Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than uông bí (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2. Cơ sở lý thuyết về quản lý tài chính của doanh nghiệp

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, đó là căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhận tố đó, từ đó tìm ra được các biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

a/ Nhóm nhân tố chủ quan

Tính chất sở hữu của doanh nghiệp

Nếu phân loại theo tính chất sở hữu, có 2 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Cả hai loại hình doanh nghiệp này đều phải xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng.

Về nguyên tắc, chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp sẽ quyết định toàn bộ mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần, thì Nhà nước sẽ quyết định và xác định cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý tài chính nói riêng. Căn cứ vào hệ thống các văn bản pháp luật Nhà nước quy định, các công cụ, hình thức, biện pháp quản lý, huy động và điều hòa vốn được áp dụng. Quy định, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành và chức danh quản lý trong nội bộ doanh nghiệp quyết định việc quản lý, tạo lập và sử dụng vốn của Nhà nước.

Đối với doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, như công ty TNHH, quyền quyết định và xác lập cơ chế quản lý, huy động và điều hòa vốn thuộc về các thành viên sáng lập công ty. Công ty cổ phần quyền quyết định thuộc về các cổ đông trong công ty. Doanh nghiệp tư nhân thì quyền quyết định thuộc về chủ doanh nghiệp….

Quy mô, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Mô hình tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp phụ thuộc vào các mối quan hệ, liên kết về sở hữu, công nghệ, thông tin, thị trường, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các yêu cầu của công tác quản lý. Cơ chế quản lý tài chính của doanh nghiệp trước hết phải phù hợp với mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của doanh nghiệp đó. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp thường đi liền với hệ thống quản lý gồm nhiều tầng, nấc với trách nhiệm quản lý khác nhau, tác động lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có ít nhất hai tầng, nấc quản lý, gồm tầng nấc quản lý của công ty được coi là trụ cột hoặc điều hành và tầng nấc quản lý các công ty thành viên. Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp phải phân chia hợp lý với vai trò, trách nhiệm, lợi ích giữa các tầng nấc quản lý, đặc biệt giữa công ty và các đơn vị thành viên, để đảm bảo cho sự thành công trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quy mô, cơ cấu tổ chức càng lớn thì việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp càng phức tạp. Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì sản xuất càng hiệu quả. Khi quản lý sản xuất được quản lý quy củ thì sẽ tiết kiệm được chi phí và thu lợi nhuận cao. Mà công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống kế toán tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đứng đắn.

Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất

Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của nhà lãnh đạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý kết hợp tối

ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.

Trình độ tay nghề của người lao động: nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc sẽ tốt hơn, khai thác được tối đa năng suất lao động, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Điều chắc chắn làm tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định. Sẽ giúp cho các nhà quản lý quản trị tình hình tài chính được dễ dàng, hiệu quả hơn.

Chiến lược phát triển, đầu tư của doanh nghiệp

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều đặt ra cho mình một kế hoạch để phát triển thông qua các chiến lược. Để tình hình tài chính của doanh nghiệp được phát triển ổn định thì các chiến lược kinh doanh phải đúng hướng, phải cân nhắc thiệt hơn vì các chiến lược này có thể làm biến động lớn vốn của doanh nghiệp. Thông qua các chiến lược đó các nhà quản trị sẽ chủ động hơn trong công tác quản lý tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.

b/ Nhóm các nhân tố khách quan

Chính sách quản lý của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản.

Trong nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước cấp vốn và hoạt động theo những mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. Nền kinh tế này, không sử dụng các công cụ huy động vốn như cổ phiếu, trái phiếu, thương phiếu… Vậy trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chỉ sử dụng duy nhất một kênh huy động vốn là Nhà nước cấp phát cho doanh nghiệp. Nên cơ chế quản lý tài chính dễ dàng hơn, hoạt động theo yêu cầu của nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau nên cơ chế tài chính đã thay đổi. Doanh nghiệp không còn được sự bao cấp của Nhà nước, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn thông qua nhiều kênh khác nhau rất phong phú. Nên chính sách quản lý cũng thay đổi theo từng cơ chế mục tiêu.

Chính sách quản lý của Nhà nước và các cơ quan chủ quản có thể thông qua chính sách thuế, đó là công cụ điều tiết nền kinh tế rất quan trọng của Nhà nước. Khi doanh nghiệp biết vận dụng linh hoạt thì sẽ tận dụng tác động tích cực của thuế trong việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ, do tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí nợ sẽ điều chỉnh thành chi phí nợ sau thuế, doanh nghiệp sẽ được hưởng phần tiết kiệm nhờ thuế. Chính sách thuế tác động trực tiếp đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, tiết kiệm thuế do việc sử dụng nợ của doanh nghiệp sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính

Ngoài chính sách về thuế, các chính sách về lãi suất, hạn mức vay, điều kiện phát hành trái phiếu… cũng ảnh hưởng lớn đến cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp.

Trạng thái của nền kinh tế

Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu của đầu tư. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ ưu thích xây dựng một cơ chế huy động vốn nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính..

Ngược lại, nền kinh tế đang trong trạng thái suy thoái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư. Doanh nghiệp lại xây dựng một cơ chế quản lý vốn sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn. Vì trong điều kiện nền kinh tế suy thoái các biến só kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái…cũng biến động mạnh, nên việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ vốn chủ sở hữu sẽ hạn chế được rủi ro tài chính. Vậy tùy theo trạng thái của nền kinh tế mà các doanh nghiệp sẽ xây dựng các chính sách quản trị tài chính thích hợp.

Sự phát triển của thị trường tài chính

Sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường vốn quyết định việc lựa chọn kênh tạo lập vốn kinh doanh ban đầu, cũng như các kênh huy động thêm vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Sự phát triển của thị trường tài chính tạo ra cơ chế cạnh tranh về lãi suất tín dụng và chất lượng dịch vụ trong hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được các nguồn với chi phí vốn ở mức thấp và được hưởng dịch vụ tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao.

Thị trường tài chính phát triển thì càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn một cách nhanh chóng có hiệu quả. Ngược lại, trong điều kiện thị trường chưa phát triển sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Chính vì vậy thị trường tài chính có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý tài chính tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại than uông bí (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)