giếng khoan). Vì thế, một số cánh đồng dùng nước này để tưới cho lúa và hoa màu cũng bị ảnh hưởng nhiễm mặn bề mặt.

Một phần của tài liệu Đất và quản lý đất để sản xuất bền vững ở Bắc Bình, Bình Thuận (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)