Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
II. Những cải cách về quản lý tài chính GD ĐH của một
3.4. Những bài học kinh nghiệm trong đổi mới quản lý tài chính GD ĐH trên thế giới có thể tham khảo, vận dụng vào đổi mới quản lý GD ĐH Việt
Những năm cuối thế kỷ 20 xuất hiện những cải cách sâu rộng về phát triển GD ĐH trên toàn thế giới, đặc biệt liên quan đến đổi mới cách thức quản lý GD
ĐH. Chính phủ nhiều n−ớc nhận thấy rằng việc kế hoạch hoá tập trung về kiến thức, giảng dạy và học tập không hiệu quả trong nền kinh tế thị tr−ờng với việc
điều chỉnh cung – cầu phân phối các hình thức học tập đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Liên quan đến đổi mới GD ĐH người ta thường nói đến các lĩnh vực d−ới đây:
(i) Quyền tự chủ của các trường đại học (ii) Đổi mới về quản lý tài chính GD ĐH
(iii) Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá chất l−ợng
(iv) Đổi mới trong quản lý thể chế và tuyển chọn lãnh đạo nhà trường.
Một trong những vấn đề của đổi mới quản lý tài chính GD ĐH đ−ợc nhắc
đến ở giai đoạn hiện nay là chia sẻ chi phí trong GD ĐH. Chia sẻ chi phí trong
triển, trong đó có Việt Nam. Đó là việc chuyển một phần gánh nặng về chi phí cho GD ĐH từ phía chính phủ (những ng−ời thu thuế) sang phía sinh viên, cha mẹ sinh viên hoặc cả hai. Những lý do dẫn đến việc chia sẻ chi phí trong phát triển GD ĐH những năm gần đây là do:
- Ngày càng gia tăng qui mô phát triển GD ĐH, trong khi nguồn tài chính hạn hẹp. Tình trạng này trở nên trầm trọng ở các tr−ờng ĐH công khi mà nguồn tài chính dành cho phát triển của họ chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà n−ớc. Đối với GD ĐH không thể lấy số đông để hạ giá thành vì nh− vậy sẽ không đảm bảo chất l−ợng đầu ra - đây cũng là một bài toán khó trong phát triển GD ĐH;
- Chi phí tính trên đầu sinh viên trong GD ĐH có xu h−ớng ngày càng cao do chi phí đắt đỏ liên quan đến tài liệu học tập, trang thiết bị, th− viện, phòng thí nghiệm... mà GD ĐH không phải là lĩnh vực ‘hàng hoá công thuần tuý’ nên không thể đổ vốn đầu t− vào để hạ thấp chi phí đơn giá nh− trong các nền sản xuất kinh doanh khác.
- Hạn chế về nguồn thu công trong hỗ trợ phát triển GD ĐH. Nguồn thu công này chủ yếu từ nguồn thu thuế xuất nhập khẩu. Hệ thống thu thuế ở các n−ớc phát triển tương đối hoàn thiện, các nước đang phát triển thì hệ thống này còn hoạt động yếu, ch−a hiệu quả. Mặt khác, trong quá trình toàn cầu hoá và gia nhập WTO, thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm đi.
- Tỉ lệ GDP dành cho GD ĐH không nên kỳ vọng ngày càng tăng cao. GD ĐH
đang phải cạnh tranh với nhiều nhu cầu lớn trong xã hội, ví dụ nh− phổ cập tiểu học, THCS, THPT, y tế công cộng, phúc lợi xã hội... Ví dụ, ở Việt Nam hiện tại ngân sách cho GD ĐH chỉ chiếm 16,2% ngân sách dành cho giáo dục, bằng 1/2 ngân sách dành cho giáo dục tiểu học. Việt Nam đang mong muốn phát triển một nền kinh tế với nhân lực trình độ cao nh−ng chi phí cho bậc học này chỉ bằng một nửa so với chi cho giáo dục tiểu học (27,4%). Thêm nữa, ảnh h−ởng
“tháp ngà” đào tạo tinh hoa, ít liên quan đến những nhu cầu bức xúc của xã hội và cộng đồng.
- Cuối cùng là khả năng tự cứu mình của các trường đại học thông qua nguồn học phí, các hoạt động kinh doanh của nhà trường..., do vậy đứng trước những hạn hẹp về tài chính, các cơ sở GD ĐH phải bứt phá, chứ không chỉ trông chờ vào đầu t− từ nguồn thu công.
3.4.1. Về chính sách đa dạng hoá nguồn thu cho các tr−ờng ĐH
Đa dạng hoá nguồn thu là một chính sách quan trọng góp phần giải quyết những khủng hoảng tài chính và tăng thu nhập cho các tr−ờng ĐH trong giai
đoạn hiện nay. Tuy nhiên một số hoạt động để tăng nguồn thu cho các cơ sở GD
ĐH đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần phân tích làm rõ.
(i) Học phí, lệ phí và tín dụng sinh viên: về thực chất đây là việc chuyển một phần gánh nặng tài chính cho phát triển GD ĐH từ nhà n−ớc sang sinh viên và cha mẹ họ. Điều cần thiết phải tính đến là những khó khăn khi chuyển một phần gánh nặng chi phí đại học sang các đối t−ợng này:
Thứ nhất, việc xác định mức đóng học phí là khó khăn. Thông thường mức học phí đ−ợc xác định dựa trên hỗ trợ một phần kinh phớ hoạt động của nhà trường (khoảng 20%) và thu nhập bình quân của các gia đình (khoảng 80%) (kinh nghiệm của Trung Quốc). Vấn đề ở đây là rất khó xác định và xác nhận nguồn thu nhập của gia đình/phụ huynh để quyết định mức đóng góp, hoặc miễn giảm nói riêng và khả năng chi trả của xã hội nói chung. Hơn nữa, hiện tại thu nhập bình quân trên đầu ng−ời ở Việt Nam còn thấp. Ví dụ chi phí của quốc gia từ ngân sách nhà nước và đóng góp trực tiếp của người dân (qua học phí và chi khác) cho giáo dục ở Mỹ là 2.880USD/ng−ời/năm (năm 2004), còn Việt Nam là 50 USD/ng−ời/năm (năm 2006). Những con số này cho thấy Mỹ chi cho GD/một ng−ời/một năm bằng chúng ta chi cho GD cho một ng−ời trong 57 năm.
“Học phí đại học phải góp phần quan trọng để chi trả cho việc đào tạo có chất l−ợng, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội”. Nh− vậy, với mức học phí trung bình hiện hành khoảng 200.000đồng/tháng thì không thể có chất l−ợng đào tạo
đại học theo yêu cầu đ−ợc. Do vậy việc đóng học phí trên nguyên tắc đảm bảo chất l−ợng đào tạo là vấn đề các nhà chính sách và quản lý giáo dục Việt Nam
đang tìm hiểu để đ−a ra đ−ợc các quyết sách đúng đắn.
Thứ hai, báo cáo tổng kết về các ch−ơng trình tín dụng sinh viên trên thế giới cho thấy tỉ lệ thu hồi vốn là thấp ở nhiều nước. Điều khó khăn đối với việc sinh viên chia sẻ chi phí liên quan đến: (a) cơ hội làm việc ngoài giờ của sinh viên không nhiều; (b) khả năng tìm kiếm việc làm để trả nợ sau khi tốt nghiệp; (c) khả năng kiếm được việc làm phù hợp ngành nghề đào tạo để có được mức lương hợp lý; (d) ch−a có nề nếp văn hoá trả nợ và một hệ thống thu nợ có hiệu quả.
Đối với Việt Nam thì vấn đề thu hồi vốn từ sinh viên càng khó khăn hơn vì
theo thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy số sinh viên tốt nghiệp ra tr−ờng không có việc làm còn chiếm tỉ lệ cao. Trong số sinh viên có việc làm, thì một phần cũng không đáp ứng đ−ợc công việc, không ít công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Bằng cấp đào tạo ch−a đ−ợc quốc tế thừa nhận, tốt nghiệp đại học ở Việt Nam chưa hẳn ở nước ngoài đã được trả lương theo văn bằng, kể cả ở các doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Việt Nam. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là ở Việt Nam là 161.411 ng−ời. Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội tính đến ngày 30/6/2008 tổng số tiền cho học sinh, sinh viên (HSSV) vay đạt 5.292 tỷ đồng đối với 754.000 HSSV đ−ợc vay vốn. Sau một năm triển khai Nghị
định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về tín dụng sinh viên đã bộc lộ một số khó khăn nh−: 0,7% (3.043/418.718 số hộ đ−ợc vay bị kiểm tra) có
‘vấn đề’, đặc biệt 77 hộ gia đình và 59 HSSV sử dụng vốn vay sai mục đích.
Thêm nữa, thủ tục, qui trình cho vay ch−a hợp lý, ch−a có sự kết hợp chặt chẽ
động thường xuyên, theo các chuyên gia, con số này không phải là 5.000 tỉ đồng mà phải là 30.000 – 35.000 tỉ đồng .39
Kinh nghiệm của các quốc gia, nơi mà các ch−ơng trình tín dụng sinh viên khá thành công cho thấy:
• Chính phủ rất ít nói đến khái niệm mang tính chính trị nguy hiểm là học phí mà thường đề cập đến vấn đề chia sẻ chi phí trong GD ĐH;
• Chính phủ luôn nhấn mạnh nghĩa vụ khoản vay dự phòng thu nhập của sinh viên thay cho học phí là tự nguyện trả học phí trước và giảm vai trò của cha mẹ họ như một đối tác quan trọng trong chia sẻ chi phí GD ĐH;
• Chính phủ thực sự không cần nguồn thu được trả chậm từ sinh viên hiện tại nhưng vẫn có khả năng hỗ trợ đủ để các trường ĐH công lập hoạt động tốt và sinh viên tự nguyện hoặc có khả năng được vay trong các chương trình tín dụng sinh viên.
• Các trường ĐH tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để đảm bảo chất l−ợng, phù hợp ngành nghề và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
• Những người đi vay – sinh viên, họ sẽ trả nợ trong một khoảng thời gian khi có việc làm và được trả lương đều đặn, người trả nợ được phát một tấm Séc ghi rõ số lượng nợ đã trả đối với việc hoàn trả khoản vay tín dụng sinh viên năm nay và những năm tiếp sau.
Đối với chính sách học phí, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy:
• Nhà nước cho phép các trường đại học điều chỉnh mức học phí trong khuôn khổ cho phép để đối phó với lạm phát trong nền kinh tế thị tr−êng.
39 Mai Đình. Chất l−ợng nguồn nhân lực quá yếu. Báo điện tử Lao động online.
Trà My. Chương trình vay tín dụng ưu đãi: Sinh viên đã được ‘lấy ngắn nuôi dài’. Báo Hà Nội mới ra ngày 19/8/2008
Học phí trung bình 200.000đ/tháng (khoảng hơn 100 USD/năm) cho hầu hết các trường ĐH công lập ở Việt Nam trong khi đó ở các nước là khác nhau ví dụ học phí trung bình ở úc (2004) và ở Thái Lan (2005)
Bảng 14: Học phí trung bình ở các tr−ờng ĐH úc (2004) Nhóm ngành HP Trung bình (£) Khoảng biến thiên theo
trường (£)
Luật/ Nha/ Y, Thú y 6,427 0 – 8,335
Toán, Công nghệ 5,490 0 – 7,137
Nhân văn, KH xã hội 3,854 0 – 5,010
Bảng 15: Học phí trung bình ở các tr−ờng ĐH Thái Lan (2005) No Loại ĐH CPĐV (USD) HP trung bình (USD)
1 ĐH công 2.500 – 3.500 400
2 ĐH công nghệ 1.200 300
3 ĐH sư phạm 500 240
4 ĐH mở 120 70
Nguồn: Phạm Phụ. Về năm bài toán tài chính GD ĐH Việt Nam. Bài phát biểu tại diễn đàn quốc tế về GD Việt Nam, tháng 12/2006.
• Kết hợp việc thu học phí cao với chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên có năng lực thực sự ở các tr−ờng công lập và t− thục có danh tiếng. Nhà nước luôn đảm bảo rằng mọi sinh viên đã sẵn sàng và có năng lực đều có thể tiếp cận với GD ĐH có chất l−ợng.
• Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với các đối tượng cụ thể.
Phần kinh phí dôi ra có thể chi viện cho việc nâng cấp thiết bị, tr−ờng sở, hoặc trực tiếp giúp đỡ các học sinh nghèo, khó khăn.
(ii) Hoạt động kinh doanh : Với khuynh hướng giảm ngân sách nhà nước cấp
nhất định, các hoạt động kinh doanh cũng mang lại những lợi nhuận trong khuôn khổ hoạt động của nhà trường ĐH. Chúng giúp cho việc giới thiệu văn hóa thể chế nhạy cảm mang tính thị trường, kỹ năng đào tạo phù hợp được giới thiệu cho sinh viên; mối quan hệ được thiết lập với các đối tác doanh nghiệp, những người trở nên có liên quan đến chương trình, chỗ làm việc và sắp xếp giảng dạy tại chức ... và tất cả những vấn đề trên giúp cho việc nâng cao chất lượng GD ĐH và tăng nguồn thu cho nhà trường. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh trong GD ĐH cũng có các hạn chế sau :
Thứ nhất, một số hoạt động kinh doanh của giảng viên, cán bộ chỉ thêm việc cho nhà trường mà thôi, đặc biệt khi mở ra các hướng nghiên cứu và thực hành mới. Nhưng khi sự chú tâm của cán bộ và giảng viên được thu hút quá vào hoạt động đó – mà mục tiêu chính là tăng thu nhập thì đã đi chệch chức năng, hoạt động và sứ mạng của nhà trường đại học. Vấn đề ‘đại học tại chức - nồi cơm của các trường đại học ở Việt Nam’ là một ví dụ về việc suy giảm nghiêm trọng chất lượng GD ĐH, giảm uy tín của nhà trường do chất lượng sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng thị trường lao động.
Thứ hai là tiềm năng về kinh doanh bị cuốn hút lại mâu thuẫn thực sự với những tiêu chuẩn của nhà trường về sự chính trực của giới học giả. Cách bảo vệ duy nhất đối với các trường ĐH là việc kết hợp các qui chế rõ ràng, cộng với tính minh bạch trong mọi hợp đồng và các giao dịch kinh doanh.
Thứ ba là sự phân bố không đều vốn có về các khả năng kinh doanh trong nội bộ trường có chiều hướng làm gia tăng sự chênh lệch giàu, nghèo ; khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên; khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng ; tính sâu sắc về tri thức và việc giả tạo...
Để giải quyết với những hạn chế của các hoạt động kinh doanh trong các trường ĐH, kinh nghiệm của các nước cho thấy :
các cơ sở GD ĐH.
• Hỗ trợ các hoạt động này bằng các phương thức quản lý tốt, các thủ tục minh bạch, các qui định rõ ràng và tính nghiêm minh.
• Thể chế hoá và không thoả hiệp về sử dụng hiệu quả các nguồn lực giảng dạy và nghiên cứu, bố trí nhân sự, nghĩa vụ và trách nhiệm và tính đồng bộ khoa học phù hợp với sứ mạng, chức năng hoạt động của nhà trường.
(iii) Hoạt động từ thiện (quà tặng, quyên góp...): Tăng nguồn thu từ hoạt động từ thiện không dễ thực hiện nhanh được, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Một nét văn hóa thường thấy ở nhiều nước là các hoạt động từ thiện hay hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức thực sự cần thiết chứ không dễ dàng đóng góp từ thiện cho cơ sở đào tạo như là trường ĐH công lập, điều này được mọi người ở nhiều quốc gia nghĩ rằng đó là trách nhiệm của chính phủ. Ví dụ hỗ trợ từ thiện cho các trường cao đẳng và ĐH của Mỹ thường rất khắt khe so với các trường tư thục cho đến những năm 1970 khi mà nguồn tài chính từ chính phủ bị cắt giảm và hiệu trưởng các trường công lập phát hiện ra nguồn thu từ hoạt động từ thiện. Mặc dù vậy, phải mất chừng 10 năm đến khi các trường cao đẳng và ĐH công lập có được một đội ngũ đông đảo những cựu sinh viên, những người chấp nhận quan điểm rằng nên mang lại cho trường một vài hỗ trợ cho những tháng ngày họ học tập tại trường và những người này đã có những đóng góp đáng kể cho nhà trường. Hoạt động này cũng mất thời gian và đầu tư kinh phí lớn để biên soạn, tập hợp địa chỉ của các cựu sinh viên, thành lập Hội cựu sinh viên, những người tình nguyện đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm cho việc phát động tài chính để bắt đầu xây dựng một mạng lưới nguồn thu từ các hoạt động từ thiện. Hơn nữa, chỉ có một số ít các nhà hoạt động từ thiện đưa ra những sáng kiến có chất lượng cho các trường ĐH – và nó có thể mang đến những mô hình
tiền thường giàu và có trình độ học vấn ; (b) đã hình thành một nếp văn hoá nhân đức chấp nhận nghĩa vụ hiến tặng đối với trường mà mình đã tốt nghiệp ở đó ; (c) việc ưu đãi của nhà trường và chính phủ đối với các khoản hiến, tặng.
Kinh nghiệm của các quốc gia chỉ ra rằng :
• Nguồn thu từ hoạt động từ thiện (hiến, tặng...) không đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho nhà trường ;
• Hỗ trợ của nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế đối với các nguồn thu từ hoạt động từ thiện. Ví dụ, chính phủ không đánh thuế nguồn thu từ các hoạt động từ thiện.
Trong bài báo ‘Vì sao các n−ớc đang phát triển ít đ−ợc giải Nobel’ do tác giả
Hương Tiên tổng hợp đăng trên Gia đình và Xã hội số 65, năm 2008 cho thấy các quốc gia đạt đ−ợc đỉnh cao trong phát triển tri thức và nghiên cứu khoa học
đều có sự đầu t− thoả đáng về tài chính từ chính phủ, có những biện pháp quản lý linh hoạt và một nền giáo dục có định hướng. Về vấn đề này Mỹ, Anh và Đức là các quốc gia đáng học hỏi. Ví dụ về kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học ch−a có quốc gia nào v−ợt Mỹ khi họ chi 270 tỉ đô la hàng năm dành cho NCKH. Các tr−ờng ĐH Harvard, Chicago, Stanford và nhiều tr−ờng ĐH danh tiếng khác của Mỹ tuy là tr−ờng t− nh−ng phần lớn ngân quĩ của tr−ờng lại do chính phủ tài trợ. Kết quả là trong danh sách 10 ĐH tốt nhất thế giới năm 2007 do tổ chức giáo dục QS và THES bình chọn thì Mỹ chiếm 6 vị trí. 4 vị trí còn lại trong danh sách trên là của V−ơng quốc Anh. Hàng năm Anh chi hàng chục triệu bảng Anh vào các chương trình học bổng để thu hút chất xám đến học tập và làm việc tại Anh quốc. Sáng kiến này của Anh là học tập thành công của Quĩ Humbholdt của Đức – mô hình đã đào tạo hơn 20.000 nhà khoa học, trong đó có 35 ng−ời đoạt giải Nobel.