CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
3.2. Biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính của công ty CP sản xuất và thương mại Than Uông Bí
3.2.2. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Công ty hiện nay chủ yếu là các kỹ sư, các thợ bậc cao, có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm trong khai thác và sản xuất. Công ty nên có lộ trình đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên. Công ty nên căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và lực lượng lao động hiện có, việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải do cán bộ ở từng bộ phận đảm nhiệm sau khi đã thăm dò ý kiến của người lao động. Công ty cổ phần SX & TM than Uông Bí phải tiến hành in mẫu xác định nhu cầu đào tạo thống nhất trong toàn Công ty và đưa cho từng cá nhân điền và nắm bắt thông tin.
Sau khi xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo, cán bộ Phòng Tổ chức - Hành chính cần soạn thảo lịch học cụ thể trong đó ghi rõ: Đối tượng học, thời gian học, nội dung khóa đào tạo, số tiết học, địa điểm học, giáo viên giảng dạy… và liên hệ với các Viện nghiên cứu, Trung tâm đào tạo, và các Trường đào tạo nghề để tiến hành hợp tác đào tạo.
- Đối tượng đào tạo: Là lao động biên chế của Công ty, ưu tiên cán bộ trẻ, có khả năng tiếp thu kiến thức, tâm huyết, gắn bó với Công ty.
- Hình thức đào tạo: Chủ yếu là hình thức vừa học vừa làm.
- Giải pháp thực hiện: Công ty rà soát lại lực lượng lao động để phân loại và lên chương trình đào tạo. Lên phương án dự trù nguồn kinh phí phục vụ cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn từ các quỹ như quỹ phúc lợi và đầu tư phát triển của đơn vị, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho người đi đào tạo.
Công bố công khai tiêu chuẩn, lĩnh vực đào tạo và mức hỗ trợ của công ty (có thể hỗ trợ từ 50 ÷ 100% kinh phí tùy theo từng đối tượng và chuyên ngành).
Với những người không nằm trong danh sách được Công ty cử đi học, nhưng nếu cá nhân tự thu xếp đi học nâng cao thì Công ty cần có định hướng về chuyên ngành đào tạo cho phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty và hỗ trợ học phí ở mức hợp lý.
Bảng 3.4. Dự kiến số lượng CBCNV được cử đi đào tạo (2014 ÷ 2018) STT Nội dung đào tạo Số lượng
(người) Chức danh Thời gian
1 Đào tạo nâng cao chất lượng quản lý 40
Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng, đội trưởng
01 khóa học trong giờ hành chính
2 Đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn
50 Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ
01 khóa học trong giờ hành chính
3 Đào tạo nâng cao tay
nghề 170 Công nhân 01 khóa học trong
giờ hành chính
Tổng cộng 260
3.2.3. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của công ty.
Có thể nói quản lý tài chính là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chỉ có những doanh nghiệp với phương thức quản lý chuẩn hóa, hiện đại mới có thể sử dụng tốt các phân tích và quản lý tài chính để phát triển.
Những doanh nghiệp buông lỏng quản lý tài chính và thiếu chuyên gia giỏi thì càng mở rộng quy mô càng dễ đẫn đến sụp đổ như nhiều doanh nghiệp đã vấp phải trong thời gian qua.
Do đó, để nâng cao năng lực quản lý tài chính của công ty CPSX và thương mại Than Uông Bí công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, trước hết ban lãnh đạo Công ty cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính. Việc quản lý tài chính tốt giúp cho tình hình tài chính lành mạnh, có kế hoạch và sức mạnh đối phó với những điều kiện khó khăn trong kinh doanh như cạnh tranh, thay đổi chính sách của nghành, những biến động trên thị trường đầu vào và đầu ra…
Thứ hai: Hiện nay, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị là do phó giám đốc tài chính và Phòng Tài chính Kế toán chưa có phòng chuyên trách để thực hiện các chức năng chuyên môn về phân tích tài chính.
Cho nên bộ máy quản lý tài chính của đơn vị chỉ được dừng ở việc lập kế hoạch và dự trù tài chính trong ngắn hạn còn các hoạt động quản trị tài chính chưa được quan tâm, thực hiện một cách đúng mức. Do đó, đơn vị cần xây dựng riêng phòng chuyên phân tích về tài chính do những nhân viên có chuyên môn về tài chính thực hiện. Công tác quản lý tài chính của công ty nên tập trung vào các hoạt động: Phân tích tài chính; Hoạch định tài chính; Kiểm tra tài chính; Hoạch định các kế hoạch tài trợ và tìm kiếm nguồn tài trợ hấp dẫn;
Tìm kiếm cơ hội đầu tư tiềm năng, đánh giá các cơ hội đầu tư và hoạch định ngân sách đầu tư tối ưu cho từng giai đoạn phát triển.
3.2.4. Biện pháp xây dựng cơ cấu vốn hợp lý
Với cơ cấu vốn của Công ty như đã phân tích ở chương 2 là bất hợp lý:
tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn nên cần cân đối lại. Đồng thời trang thiết bị máy móc của Công ty cần được đầu tư đổi mới trong thời gian tới. Để thực hiện được điều này, Công ty cần huy động một lượng lớn vốn trung và dài hạn. Trong khi đó các chủ nợ thường xem xét hiệu quả kinh doanh và cơ cấu tài chính của Công ty để quyết định có cho vay vốn hay không. Vì vậy, muốn có vốn để đầu tư đổi mới công nghệ trong những năm tới, ngay từ bây giờ Công ty cần phải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn.
Cơ cấu vốn phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ mà Công ty đã lựa chọn, mà như hiện nay, chính sách tài trợ của Công ty thuộc dạng chính sách tài trợ mạo hiểm: Tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho các tài sản ngắn hạn thường xuyên, thậm chí cho cả tài sản dài hạn. Chính sách này rất dễ đẩy Công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Với chính sách tài trợ như vậy, cộng với khoản nợ dài hạn của Công ty thấp hơn so với nợ ngắn hạn, Công ty nên dựa vào đó để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra một cách bình thường. Cụ thể là Công ty cần xác định xem cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào...
để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn làm một trong giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc hơn. Vì vậy, Công ty có thể áp dụng chính sách huy động tập trung nguồn: Tức là Công ty sẽ chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó có nhược điểm là làm cho Công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó.