Đặc điểm chính trong phát triển GD ĐH và những ảnh hưởng đến quản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 28 - 48)

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

I. Các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu

1.3. Đặc điểm chính trong phát triển GD ĐH và những ảnh hưởng đến quản

Bối cảnh chung trong phát triển GD ĐH bước sang thế kỷ 21 như đã trình bày ở mục trên mang tính toàn cầu, tuy nhiên từng quốc gia đều có các chính sách phát triển GD ĐH mang tính đặc thù riêng và chúng có ảnh hưởng nhất

định tới quản lý tài chính. Trong khuôn khổ giới hạn, đề tài lựa chọn giới thiệu các đặc điểm chính trong phát triển GD ĐH của 4 quốc gia có những tác động rõ nét đến quản lý tài chính GD ĐH của họ trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

(i) Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

Từ những thập niên 90 các nhà giáo dục đại học Mĩ đã đưa ra nhận định:

giáo dục đại học (GD ĐH) ở Mỹ, cũng như trên toàn thế giới đang đối mặt với sự khủng hoảng mà những thay đổi nhỏ và những cách thức làm cũ không thể giải quyết được vấn đề. Thử thách của tương lai không phải là việc làm thế nào để sống sót với một vài đồng đô la mà làm thế nào để phát triển thịnh vượng.

Các trường đại học cần tìm kiếm các giải pháp để phục hồi lại niềm tin của công chúng bằng việc giảm giá thành đào tạo, nâng cao chất lượng và sản phẩm.

Mt s đặc đim kinh tế - xã hi

Mỹ là một trong các quốc gia phát triển với nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao nhất thế giới.

Bảng 1: Năng lực cạnh tranh cao của nền kinh tế Mĩ (So sánh với 75 nước khác) Nước Chỉ số cạnh tranh

về mức độ tăng trưởng

Chỉ số cạnh tranh về kĩ thuật

Chỉ số cạnh tranh về thể chế công

Chỉ số cạnh tranh môi trường kinh tế vĩ mô (2001)

The US 1 1 16 2

Nguồn: Peter K. Cornelius, GCR Executive Summary 2002-2003, World Economic Forum

- Thu nhập bình quân đầu người cao: Trình độ chuyên gia: 96,700 USD;

Trình độ tiến sĩ: 79,400 USD; Trình độ cao hoc: 59,500 USD; Trình độ cử nhân: 49,900 USD; trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học: 36,500 USD và chưa tốt nghiệp phổ thông: 21,600 USD.

- Tuy nhiên Mỹ đang đối mặt với một số khó khăn về vấn đề tài chính mà những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp lên đầu tư và nguồn ngân sách của GD ĐH

Theo Dennis Jones (2006), trong báo cáo về tình hình tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của nó đối với tình hình tài chính của GD ĐH đã chỉ ra một số vấn đề sau:

• Đến năm 2013 các trường đại học trong 50 bang vẫn tiếp tục bị hạn chế trong vấn đề ngân sách do ảnh hưởng của sự sụt giảm thuế thu nhập từ chính phủ liên bang.

• Dù các bang có khả năng cân bằng ngân sách thì các bang vẫn chịu sự thiếu hụt tài chính để duy trì các dịch vụ công.

• Kết quả là các trường đại học sẽ cạnh tranh nhiều hơn đối với các nguồn lực hiện có.

• Doanh thu của toàn bộ quốc gia sẽ 5.7% thấp hơn so với yêu cầu để duy trì các dịch vụ hiện nay.

• Thu nhập cá nhân hàng năm tăng 4.5%.

• Các bang và chính phủ địa phương chi để duy trì các dịch vụ thấp hơn so với lượng kinh phí yêu cầu

• Doanh thu thấp dẫn đến việc chính phủ bang cắt giảm các nguồn ngân sách đầu tư cho bang và chính phủ bang.

Các vn đề ca giáo dc đại hc M hin nay

(i) GD ĐH đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra khả năng cạnh tranh cao

cho nước Mỹ một cách toàn diện và cơ bản. Các trường ĐH nghiên cứu đóng vai trò quan trọng đối với vai trò lãnh đạo và vai trò dẫn đầu về phát triển kinh tế của Mỹ16.

(ii) Hệ thống GDĐH mang tính cạnh tranh cao: Các trường đại học cạnh tranh vì sinh viên, vì từng đồng đô la cho nghiên cứu khoa học, cạnh tranh đội ngũ giảng viên và cạnh tranh vì vị thế của nhà trường trên thị trường. Các trường đại học hoạt động càng ngày càng theo qui luật của thị trường hơn là theo qui định của pháp luật. Sự cạnh tranh xảy ra giữa các trường đại học truyền thống và các đối thủ mới như các công ty, các doanh nghiệp đại học và đặc biệt trong khung cảnh cạnh tranh toàn cầu tạo nên những cơ hội mới cũng như những thách thức mới cho các trường đại học và cho xã hội. (Frank Newman and Lara K. Couturier, 2002). Sự cạnh tranh này giúp các trường nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và nâng cao chất lượng đào tạo. Cạnh tranh làm nảy sinh sự sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và trách nhiệm và tất cả những yếu tố này giúp nâng cao chất lượng của nhà trường.

(iii) Hệ thống GD ĐH mang tính phi trung ương hoá cao

Hệ thống giáo dục của đại học Mỹ được xem là mang tính phi trung ương hoá cao. Tính chất phi trung ương hoá của hệ thống GDĐH của Mĩ thể hiện ở chỗ quyền lực điều hành hệ thống GDĐH được phân cho các bang và các trường đại học hơn là tập trung vào tay chính quyền liên bang. Các trường đại học có quyền tự chủ rất lớn.

Bộ Giáo dục Mỹ đại diện cho chính quyền liên bang quản lí hệ thống GDĐH ở cấp liên bang. Trong Bộ Giáo dục có một số các cơ quan quản lí GDĐH. Luật điều hành GDĐH của Chính phủ liên bang dựa trên hai nguồn chủ

16 On becoming a productive university strategy for reducing costs and increasing quality in higher education(2005) (Edited by James E. Groccia and Judith E. Miller), Anker Publishing Company, Inc.

Bolton, Massachusetts.

yếu: yêu cầu trách nhiệm như là điều kiện để nhận được kinh phí hỗ trợ của chính phủ liên bang và các luật khác của đất nước.

Vai trò của chính phủ liên bang đối với GDĐH gần đây trở nên mạnh hơn khi Bộ trưởng Bộ GD Mỹ thành lập Hội đồng về tương lai của GHĐH tuyên bố rằng: nước Mĩ cần có một chiến lược quốc gia về GDĐH và muốn xây dựng chuẩn quốc gia về chất lượng GD ĐH (6th meeting regional higher education needs, 2004).

(iv) Hệ thống GD ĐH rất đa dạng về loại hình trường lớp

Bảng 2: Số trường đại học ở Hoa Kì năm 2004

Tng s trường 4,236

Tổng số trường công - Bốn năm

- Hai năm

1,720 634 1,086 Tổng số trường tư

- Bốn năm - Hai năm

2,516 1,896 620

Digest Education Statistics 2004, National Center for education statistics

Trường công do bang đầu tư kinh phí có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi học tập của cư dân trong toàn bang. Trường tư, ngược lại không do bang hỗ trợ về kinh phí mà các nguồn kinh phí họ có được là nhờ sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân hảo tâm. Số trường tư chiếm hơn một nữa tổng số các trường đại học ở Mỹ.

- Đa dạng về thành phần giáo viên, cán bộ quản lí, lãnh đạo, đội ngũ nhân viên và sinh viên

Sinh viên ở các trường đại học Mỹ ngày nay càng ngày càng đa dạng về thành phần, lứa tuổi, lĩnh vực học tập và nghiên cứu, trình độ, giới tính, dân tộc, mục đích học tập và tín ngưỡng. Sinh viên phải học tập rất vất vả trong các trường đại học mới mong lấy được bằng cấp mong muốn và có được những kiến thức

và kĩ năng cần thiết cho công việc.

(v) Hệ thống GDĐH Mỹ có một số lượng giảng viên và cán bộ nhân viên cực lớn, vào mùa thu năm 2003 có gần 3,2 triệu người làm việc, trong đó 2,3 triệu là các nhà chuyên môn và 0,9 triệu là cán bộ phục vụ. Từ năm 1976 đến năm 2003, đội ngũ cán bộ quản lí và nhân viên phục vụ tăng 15% lên 25%, tỉ lệ sinh viên/giảng viên giảm từ 5,4 xuống 5,0. 57% cán bộ giảng dạy làm việc toàn thời gian. Độ tuổi trung bình của cán bộ giảng dạy là 50; chỉ có 8% tuổi dưới 35.

Trong số cán bộ giảng dạy và phục vụ 47%, là nữ, 19,2% là người Mỹ và 8% là người có nguồn gốc khác. 68 % cán bộ giảng dạy toàn thời gian và 25% bán thời gian có trình độ tiến sĩ. Trên 50% cán bộ giảng dạy bán thời gian có trình độ thạc sĩ, 21 % trình độ cử nhân so với 27 % cán bộ toàn thời gian có trình độ thạc sĩ và 6% trình độ cử nhân.

Lương bình quân của giảng viên là $66,800. Giảng viên toàn thời gian ở các trường tư và các trường đào tạo tiến sĩ không lợi nhuận là $108,100 so với

$64,000–91,700 giảng viên ở các loại trường đại học khác. Năm học và các ngày nghỉ lễ ở các trường thì khác nhau. Mỗi học kì kéo dài khoảng 16-17 tuần. Một số trường sử dụng hệ thống học tập quí, gồm 4 quí, mỗi quí 10 tuần. Hệ thống tín chỉ được áp dụng rộng rãi.

Dự báo đến năm 2015 số sinh viên sau đại học quốc tế sẽ chiếm 50%

trong lĩnh vực kĩ thuật và 40% trong lĩnh vực khoa học.

(vi) Một vấn đề nổi cộm gần đây của GD ĐH Mỹ là sự leo thang giá cả, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ vấn đề đầu tư về con người, kĩ thuật và sự gia tăng các dịch vụ trong trường đại học. Một nghiên cứu của Bowling Green State University (2003) đã phân tích các nguyên nhân này như sau:

1) Tăng giá cả liên quan đến vấn đề nhân sự: 80% chi phí trong ngân sách của GDĐH dành cho việc trả lương và thuê mướn đội ngũ cán bộ phục vụ và

giảng dạy. Vì việc đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề nồng cốt của công tác đào tạo trong trường đại học nên việc đầu tư để nâng cao tay nghề cho đội ngũ đòi hỏi một khoản chi phí lớn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khi các trường đại học buộc phải trả lương cao để duy trì và giữ chân đội ngũ giảng viên có tay nghề và uy tín cao.

2) Tăng giá cả liên quan đến vấn đề đầu tư kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: hầu hết các trường đại học phải chi một khoản tiền lớn cho việc đầu tư kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin để mua các phần cứng và phần mềm phục vụ cho công tác quản lí, giảng dạy và dịch vụ và kèm theo đó là kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng và đào tạo đội ngũ sử dụng công nghệ thông tin. Thí dụ năm 2002 Bowling Green State University đã chi $50 triệu đô la Mỹ để mua sắm máy một hệ thống máy vi tính mới và chi phí cho kĩ thuật tăng 32% so với 5 năm trước.

3) Sự gia tăng của các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc và bảo hiểm sức khoẻ cho sinh viên.

4) Sự cắt giảm nguồn tài chính cho GD ĐH của các Bang do sự suy giảm của kinh tế

Trong năm học 1980-1981 bang và các chính phủ địa phương đầu tư 50%

ngân sách cho GD ĐH nhưng đến năm 1999-2000, thì ngân sách đầu tư của bang và chính quyền địa phương chỉ còn 1/3.

Những đặc điểm này của hệ thống GD ĐH Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức đầu tư cũng như cơ chế quản lí tài chính của họ.

(ii) Cng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quc)

Trung Quốc hiện là nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Thời gian qua, quốc gia này cũng đã đạt được nhiều thành công trên lĩnh vực cải tổ và phát triển giáo dục đại học. Nếu như ở thập niên 1980, chỉ có

khoảng từ 2% đến 3% học sinh tốt nghiệp phổ thông hằng năm tại Trung Quốc là vào được đại học, thì đến năm 2003, tỷ lệ này đã tăng lên 17%. Năm 2006, tại Trung Quốc, số sinh viên tốt nghiệp tăng 22% với khoảng 4 triệu cử nhân ra trường. Dự kiến năm 2008 này, số cử nhân ra trường sẽ vào khoảng 6 triệu.

Tỷ lệ phát triển nghiên cứu sinh tiến sĩ thậm chí còn tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng sinh viên tốt nghiệp đại học. Trong những năm từ 1999 đến 2003, số người được nhận bằng tiến sĩ tại Trung Quốc đã tăng gấp 12 lần so với giai đoạn từ năm 1982 đến 1989. Số tiến sĩ đã tăng từ 14.500 người vào năm 1998 lên khoảng 50.000 vào thời điểm này. Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm như: Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Vũ Hán..., nhằm xây dựng hệ thống giáo dục đại học đạt đẳng cấp thế giới.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn đưa ra nhiều chính sách tạo điều kiện cho nhiều sinh viên ra nước ngoài du học. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc, từ năm 1978 đến hết năm 2004, tổng cộng đã có ngót 1 triệu người Trung Quốc đi du học ở nước ngoài, chủ yếu tại Mỹ. Đến cuối năm 2004, có khoảng 200.000 sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp các trường đại học ở nước ngoài và học giả đã trở về sống và làm việc ở quê nhà. Số sinh viên Trung Quốc sang du học tại Mỹ năm 2008 này dự kiến khoảng 30 ngàn; cách đây 3 năm con số này là khoảng 20 ngàn; cùng thời điểm đó (2005), đã có 30.000 sinh viên du học tốt nghiệp đã quay về làm việc ở Trung Quốc. Về số lượng, Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ về số cử nhân được đào tạo.

Số liệu về Giáo dục Cao đẳng, Đại học Trung Quốc năm 2000 và 2006

2000 2006

Tỉ lệ tổng số người nhập học - 22%

Tỉ lệ sinh viên với giảng viên 16.3:1 17.93:1

Trường CĐ-ĐH dân lập Số sinh viên tại trường -Số học viện độc lập Số sinh viên tại học viện

- Cơ quan GD cao đẳng đại học dân lập khác Số sinh viên đăng kí

278 1.337.900

318 1.467.000

994 nơi 939.000 Nguồn: Theo công báo thống kê của Bộ giáo dục Trung Quốc

Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang được áp dụng tác động mạnh mẽ tới toàn bộ đất nước trong hai thập kỷ qua. Tác động không chỉ tới tăng trưởng nền kinh tế mà còn tới toàn bộ đời sống. Giáo dục đại học tại Trung Quốc đã trải qua một quá trình chuyển đổi mang tính lịch sử. Sự thay đổi môi trường quốc tế và sự thay đổi nội bộ của hệ thống kinh tế đã mang lại những thách thức mới cho giáo dục đại học. Để đối phó với những thách thức, một loạt các chiến lược đã được thông qua để giải quyết vấn đề khả năng tiếp cận và đảm bảo chất lượng cho quá trình tăng cường giá trị của giáo dục đại học cho người dân Trung Quốc. Những thay đổi trong giáo dục đại học tại Trung Quốc trong hai thập kỷ qua bao gồm:

(i) Định hướng lại (Reorientation)

Đầu những năm 1980 ông Đặng đã tuyên bố rằng giáo dục phải được định hướng lại để phù hợp với yêu cầu của 1/công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, 2/của thế giới và 3/cho tương lai. Nhận định của ông Đặng đã được đưa ra như một sự thay đổi cơ bản về quan niệm giáo dục của Trung Quốc. Trước lời tuyên bố của ông Đặng, giáo dục từ rất lâu đã có vị trí phục vụ cho những tư tưởng chính trị và ổn định xã hội. Tư tưởng của ông Đặng về định hướng cho giáo dục đã khuấy động một loạt các văn kiện mà trong đó đề cao quan niệm về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Luật giáo dục của nước Cộng hòa nhân dân TQ được ban hành năm 1985, quy định: “Giáo dục là nền tảng của hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và nhà nước đảm bảo ưu tiên cho sự phát triển công cuộc giáo dục. Toàn bộ xã hội phải quan tâm và hỗ trợ cho sự phát triển của công cuộc giáo dục”. Sự phát triển giáo dục được tính đến cả mục

tiêu xây dựng Trung Quốc thành một xã hội thịnh vượng. Ba mục tiêu phát triển giáo dục Trung Quốc bao gồm:

a) hình thành hệ thống giáo dục quốc dân đẩy mạnh học tập suốt đời;

b) chuẩn bị hàng trăm triệu những con người có chất lượng để tăng cao nguồn lao động, hàng triệu người thành thạo và số lượng lớn nhân tài có khả năng sáng tạo;

c) cung cấp kiến thức về đổi mới công nghệ, xây dựng kinh tế và phong phú về văn hóa.

(ii) Phi tập trung hóa (Decentralization)

Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân TQ, hệ thống giáo dục tập trung cao độ đã được thành lập vào những năm 1950. Nhà nước đã thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập kế hoạch, hành chính, quyết định các chương trình, giáo trình và cung cấp nguồn tài chính. Việc thực hiện dựa trên hệ thống tập trung đã kìm hãm sáng kiến và sự nhiệt tình của địa phương và các tổ chức cá nhân. Để “chấn hưng” lại Trung Quốc thông qua khoa học và giáo dục, cần thiết phải phi tập trung hóa việc quản lý điều hành giáo dục. Liên quan đến điều khoản về giáo dục đại học, Luật giáo dục đại học của nước CHND Trung Hoa chỉ rõ: “Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, nhà nước đưa ra kế hoạch cho sự phát triển giáo dục đại học, thành lập các cơ sở giáo dục đại học và xúc tiến giáo dục đại học bằng cách đa dạng hoá. Nhà nước khuyến khích mọi thành phần xã hội bao gồm cả doanh nghiệp, các viện, tổ chức công hay các nhóm cũng như các cá nhân đăng ký thành lập các cơ sở giáo dục đại học theo luật và tham gia, hỗ trợ cải cách và xây dựng giáo dục đại học.” Sự thay đổi chính sách phi tập trung hóa đã có kết quả trong việc làm nổi bật rõ sự đa dạng hóa sở hữu các trường Đại học và nguồn tài chính cho giáo dục đại học.

Thế kỷ trước, các cơ sở giáo dục đại học của Trung Quốc là thuộc nhà nước và chỉ do chính quyền TW hoặc chính quyền các Tỉnh cung cấp tài chính. Vài năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 28 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)